Những món ăn tốt cho người bị bệnh thận
1. Những món ăn, thuốc dùng cho người bệnh thận
Thận là cơ quan không thể thiếu trong cơ thể, vì nó đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng mà bất kỳ cơ quan nào khác không thể thay thế. Chẳng hạn làm nhiệm vụ đào thải mọi chất độc trong cơ thể lại còn điều chỉnh và giữ mức hằng định những chỉ số sinh hóa của máu. Do vậy khi thận suy gây nên giảm thiểu hay rối loạn mọi chức năng này có thể dẫn đến tình trạng hôn mê do urê huyết cao và tử vong...
Vai trò này trong Đông y cũng đã nhận thấy và coi thận là cơ quan làm chủ dương khí toàn thân, là động lực chính trong hoạt động sống của cơ thể, là gốc của sinh mệnh. Như vậy cơ thể của con người có khỏe mạnh hay không đều có mối quan hệ chặt chẽ tới chức năng sinh lý của thận. Vậy khi thận yếu là biểu hiện dương khí bất túc cần được bồi bổ bằng những món ăn thuốc thích hợp để dưỡng thận, bảo kiện sức khóc.
Sau đây là những món ăn thuốc nhằm dưỡng thận, phục hồi lại chức năng vốn có của nó.
2. Món ăn thuốc dùng cho người bị suy thận
Khi bệnh đã cơ bản ổn định, việc bồi bổ nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ cho người bệnh nhanh chóng bình phục, cần phải chọn lựa các món ăn dưới đây để bồi bổ sao cho phù hợp, hiệu quả.
- Dùng vỏ đậu xanh hoặc hạt đậu xanh sắc lấy nước, uống hàng ngày.
- Dùng mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng mỗi loại 15g, ngâm nở mềm. Nấu chung, cho ít đường vừa ăn.
- Món lục nguyệt tuyết hầm gà xương đen: Lục nguyệt tuyết 60g, gà xương đen 1 con, gia vị vừa đủ. Lục nguyệt tuyết rửa sạch, dùng vải màn bọc lại, luộc kỹ, sau đó cho gói này vào bụng gà, đổ nước luộc lục nguyệt tuyết vào luộc cùng gà. Khi gà nhừ vớt bỏ gói lục nguyệt tuyết ra, ăn thịt gà, uống nước canh. Ăn tuần 1 - 2 lần.
- Cá diếc hồng trà: Hồng trà 15g, cá diếc 1 con. Rửa sạch cá diếc, hồng trà cho vào bụng cá. Cho nước cùng gia vị hầm nhừ ăn cả cái lẫn nước.
- Cơm nếp câu kỷ tử: Câu kỷ tử 25g, gạo nếp 500g, can bối 2 cái, tôm to 10 con, thịt giăm bông 50g. Cho câu kỷ tử ngâm nước đến mềm, ngâm gạo nếp 3 giờ. Sau đổ câu kỷ tử và gạo nếp ra, để ráo nước thì cho vào nồi cùng can bối, tôm, giăm bông, đổ nước và muối vừa đủ. Nổi lửa to đến sôi, cho ít bột gừng, rượu, xì dầu, mỗi loại 1 thìa canh, hạ lửa riu riu đun đến chín. Mỗi ngày ăn từ 1 -2 lần thay cơm.
3. Món ăn thuốc dùng cho người già thận hư, đau lưng
Thận hư đau lưng ở tuổi già thường kéo đài lâu ngày, phần lớn là không thể khỏi nhanh được nên cần dùng các món ăn thuốc để bồi bổ là chính. Dưới đây là những món ăn thuốc tùy điều kiện có thể chọn dùng thích hợp và hiệu quả.
Canh phụ tử, dạ dày lợn: Dạ dày lợn 1 cái, phụ tử chín 10g. Rửa sạch dạ dày lợn, nhét phụ tứ vào trong, dùng chỉ khâu lại, đổ vào nồi đất hầm 2 giờ. Cho gia vị, uống nước canh, ăn dạ dày lợn. Cần ăn tuần vài lần.
