Những người hút cần sa thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần
Trong hai nghiên cứu gần đây cho thấy, hút cần sa không đem lại bất cứ lợi ích nào cho tim mạch hoặc bộ não của mọi người.
Ở nghiên cứu đầu tiên cho thấy, những người hút thuốc thường xuyên có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gấp 2 lần so với những người không hút thuốc.
Còn ở nghiên cứu thứ hai, nhiều khả năng họ phải nhập viện vì nhịp tim thất thường và nguy hiểm.
Cả hai nghiên cứu sẽ được trình bày tại một cuộc họp sắp tới của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tại Philadelphia, từ 16 đến 18 tháng 11.
Tuy nhiên những phát hiện đã gây ra những sự giận dữ vào thời điểm mà các chuyên gia y tế đang nỗ lực lớn để hợp pháp hóa cần sa, thảo mộc và các chất chuyển hóa của nó đang được quảng bá như một phương thuốc chữa trị cho vô số tình trạng y tế và bệnh tật, Tiến sĩ Ranjit Suri, Một nhà nghiên cứu điện sinh lý tại Mount Sinai St. Luke ở thành phố New York, chia sẻ. Nhưng Suri không tham gia vào nghiên cứu.
"Cần sa cũng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nếu được sử dụng một cách có kiểm soát, chúng bao gồm:
Điều trị ung thư.
Điều trị bệnh tăng nhãn áp.
Điều trị viêm khớp.
Cải thiện các dấu hiệu của bệnh Lupus.
Điều trị chứng đau nửa đầu.
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Ngăn ngừa cơn động kinh.
Giúp phòng ngừa hội chứng tăng động giảm chú ý AD/ADHD."
Nghiên cứu đầu tiên cho thấy những người không hút thuốc sử dụng cần sa hơn 10 ngày trong một tháng có khả năng bị đột quỵ cao hơn gần 2,5 lần so với người không sử dụng.
Đối với nghiên cứu, các nhà điều tra đã đánh giá dữ liệu khảo sát hơn 43.000 người trưởng thành, từ 18 đến 44 tuổi, trong đó khoảng 14% báo cáo sử dụng cần sa trong 30 ngày qua.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi những người trẻ tuổi có nguy cơ đột quỵ cao như vậy.
Các nhà nghiên cứu chia sẻ thêm: Những người trẻ sử dụng cần sa, đặc biệt là những người sử dụng thuốc lá và có các yếu tố nguy cơ khác bị đột quỵ, như huyết áp cao, nên hiểu rằng họ có thể gia tăng nguy cơ bị đột quỵ khi còn trẻ.
Đối với các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, cần sa có thể làm tăng nguy cơ đông máu, khiến các động mạch bị thu hẹp, và cả hai vấn đề này đều có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ, các nhà nghiên cứu giải thích.
Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà điều tra đã phát hiện ra những người bị bắt buộc sử dụng cần sa trong điều trị có nguy cơ phải nhập viện vì rối loạn nhịp tim cao hơn tới 50% (nhịp tim thất thường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc suy tim).
Nhóm nghiên cứu đã so sánh hơn 570.000 người nhập viện vì rối loạn nhịp tim với hơn 67 triệu bệnh nhân nhập viện vì những lý do khác, và họ xem xét cụ thể những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn sử dụng cần sa.
Từ đó các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người từ 25 đến 34 tuổi sử dụng cần sa có khả năng nhập viện cao hơn 52% do bị rối loạn nhịp tim, trong khi những người từ 15 đến 24 tuổi có khả năng nhập viện cao hơn 28% vì nhịp tim không đều.
Cho đến nay tác dụng của việc sử dụng cần sa đã được nhận thấy trong vòng 15 phút và kéo dài trong khoảng ba giờ. Ở liều thấp hơn, nó có liên quan đến tình trạng nhịp tim nhanh. Còn ở liều cao hơn, nó có liên quan đến tình trạng nhịp tim quá chậm.
"Tác hại của việc hút cần sa:
Gây ra các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản và hen suyễn.
Gây ra các vấn đề tiêu hóa như nôn và buồn nôn.
Nhịp tim nhanh và làm tăng nguy cơ đau tim.
Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh."
Do đó các bác sĩ cần hỏi những bệnh nhân mới bị đột quỵ và tim về việc sử dụng cần sa, qua đó họ có thể thông báo rõ hơn về các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân, trích dẫn kết luận của cả hai nghiên cứu.
Hiện nay nguy cơ sử dụng cần sa liên quan đến rối loạn nhịp tim ở người trẻ tuổi là mối quan tâm chính. Vì thế các bác sĩ nên yêu cầu bệnh nhân nhập viện nếu rối loạn nhịp tim của họ là do việc sử dụng cần sa và các chất khác gây ra, các nhà nghiên cứu chia sẻ.
Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu này đều quan sát và không thiết lập mối liên hệ nhân quả trực tiếp giữa việc sử dụng cần sa và các điều kiện này, Suri lưu ý.
“Còn tại Việt Nam, cần sa được biết đến là một loại ma túy bị cấm triệt để. Do đó việc sử dụng cần sa ở Việt Nam là bất hợp pháp, trong cả y tế lẫn giải trí, và hiện tại chính phủ cũng chưa có bất kỳ ý tưởng gì liên quan tới vấn đề này bởi những tác hại không nhỏ do chúng gây ra không chỉ cho chính bản thân người dùng, mà còn ảnh hưởng nặng nề về kinh tế - xã hội do sự lạm dụng quá đà.”
Theo thông tin Dennis Thompson - Phóng viên HealthDay