Những điều cần biết về các bệnh đường tiêu hóa

Tình trạng bệnh tiêu hóa ở nước ta hiện ở mức nặng. Khoảng 60 - 70% dân số bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) - nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng.
Các bệnh tiêu hóa (như bệnh dạ dày, ruột, thực quán, gan, mật, lách, tụy, trĩ...) đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế. Khoáng 7 - 15% dân số bị loét dạ dày - tá tràng, ở trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ này cũng khá cao, có liên quan tới chứng đau bụng tái diễn. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng dạ dày. Viêm loét dạ dày - tá tràng có thế khói sau khi được điều trị nội khoa (tỷ lệ khỏi 80 - 90%), tuy nhiên, giá thành điều trị khá cao, riêng chi phí cho 4 loại kháng sinh là 1,6 triệu đồng/tháng.
Vi khuẩn HP không chỉ gây viêm loét dạ dày - tá tràng, mà còn liên quan tới sự phát sinh ung thư dạ dày. Tỷ lệ dân số nhiễm HP càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh này càng cao. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Nếu được phát hiện và xử trí sớm, bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ thêm 10-15 nàm.

Nhiều bệnh về tiêu hóa khác như sỏi mật, polip đại tràng... cũng rất dễ phát triển thành ung thư đại tràng, nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây các bệnh tiêu hóa là do môi trường đang bị ô nhiễm nặng, vệ sinh ăn uống không tốt. Điều này gây nên những biến đổi sinh lỹ của dạ dày, gây viêm, loét và ung thư dạ dày, gan, đại tràng... Vì vậy, bảo đảm chế độ ăn thích hợp cũng là điều rất cần thiết cho
mọi người. Không nên tự mua thuốc điều trị hoặc uống không đúng theo đơn của bác sĩ, để tránh tình trạng bệnh nặng hơn, tái đi, tái lại hoặc kháng thuốc.