Tang kí sinh luộc trứng gà: Tang kí sinh 30g, trứng gà 2 quả. Sắc tang kí sinh bỏ bã lấy nước và dùng nước này để luộc trứng gà. Sau uống nước canh, ăn trứng gà.
Canh hạnh đào, bầu dục: Hạnh đào nhân 50g, đậu đen 50g, bầu dục lợn 1 đôi. Tất cả cho vào nấu chín, cho ít muối vào ăn.
Ba ba hầm đỗ trọng: Ba ba 1 con, đỗ trọng 15g, cùng cho vào nồi để nhỏ lứa hầm trong 4 giờ liền. Sắp được thì cho hành, gừng, muối, đun sôi là được. Ăn tuần 1 - 2 lần.
Đỗ trọng hầm bầu dục cừu: Bầu dục cừu 2 quả, đỗ trọng 15g. Đỗ trọng rang chín tán bột, bầu dục bổ ra rửa sạch, cho bột đỗ trọng vào trong, ngoài bọc lớp vải thưa, cho vào nồi để lửa nhỏ hầm chín. Ăn bầu dục, uống nước canh.
Gân hươu nấu lạc: Gân hươu 50g, lạc nhân 150g. Cho vào nồi đổ nước hầm 2 giờ, nêm dầu, muối, gia vị, ăn hết. Tuần ăn 2 - 3 lần.
Xuyên khung, đỗ trọng nấu đuôi lợn: Xuyên khung 20g, đỗ trọng 30g, đuôi lợn 1 - 2 cái. Cạo lông rửa sạch đuôi lợn, cho cả vào nồi hầm lửa nhỏ trong 1 giờ. Cho muối, gia vị vào ăn.
Canh đỗ trọng, câu kỷ tử, chim cút: Đỗ trọng 15g, chim cút 1 con, câu kỷ tử 30g. Cả 3 thứ cho vào sắc lấy nước uống, ăn thịt chim cút.
Món thịt chó, đỗ trọng: Thịt chó 500g, đỗ trọng 10g, gia vị vừa đú. Thịt chó dùng rượu rửa sạch, thái miếng, ướp muối 15 phút. Đỗ trọng ngâm nước, cho thịt chó, gừng, hành vào hầm 1,5 - 2 giờ, nhặt bỏ đỗ trọng, ăn thịt uống nước canh.
Gan lợn nấu đỗ trọng: Đỗ trọng 50g, gan lợn 200g. Lấy muối rửa sạch gan lợn, thái miếng, cho nước vào nấu canh với đỗ trọng, đến khi gan nhừ nêm gia vị ăn gan, uống nước canh.
Các bài thuốc trên cần ăn liền trong vài tuần.
4. Nguyên liệu và cách chế biến các món ăn bài thuốc
4.1. Món ăn bổ thận từ ngọc dương
Ngọc dương là một nguyên liệu phục vụ đắc lực cho việc chữa trị chứng suy thận. Hai món ăn từ ngọc dương sẽ giúp bạn cải thiện chứng bệnh này.
Món 1:
- Thành phần:
1 bộ ngọc dương, 50 hạt sen tươi, 50g nhục thung dung, 100g đậu đen, 1 muỗng canh nước gừng tươi, cùng các gia vị vừa đủ.
- Chế biến:
Ngọc dương cắt miếng vừa ăn, rửa với rượu, ướp gừng và gia vị. Nhục thung dung rửa rượu, cắt mỏng. Đậu đen ngâm nước sôi có pha một ít muối, vớt ra. Cho hạt sen, đậu đen vào phần dưới cùng đáy thố, xếp ngọc dương lên trên, nhục thung dung để trên cùng. Cho nước sôi đã nấu gia vị vào, mực nước cao hơn nguyên liệu khoảng 3 - 4 cm. Đậy nắp, cho lên bếp tiềm với lửa đến khi vừa chín. Dùng cả nước lẫn cái. Mỗi tuần dùng 1 đến 2 lần, mỗi đợt dùng khoảng 3 tuần.
- Công dụng:
Bồi bổ chứng thận âm hư, trị đau lưng, mỏi gối, gân xương yếu, tiểu nhiều...
