Những điều cần biết về bệnh cúm và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease)
Nếu bạn đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease), điều cực kỳ quan trọng mà bạn phải làm có thể tránh tất cả các tác nhân gây ra cúm bao gồm tiêm phòng cúm hàng năm và được điều trị nhanh chóng (nếu bị virus tấn công).
Bởi vì cúm có thể khiến cơ thể cứng lại. Điều này có thể khiến cho các cơ bị đau và tiêu hao năng lượng của bạn. Không những thế nó cũng có thể khiến bạn bị đau đầu, ho nặng và sốt.
Hầu hết những người khỏe mạnh đều phục hồi những triệu chứng này sau một hoặc hai tuần. Nhưng đối với những người bị bệnh COPD hoặc các tình trạng y tế lâu dài khác, cúm có thể trở nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Cúm sẽ trở nặng khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease)
Virus gây bệnh cúm. Đây là một bệnh về đường hô hấp, dễ lây lan, có nghĩa là bạn có thể mắc bệnh từ người khác và truyền bệnh cho một người khác.
Thông thường những người bị bệnh COPD có nhiều khả năng dễ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra. Còn đối với những trường trên 65 tuổi bị bệnh COPD, họ có nguy cơ cao bị bệnh cúm (nghiêm trọng hơn), cũng như một số vấn đề sức khỏe lâu dài.
Phòng chống cúm
Hiện nay một cách quan trọng để phòng ngừa cúm là tiêm phòng hàng năm. Vì vậy hãy chắc chắn bạn đã nhận được tiêm chủng trước khi mùa cúm bùng phát. Thông thường tiêm phòng cúm bắt đầu vào tháng 10 hoặc tháng 11.
Nếu bạn sống với người khác, họ cũng nên tiêm phòng cúm. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa họ khỏi bệnh cúm và truyền virus cho bạn.
Sau đây là một vài biện pháp khác để phòng ngừa cúm:
- Tránh xa những khu vực đông người nhất có thể.
- Rửa tay thường xuyên. Sử dụng nước ấm, xà phòng nhẹ và bọt trong khoảng 20 giây.
- Tránh chạm tay vào miệng, mắt hoặc mũi để tránh vi trùng xâm nhập vào cơ thể.
- Ngủ đủ giấc.
- Uống nhiều nước.
Triệu chứng cúm
Cúm có thể gây ra:
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Ho hoặc đau họng.
- Đau cơ.
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Mệt mỏi.
- Nhức đầu.
- Tiêu chảy hoặc nôn (mặc dù những điều này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn).
Khi bạn bị COPD, đôi khi hơi thở của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn. Chúng được gọi là tình trạng trầm trọng hoặc bùng phát. Và chúng xuất hiện khi bạn bị nhiễm trùng.
Mặc dù cúm có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, nhưng điều quan trọng là bạn phải nhận ra các dấu hiệu trầm trọng, từ đó bạn có thể được điều trị ngay lập tức. Chúng bao gồm:
- Ho nhiều hơn bình thường.
- Khò khè nhiều hơn bình thường.
- Cảm thấy khó thở hơn bình thường hoặc thở nhanh / nông.
- Có nhiều đàm hoặc đàm có màu khác nhau như vàng, xanh lá cây, nâu, hoặc có máu.
- Bị sốt.
- Cảm thấy buồn ngủ hoặc mất phương hướng.
- Bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng.
Điều trị cúm nếu bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease)
Hiện tại loại thuốc mà bác sĩ kê toa sẽ phụ thuộc vào chủng cúm cụ thể mà bạn đang mắc phải.
Trong một số trường hợp, thuốc kháng virus có thể giúp ích. Những loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh cúm nếu bạn đã tiếp xúc với virus. Ngoài ra thuốc cũng có thể làm giảm khả năng bị biến chứng, đặc biệt là nếu bạn không thể tiêm phòng cúm.
Nếu cúm phát triển thành nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, thì các triệu chứng bệnh COPD sẽ trở nên tồi tệ hơn, khi đó bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Nhưng vì virus gây ra hầu hết các loại nhiễm trùng này, nên kháng sinh có lẽ không phải là lựa chọn tối ưu nhất.
Bên cạnh đó hiện nay có một loại kháng sinh được gọi là azithromycin giúp làm giảm cơ hội khiến cho bệnh COPD phát triển và bùng phát. Tuy nhiên bác sĩ cần xem xét thêm liệu đây có phải là phương pháp điều trị phù hợp với bạn hay không.