Những điều cần biết về tình trạng ngừng tim 

Những điều cần biết về tình trạng ngừng tim 

Tình trạng ngừng tim là gì?

Ngừng tim, đôi khi được gọi là ngừng tim đột ngột, có nghĩa là tim đột nhiên ngừng đập. Điều này khiến cho lưu lượng máu đến não và các cơ quan khác bị cắt đứt. Đây là một trường hợp khẩn cấp và gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Vì vậy hãy gọi 115 ngay!

Triệu chứng

Ngừng tim xảy ra rất nhanh và mạnh mẽ.

Ngừng tim xảy ra rất nhanh và mạnh mẽ.

Ngừng tim xảy ra rất nhanh và mạnh mẽ: Khi tình trạng này xuất hiện bạn đột nhiên ngã quỵ, mất ý thức, không có mạch đập và không thở. Ngay trước khi nó xảy ra, bạn có thể rất mệt mỏi, chóng mặt, yếu, khó thở hoặc đau bụng. Hoặc bạn có thể bất tỉnh hoặc bị đau ngực. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ngừng tim có thể xảy ra mà không có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào cả.

Chuyện gì xảy ra

Tim có một hệ thống điện giúp nó đập thường xuyên. Tình trạng ngừng tim có thể tấn công nếu các tín hiệu điện bị rối loạn và gây ra nhịp tim không đều, hoặc rối loạn nhịp tim. Hiện có nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau và hầu hết không nguy hiểm. Trong đó rung tâm thất dẫn đến tình trạng ngừng tim nhiều nhất. Nếu điều này xảy ra, tim không thể bơm đủ máu đến cơ thể và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trong vòng vài phút.

Liên kết bệnh tim

Động mạch vành thường là nơi rắc rối bắt đầu.

Động mạch vành thường là nơi rắc rối bắt đầu.

Nhiều người bị ngừng tim cũng bị bệnh động mạch vành. Thông thường, đây là nơi rắc rối bắt đầu. Bệnh động mạch vành có nghĩa là lưu lượng máu chảy vào tim ít đi. Điều này có thể dẫn đến một cơn đau tim làm tổn hại hệ thống điện của tim.

Nguyên nhân khác

Ngừng tim cũng có thể xảy ra vì lý do thiếu oxy trầm trọng.

Ngừng tim cũng có thể xảy ra vì lý do thiếu oxy trầm trọng.

Ngừng tim cũng có thể xảy ra vì những lý do khác, bao gồm:

  • Mất máu nhiều hoặc thiếu oxy trầm trọng.
  • Tập thể dục cường độ cao, nếu bạn có vấn đề về tim.
  • Hàm lượng kali hoặc magiê quá cao, có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và gây ra tử vong.
  • Gen của bạn. Bạn có thể thừa hưởng một số rối loạn nhịp tim hoặc xu hướng mắc phải chúng.
  • Thay đổi cấu trúc trái tim. Ví dụ, chứng tim to hoặc những thay đổi gây ra bởi nhiễm trùng.

Không phải là một cơn đau tim

Không giống như ngừng tim, tim thường không ngừng đập trong cơn đau tim. Thay vào đó, lưu lượng máu bị chặn trong cơn đau tim, làm tim không nhận đủ oxy. Điều này có thể giết chết một số cơ tim. Nhưng cả hai có thể liên kết với nhau: Mô sẹo phát triển khi bạn hồi phục sau cơn đau tim có thể gây rối với tín hiệu điện của tim và khiến bạn gặp nguy hiểm. Đôi khi một cơn đau tim có thể kích hoạt tình trạng ngừng tim.  

Không phải suy tim, hoặc là

Tình trạng tim yếu dần theo thời gian cho đến khi nó không thể chuyển đủ máu và oxy quanh cơ thể.

Tình trạng tim yếu dần theo thời gian cho đến khi nó không thể chuyển đủ máu và oxy quanh cơ thể.

Ngừng tim xảy ra rất bất ngờ. Đây là một tình trạng khủng hoảng ngay lập tức. Suy tim thì khác. Đó là tình trạng tim yếu dần theo thời gian cho đến khi nó không thể chuyển đủ máu và oxy quanh cơ thể. Khi các tế bào không nhận đủ các chất dinh dưỡng này, cơ thể cũng không hoạt động. Vì vậy bạn có thể thấy khó thở khi làm những việc đơn giản như mang đồ tạp hóa, leo cầu thang hoặc thậm chí là đi bộ. 

Yếu tố nguy cơ của tình trạng ngừng tim

Bạn có nhiều xảy năng xảy ra tình trạng ngừng tim nếu bạn:

  • Bị bệnh động mạch vành (đây là nguy cơ lớn nhất).
  • Là nam giới.
  • Bị rối loạn nhịp tim hoặc ngừng tim, hoặc ai đó trong gia đình bị những tình trạng này.
  • Hút thuốc hoặc lạm dụng thuốc hay rượu.
  • Đã từng xảy ra một hoặc nhiều cơn đau tim.
  • Bị tiểu đường, huyết áp cao hoặc suy tim.
  • Bị béo phì.

Cảm xúc mãnh liệt

Những cảm giác mạnh đột ngột, đặc biệt là sự tức giận ngoài tầm kiểm soát, có thể thúc đẩy chứng loạn nhịp tim và dẫn đến ngừng tim. Ngoài ra tình trạng sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm cũng có thể khiến bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này. Đây là một lý do nữa để bạn nói chuyện với bác sĩ hoặc gặp một chuyên gia tư vấn nếu bạn đang gặp khó khăn.