Món 2
- Thành phần:
Một bộ ngọc dương, 100g hồng nhục sâm, 100g chích hoàng kỳ, 50g phụ tử, 20g nhục quế, 20g trần bì, nước gừng, gia vị vừa đủ.
- Chế biến:
Hồng nhục sâm và chích hoàng kỳ cắt mỏng, sao mật. Giã nhỏ phụ tử, nhục quế và trần bì. Ngọc dương cắt miếng vừa ăn, rửa với rượu, ướp gừng và gia vị. Xếp vào thố lớp thứ nhất là hồng nhục sâm và chích hoàng kỳ, lớp tiếp theo là ngọc dương, các vị thuốc còn lại trên cùng, cho nước sôi đã nấu gia vị vào, cao hơn bề mặt vị thuốc khoảng 3 - 4cm, Đậy nắp, cho lên bếp tiềm với lửa đến khi vừa chín. Dùng cả nước lẫn xác. Mỗi tuần dùng một lần, mỗi đợt dùng 4 tuần.
- Công dụng:
Đại bổ chân dương và chứng thận dương hư, các chứng yếu dương, đau lưng...
4.2. Câu kỷ tử bổ thận, ích tỉnh
Câu kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây củ khởi. Một loại cây được trồng ở nhiều nơi vùng miền núi phía Bắc nước ta, quả được thu hái sau 3 năm, thời gian thu hoạch kéo dài tới 20-30 năm.
Theo Đông y, câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, quy vào 3 kinh phế, can, thận tác dụng nhuận phế, thanh can, tươi thận, thêm khí sinh tỉnh, giúp bổ hư lao, làm mạnh gân cốt, đặc biệt bổ thận tráng dương, tiêu trừ các chứng phong tí, hàn tí, thấp tí, làm thông lợi đại tràng, tiểu tràng, trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa các bệnh yếu gan, yếu thận (can thận âm hư), lưng đau, gối mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ho lao, tiêu khát, di tinh, chức năng sinh lý kém.
Theo Tây y, câu kỷ tử có tác dụng kích thích sự tạo huyết, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự tăng trưởng, giảm glucoza huyết, giảm cholesterol huyết, làm hạ huyết áp, giúp tiết cholin. Betain có tác dụng bảo vệ gan, chống nhiễm mỡ gan, chữa tăng huyết áp. Liều dùng 6-12g. Sau đây là một số bài thuốc bổ thận có vị câu kỷ tử để bạn đọc tham khảo:
- Chữa chứng đau lưng ù tai, yếu sinh lý, tỉnh thần mệt mồi, yếu sức, râu tóc bạc sớm, tỉnh huyết bất túc, phải bổ thận, ích tỉnh, tư âm sinh huyết: câu kỷ tử 15g, sinh địa 30g, hoài sơn 30g, sơn thù 10g, thổ ty tử 30g, hạnh đào một quả, mạch môn 20g, hoàng tỉnh 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa can thận âm hư, làm rối loạn giới tính:
Câu kỷ tử 15g, cúc hoa 12g, sinh long cốt 30g, sơn dược 30g, thục địa 20g, sơn thù du 10g, phục linh 12g, tang thầm 15g, đương quy 15g, mẫu lệ 20g.
Trường hợp tuổi cao, tinh thần mệt mỏi, rã rời, tinh lực không dồi dào, đi đứng chậm chạp, phải bổ thận ích tỉnh, trợ giúp cho phần dương, làm yên tâm, điều hòa khí huyết:
Câu kỷ tử 15g, nhân sâm 15g, sa uyển tử 9g, can địa hoàng 15g, dâm dương hoắc 9z, định hương 9g, trầm hương 9z, hạt quả vải 7 hạt (tán thành bột thô), viễn chí 3g. Rượu trắng 45 độ 1,5 lít, ngâm trong 40 ngày, uống ngày 2 lần mỗi lần 15-20ml.
- Trường hợp bệnh lâu ngày, thể lực yếu, mệt mỏi, lưng gối đau mỏi, hồi hộp, chóng mặt sợ lạnh, do can thận bất túc, thường là khí huyết suy hư phải bổ âm dương của thận để ích khí sinh huyết:
Câu kỷ tử 24g, sinh địa hoàng 15g, thục địa 15g, nhục thung dung 9g, quy bản giao 15g, sinh hoàng kỳ 30g, sinh cảm thảo 15g, chỉ thực 24g, bổ cốt chỉ 12g, nhục quế 3g, lộc giác giao 15g, đẳng sâm 15g, chế hoàng tỉnh 15g. Sắc uống ngày một thang.
- Trường hợp đầu choáng váng, lưng đau vô lực, ù tai, mất ngủ, đầu óc căng trướng, hay quên, miệng khô, họng ráo, ít tân dịch phải tư bổ can, thận, tiềm dương, dẹp phong, dưỡng tâm an thần:
Câu kỷ tử 30g, sinh địa hoàng 30g, tri mẫu sao 10g, quy bản 20g, phục thần 20g, sinh long cốt 30g, hoàng bá sao 10g, bạch thược 20g, toàn quy 10g, mạch môn đông 30g, toan táo nhân 30g, thăng ma 15g, mẫu lệ 20g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa chứng chân âm bất túc thận thủy suy không tư dưỡng được dinh vệ, đau lưng mỏi gối, chân tay mềm yếu, tân dịch khô kiệt, đi tỉnh phải tư âm bổ thận:
Thục địa 32g, sinh địa 16g, kỷ tử 16g, sơn thù 16g, thỏ ty tử 16g, ngưu tất 12g, lộc giác giao 16g, quy giao 16g. Sắc uống ngày một thang.
- Để bổ ích thận âm chữa chứng thận thủy bất túc, đau lưng, di tính, miệng khát hoặc âm dịch suy tổn:
Thục địa 24g, sơn dược 12g, câu kỷ tứ 12g, phục linh 12g, sơn thù 12g, cam thảo 6g. Uống mỗi ngày một thang.
- Trường hợp cần bổ can thận, dưỡng huyết, sáng mắt, điều trị các chứng can thận âm hư:
Câu kỷ tử, hoàng tinh, đồng lượng luyện với đường mật uống mỗi lần 12g, 2 lần trong ngày.
- Đối với bệnh do thận hư gây mắt lòa, kéo màng, kéo mộng dùng câu kỷ tử 640g, đem rượu trắng ủ đều rồi chia làm 4 phần, sao với 4 vị thục địa, tiểu hôi, chỉ ma, xuyên luyện nhục, mỗi thứ 40g. Sau đó bỏ các vị đi lấy câu kỷ tử, thêm bạch truật, thục địa, bạch linh, mỗi thứ 40g, làm bột, hoàn viên bằng hạt ngô với mật luyện. Ngày uống 2-3 lần mỗi lần 2-3 viên.
4.3. Hoa súng: Vị thuốc bổ thận, an thân
Hoa súng, tên khác là cú súng, súng lam, là một cây thảo sống ở nước trong các ao hồ, đồng chiêm trũng, kênh rạch. Thân rễ ngắn mang nhiều củ nhỏ. Mùa hoa súng vào tháng 5-6.
- Theo kinh nghiệm dân gian, hoa súng thu hái khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô, 15-30g sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày để an thần chữa mất ngủ. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: hoa súng 15g, tâm sen 10g, hoa nhài 10g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, hãm uống làm 2 lần trong ngày.
- Để chữa viêm bàng quang, đái rắt, dùng hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cổ tranh 10g, rau má 10g, diếp cá 10g, sắc lấy nước đặc uống làm 2 lần.
- Từ lâu, những người làm thuốc y học cổ truyền đã dùng rễ hoa súng thay thế khiếm thực, là một vị thuốc Bắc. Dược liệu là những củ nhỏ mọc bám xung quanh thân rễ, có vị ngọt nhạt, bùi hơi béo, tính mát, không độc, có tác dụng đối với các chứng bệnh do thận hư thần kinh suy nhược, mộng tỉnh, đi tỉnh, hoạt tính, đau lưng, ù tai, viêm ruột mạn tính, phụ nữ khí hư, trẻ em đái dầm. Cách dùng như sau: Rễ hoa súng thu hoạch về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, rồi sao qua. Quả kim anh cạo hết gai, bổ đôi, nạo sạch hạt và lông, sao vàng. Lấy mỗi thứ 15g tán nhỏ, rây bột mịn hoặc trộn với mật ong làm viên. Mỗi ngày uống 10-20g, chia làm 2 lần.