Điều trị

Nếu bạn bị ngừng tim, bạn cần điều trị ngay lập tức bằng máy khử rung tim.

Nếu bạn bị ngừng tim, bạn cần điều trị ngay lập tức bằng máy khử rung tim.

Nếu bạn bị ngừng tim, bạn cần điều trị ngay lập tức bằng máy khử rung tim, đây là thiết bị tạo ra một cú sốc điện đến tim. Đôi khi cú sốc này có thể khiến tim bạn đập bình thường trở lại. Nhưng nó phải được thực hiện trong vòng vài phút mới thực sự giúp ích. Thông thường những người như cảnh sát, lính cứu hỏa, nhân viên y tế thường có máy khử rung tim và biết cách sử dụng nó. Hoặc một số nơi công cộng cũng có một phiên bản khác của thiết bị này, được gọi là AED (Automated External Defibrillator - Máy khử rung tim ngoài tự động), mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng.

AED (Automated External Defibrillator - Máy khử rung tim ngoài tự động): Hoạt động ra sao?

Bạn không cần đào tạo để sử dụng AED (Automated External Defibrillator - Máy khử rung tim ngoài tự động) mà chỉ cần làm theo hướng dẫn. Thiết bị này có thể cảm nhận được chứng loạn nhịp tim nguy hiểm và tạo ra một cú sốc có thể cứu sống tim nếu cần thiết. Nếu bạn nghĩ rằng ai đó đang bị ngừng tim, hãy gọi 115 và nhờ ai đó tìm giúp thiết bị AED. Mặt khác hãy thực hiện hồi sức tim phổi cho đến khi thiết bị AED hoặc nhân viên cấp cứu đến.

Tại bệnh viện

Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng này chặt chẽ. Họ sẽ cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ngừng tim và điều trị vấn đề này. Nếu bạn bị bệnh động mạch vành, bạn có thể bỏ qua một phương pháp gọi là nong mạch vành, để mở các động mạch bị hẹp hoặc bị chặn trong tim. Ngoài ra bạn cũng có thể nhận được thuốc và lời khuyên cho việc thay đổi lối sống để giảm cơ hội xảy ra tình trạng này thêm lần nữa.

Gặp bác sĩ tim mạch

Sau khi bạn hồi phục, bạn sẽ gặp bác sĩ tim (bác sĩ tim mạch), người sẽ kiểm tra hệ thống điện của tim.

Sau khi bạn hồi phục, bạn sẽ gặp bác sĩ tim (bác sĩ tim mạch), người sẽ kiểm tra hệ thống điện của tim.

Sau khi bạn hồi phục, bạn sẽ gặp bác sĩ tim (bác sĩ tim mạch), người sẽ kiểm tra hệ thống điện của tim và đưa ra kế hoạch điều trị của bạn để cố gắng ngăn ngừa một cơn ngừng tim khác xuất hiện. Bên cạnh đó bạn có thể được xét nghiệm máu và các loại nghiên cứu khác để kiểm tra tim.

Tôi có thể nhận được những kiểm tra nào khác hay không?

Bác sĩ có thể đề nghị:

  • EKG (điện tâm đồ): Kiểm tra này tìm hiểu hoạt động điện của tim.
  • Siêu âm tim: Kiểm tra này biểu hiện kích thước, hình dạng tim và hoạt động tim tốt như thế nào. 
  • Chụp tim MRI (chụp cộng hưởng từ): Kiểm tra này mô tả hình ảnh chi tiết về hoạt động của tim.
  • Quét phóng xạ hạt nhân tim (MUGA - Multiple gated acquisition): Bạn sẽ tiêm một ít chất phóng xạ vào máu để giúp các máy ảnh đặc biệt chụp ảnh cho tim của bạn.  

Thông tim

Bác sĩ có thể đặt một ống mềm, mỏng, gọi là ống thông, vào mạch máu ở cổ, cánh tay hoặc đùi trên và hướng dẫn nó đến tim.

Bác sĩ có thể đặt một ống mềm, mỏng, gọi là ống thông, vào mạch máu ở cổ, cánh tay hoặc đùi trên và hướng dẫn nó đến tim.

Bác sĩ có thể đặt một ống mềm, mỏng, gọi là ống thông, vào mạch máu ở cổ, cánh tay hoặc đùi trên và hướng dẫn nó đến tim. Bác sĩ có thể truyền một loại thuốc nhuộm đặc biệt có thể nhìn thấy trên tia X vào ống để kiểm tra các động mạch bị hẹp hoặc bị chặn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra phản ứng của tim với một số loại thuốc hoặc tín hiệu điện. Thậm chí họ có thể sử dụng ống để thực hiện nong mạch vành, một thủ tục để mở các động mạch bị chặn.  

Nếu bạn cần một máy khử rung tim (ICD: Implantable Cardioverter Defibrillator

Thiết bị này là máy khử rung tim tự động, nhỏ gọn sẽ được bác sĩ phẫu thuật đặt dưới da của bạn để gửi một cú sốc điện đến tim nếu phát hiện thấy nhịp tim không đều. Hoặc bác sĩ có thể đề nghị bạn yêu cầu bạn đặt máy cái nếu bạn bị bệnh tim nặng hoặc đã bị ngừng tim. Bác sĩ phẫu thuật sẽ là người đặt ICD dưới da của bạn. Ngoài ra một số thiết bị bao gồm máy tạo nhịp tim, tương tự như một ICD, giúp giữ nhịp tim đều đặn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...