- Có thể dùng đơn thuốc bổ thận gồm rễ củ súng 40g, thục địa 40g, thạch hộc 30g, hoài sơn 30g, táo nhân 20g, tỳ giải hoặc thổ phục linh 20g. Thục địa thái mỏng, chưng cách thủy cho mềm, tán nhuyễn. Các dược liệu khác phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, rồi trộn với thục địa và mật ong làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.
- Hoặc rễ hoa súng 20g, ba kích, cẩu tích, tỳ giải (tẩm rượu sao), hà thủ ô (chế với đậu đen), ngưu tất, mỗi vị 12g, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Trong dân gian, rễ hoa súng nấu chè ăn có tác dụng giải cảm, nhất là cảm nắng. Rễ hoa súng phơi khô, nấu với nước 2 lần, rồi cô thành cao, thêm đường làm sirô uống để chữa ho, rát cổ, sốt cao.
4.4. Nhộng tằm xào hoa hẹ: Bài thuốc bổ thận
Nhộng tằm và hoa hẹ là hai món ăn ngon và thường được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.
Nhộng tằm nằm trong kén tằm. Sau khi kéo lấy tơ, người ta lấy con nhộng trong vỏ kén. Nhộng tằm lấy ra ăn ngay rất ngon. Nhộng tằm là giai đoạn chuẩn bị để biến thành bướm tằm đẻ trứng, vì thế có nhiều chất bổ dưỡng. Theo Đông y, nhộng tằm có nguyên khí đầy đủ và thận khí vượng. Nhộng tằm dùng để trị suy nhược cơ thể, già yếu, liệt dương...
Cây hẹ có tên là cứu thái, tên khoa học là Allium odorun. Thông thường, người ta dùng lá hẹ làm đồ gia vị. Hoa hẹ có ít nhưng làm thuốc tốt hơn. Hoa hẹ có các tính trị liệu sau:
Giúp bổ thận, dùng để trị mộng tỉnh, khí hư, đau bụng kinh, đau lưng, mỏi gối, đau hai bên hông, nhức nhối trong chân, lạnh chân; tốt cho tiêu hóa; bổ phổi, tiêu đờm; tốt cho các bệnh nhân tiểu són, đi tiểu nhiều lần.
Khi kết hợp hai món ăn này với nhau sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe, cả hai đều có tính bồi bổ làm thận ấm. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu món ăn làm từ nhộng tằm và hẹ.
Nguyên liệu:
Nhộng tằm 200g, hoa hẹ 10g, nước mắm, dầu ăn (mổ) vừa đủ.
Chế biến:
Nhộng tằm rửa sạch cho vào nồi, cho nước mắm vừa đủ, đun nhỏ lửa cho tới khi khô, cho dầu ăn vào, bật to lửa và cho hoa hẹ đã rửa sạch vào. Sau đó bắt ra ăn ngay.
Đây là bài thuốc bổ thận rất tốt, dễ kiếm và rẻ tiền
4.5. Chim sẻ với bài thuốc bổ thận tráng dương
Chim sẻ đặc biệt tốt đối với người cao tuổi thận khí suy nhược, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện nhiều lần về đêm, phụ nữ sau sinh mỏi mệt, đau lưng, khí hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.
Tiết chim sẻ vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng âm, bổ huyết, cường dương, được dùng cho những người yếu mệt, yếu sinh lý, hay hoa mắt chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy nhược.
Trứng chim sẻ ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, ích tinh tủy và làm sáng mắt, được dùng cho nam giới liệt dương, thiểu tỉnh, thận lạnh, nữ giới huyết khô, băng lậu, đới hạ. Chim sẻ có thể được chế biến bằng nhiều hình thức như quay, rán, nướng, nấu cháo, ngâm rượu...
Những bài thuốc bổ thận tráng dương Để đạt được hiệu quả bổ thận tráng dương tốt nhất, cổ nhân thường phối hợp dùng chim sẻ với một số vị thuốc và chế biến thành những món ăn - bài thuốc độc đáo như:
- Chim sẻ 5 con, chim bồ câu 1 con làm thịt, bỏ lòng, chặt nhỏ, sấy khô, tán thành bột mịn. Đỗ trọng 120g, sao tồn tính, tán nhỏ cùng với 5 g muối rang, trộn đều hai loại bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với ít rượu vào lúc đói.
- Chim sẻ 12 con làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng, ninh nhừ với 6g đông trùng hạ thảo và 2 lát gừng tươi, ăn trong ngày.
- Chim sẻ 5 con làm thịt, mổ ruột, tẩm rượu, chặt nhỏ; Kỷ tử 20g, thỏ ty tử 10g, phúc bồn tử 10g, ngũ vị tử 6g. Tất cả đem sắc, rồi lấy nước này nấu cháo với thịt chim, khi chín nêm thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
- Chim sẻ 3-5 con làm thịt, bỏ lông và nội tạng rồi đem hầm cùng với thỏ ty tử 10g, kỷ tử 10g, hạt hẹ 10g, ba kích 10g (các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng), khi nhừ bỏ bã thuốc, nêm gia vị, ăn nóng.
- Chim sẻ 20 con nhổ bỏ lông, sấy khô. Đương quy 50g, kỷ tử 50g, long nhãn 50g, xuyên khung 20g, thỏ ty tử 40g, ba kích 50g, nhục thung dung 50g, dâm dương hoắc 100g, đại táo 100g, nhục quế 10g. Tất cả đem ngâm với 5 lít rượu trắng, sau 1 tháng là có thể dùng được, mỗi ngày uống 15- 20ml. Đây là loại rượu tráng dương rất độc đáo.
- Chim sẻ 5 con, thịt lợn nạc 250g, một chút rượu vang, bột gạo và gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm thịt, bỏ lông và nội tạng rồi đem băm nhuyễn cùng với thịt lợn, trộn đều cùng với rượu vang, bột gạo và gia vị nặn thành những chiếc bánh nhỏ, đem rán vàng, ăn nóng cùng rau thơm.
- Chim sẻ 5 con, gạo tẻ 100g, 3 củ hành trắng. Chim sẻ làm thịt, bỏ lông và nội tạng, dùng dầu ăn rán vàng rồi cho vào nồi cùng với gạo tẻ và một chén rượu trắng nấu thành cháo, khi chín bỏ hành, thêm đủ gia vị, ăn nóng.
- Chim sẻ 3-5 con, làm thịt bỏ lông và nội tạng, rửa sạch để ráo nước, xát lên mình chim một lớp muối rồi ướp trong 2 giờ. Dùng một lượng bột tiều hồi, hạt tiêu, sa nhân và nhục quế vừa đủ nhét vào trong bụng chim rồi đem nướng chín, ăn nóng.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là thịt chim sẻ chỉ thích hợp cho những người thể chất thiên về dương hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, tay chân lạnh, dễ bị cảm lạnh, hay vã mồ hôi vô cớ, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng đau gối mỏi, phòng sự hay bị vã mồ hôi và toát lạnh...
Những người thể chất thiên về âm hư, hoặc mắc các chứng bệnh rối loạn tình dục thuộc thể âm hư hỏa vượng: người gầy, nóng trong, mặt đỏ, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, đổ mô hôi trộm, miệng khô họng khát, hay hoa mắt chóng mặt, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ... thì không nên ăn thịt chim sẻ.
Theo kinh nghiệm, vào mùa xuân và hạ không nên ăn thịt chim sẻ cùng gan lợn và cũng không nên ăn cùng với đồ biển trong cả bốn mùa.
4.6. Tắc kè và tác dụng
Các loại thuốc bổ thận tráng dương dễ kiếm. Tắc kè được xem là bổ ngang với nhân sâm; vị mặn, tính ôn, có tác dụng chữa hen suyễn, lao phổi, bổ thận, tráng dương, cường tỉnh. Đuôi tắc kè là bộ phận quý nhất.
Các nghiên cứu cho thấy, đuôi tắc kè chứa nhiều chất béo với một tinh thể đặc biệt chưa rõ hoạt chất.
Động vật này cũng có nhiều axit amin, giúp chống mệt mỏi. Thuốc chế từ tắc kè có thể chống vi khuẩn gram dương và gram âm; không gây dị ứng, kích thích sự tăng trưởng, tăng hồng cầu, tăng huyết sắc tố và không ảnh hưởng tới hệ bạch cầu.
Kinh nghiệm dân gian giúp thử để biết tắc kè thật hay dởm: đem nướng vàng tắc kè, giã nhỏ, ngậm một ít vào lưỡi, chạy một quãng đường không phải thở mệt thì đó là tắc kè thật.
Chế biến và sử dụng: Tắc kè được mổ bụng, bỏ hết ruột, dùng que căng hai chân trước, 2 chân sau và 1 que xuyên suốt từ đầu đến đuôi, đem phơi hoặc sấy khô. Đuôi được quấn chặt bằng giấy bản để bảo vệ. Khi dùng bỏ mắt, chặt 4 bàn chân, sấy thật khô, tán nhỏ viên thành hoàn hoặc đem ngâm rượu. Mỗi ngày dùng 3-4 g. Trong sinh hoạt tình dục, tắc kè giúp kéo dài, chống hoạt tỉnh và chống mệt mỏi.
4.7. Cá ngựa
Sống chủ yếu ở nước mặn, có đầu giống đầu ngựa, thân dài 15-20 cm, có khi tới 30 cm, có nhiều màu khác nhau nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì trắng và vàng tốt hơn cả. Ở Trung Quốc, cá ngựa được xem là loại thuốc quý, kích dục cho nam giới (bổ thận, tráng dương). Đối với nữ, nó chữa đau bụng, suy mòn, thiếu máu sau sinh đẻ và có tác dụng đối với những người đẻ khó.
Theo y học cổ truyền, cá ngựa tính ôn, vị ngọt, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể, dễ dùng. Ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột, chia làm 3 lần, mỗi lần 1-3g chiêu với rượu.
Sau khi bỏ ruột, uốn đuôi cho cong đem phơi hoặc sấy khô, người ta thường buộc thành cặp 2 con, xem đó là một đực và một cái; nhưng thực ra là không đúng vì không phân biệt được đực hay cái.
4.8. Cẩu thận
Thực chất, cấu thận là dương vật và tinh hoàn của chó chứ không phải là thận chó. Theo y học cổ truyền, cẩu thận vị mặn, tính đại nhiệt, có tác dụng tráng dương ích khí, dùng cho người liệt dương, di tỉnh, đau lưng, mỏi gối. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy trong cẩu thận có nội tiết tố nam (androsteron), protit và chất béo... đều là những chất bồi bổ hiệu nghiệm cho nam giới.
Chế biến và sử dụng: Lấy toàn bộ dương vật và tinh hoàn chó, đem sấy khô, tán thành bột hoàn thành viên hoặc đem ngâm rượu. Mỗi ngày dùng 4-12 g.
5. Những món ăn giúp bổ thận
Thế mạnh của y học cổ truyền là có những bài thuốc đơn giản giúp bồi bổ thêm nguồn sinh lực cho cơ thể, hay nói cách khác là bổ thận cho những người suy nhược cơ thể, người có tuổi, mắc một số bệnh mạn tính, hay bệnh về hệ sinh dục, tiết niệu...
Biểu hiện thường gặp của chứng suy thận là: người mệt mỏi, suy nhược, đau lưng, mỏi gối, sợ lạnh, lạnh hai chân, ù tai, tiểu nhiều về ban đêm (trên 3 lần/đêm) và suy nhược sinh dục... Có nhiều phương pháp để bổ thận, trong đó có phương cách ăn uống.
Sau đây là một vài món ăn thông thường, đơn giản, dễ tìm và dễ chế biến dành cho bệnh nhân thận.
Món 1: Chim sẻ (5 con), chim bồ câu non (1 con), hạt sen (20gr) và đậu đen (60gr). Gia vị vừa đủ, nấu nhừ, dùng cả xác lẫn nước.
Món 2: Bộ phận sinh dục của bò đực (1 cái), kỷ tử (30gr), đỗ trọng (10gr), liên nhục (20gr), hoài sơn (30gr). Hầm nhừ để ăn.
Món 3: Thịt chó (100gr), hạt sen (50gr), đậu đen (50gr) và kỷ tử (30gr). Tất cả cho vào chung nấu thật mềm và ăn cả nước lẫn xác.
Món 4: Thận dê (một đôi), thịt dê (200gr), tỏi (30gr), rau hẹ (50gr), hạt sen (30gr), gạo (100gr). Tất cả bỏ chung, nấu nhừ để ăn.
Tất cả những món trên có thể ăn mỗi tuần 3 lần, mỗi đợt dùng từ 2 - 3 tuần.
6. Món ăn bài thuốc cho người mắc bệnh đường tiết niệu
Đuôi cá chép to 1 chiếc, đậu đỏ 60g, nấu canh suông (không cho muối), uống dần trong ngày. Món ăn này có tác dụng tiêu phù, dùng cho người bị viêm thận cấp hoặc mạn tính có phù nặng, nước tiểu màu hồng.
Sau đây là một số món ăn khác:
- Cá chép nướng đất sét: Cá chép đen 1 con làm sạch, dùng đất sét dẻo bọc kín, đặt vào lò nướng (nung) đến khi có khói trắng thì lấy ra. Đợi cho nguội, phá bỏ đất sét, lấy cá ra tán thành bột. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh, chiêu bằng nước ấm, không ăn muối.
Thuốc có tác dụng tiêu phù, dùng cho bệnh nhân viêm thận cấp có phù do phong hàn ảnh hưởng đến phế, hoặc người viêm thận mạn có phù nặng do tỳ thận dương hư.
- Cá chép nấu với bí đao: Cá chép 500g, bí đao 200g, nấu thành món canh, trước khi ăn cho hành tăm 10g và 1 chút muối, ăn trong ngày, dùng cho người viêm thận mạn có phù rõ.
- Cá trê nấu với bí đao: Cá trê 1 con, bí đao 500g. Làm sạch cá, nấu canh suông với bí đao xắt miếng, ăn hàng ngày. Dùng cho người viêm thận mạn có phù rõ.
- Hồ tiêu trứng gà: Lấy một quả trứng gà tươi, đục lỗ nhỏ ở 1 đầu rồi cho 7 hạt tiêu sọ vào. Lấy bột gạo bịt lỗ rồi bọc trứng bằng giấy ướt, hấp cách thủy. Khi trứng chín, bóc vỏ, ăn cả trứng và hồ tiêu. Người lớn ngày ăn 2 quả, trẻ em ngày ăn 1 quả. Sau 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi ăn tiếp đợt thứ hai.
Món ăn này thích hợp với người viêm thận mạn có tỉnh huyết hư suy, do tỳ thận đều hư (với các triệu chứng: nước tiểu có albumin, người mệt mỏi, uể oải, lưng mỏi gối yếu, mạch đập yếu).
- Gà con nấu với hoàng kỳ: Gà con làm sạch, hầm với 120g hoàng kỳ cho chín nhừ; ăn gà, uống nước hầm. Dùng cho người viêm thận mạn suy kiệt, sức chống đỡ giảm sút nhiều.
- Bầu dục lợn xào với đậu đũa: Bầu dục 1 đôi (bóc hết màng, rửa sạch, thái lát) xào với đậu đũa (rửa sạch, thái lát) để ăn. Dùng cho người viêm thận mạn có cơ thể suy yếu.
- Nước luộc bí đao: Bí đao 500g bỏ vỏ và ruột, xắt thành miếng, luộc kỹ lấy 3 bát nước canh, chia uống làm 3 lần trong ngày. Dùng cho người viêm thận cấp do phong nhiệt tác động vào phế.
- Vừng đen sao lên, tán nhỏ, thêm đường để uống (có thể dùng chè vừng đen). Dùng cho người viêm thận mạn lâu năm, thể hư hàn.
- Cần tây 500g ép lấy nước cốt. Mỗi ngày uống một thìa canh hòa với nước sôi để ấm. Dùng cho người viêm thận mạn có tăng huyết áp.