Những câu hỏi - đáp về bệnh tiêu hóa
Dùng thuốc kết hợp trong điều trị đau dạ dày
Hỏi: Tôi bị viêm loét dạ dày từ mấy năm trước đây, đi khám bệnh chụp diện, bác sĩ cho điều trị bằng thuốc bao phủ, chống loét, bảo vệ dạ dày, thấy có hiệu quà.
Gần đây bỗng thấy người mần tịt, ngứa, ngáy, khó chịu, đi khám bệnh bác sĩ chẩn đoán là bị dị ứng, cho điều trị bằng thuốc chống dị ứng clorpheniramin 4mg, uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần một viên uống được 3 ngày thì hết mần tịt, ngứa ngáy.
Mười ngày nay trời chớm lạnh, bệnh đau loét dạ dày lại bắt đầu trở lại, tôi lại dùng thuốc alumina II, theo đơn cũ, đã có hiệu quả.
Uống thuốc alumina II được mấy hôm thì bệnh ngứa, hậu quả của dị ứng lại tái phát, tôi lại dùng thuốc clorpheniramin 4mg như đã dùng 2 tháng trước đây, mà vẫn không đỡ mẩn ngứa, mặc dù tôi đã uống kéo dài thời gian gấp 3 lần trước đây, tức là 9 ngày.
Trả lời:
Phải uống 2 thứ thuốc, chữa 2 chứng bệnh khác nhau, cùng một lúc:
- Thuốc alumina II, là thuốc chống loét, chống axít, đắp rịt dạ dày, tá tràng, gồm có Hydrat alumina, carbonat manhê, cacbonat canxi và atropin, uống 1 viên/ lần, ngày uống 2 - 3 lần, có tác dụng tạo thành một lớp bao phủ, bảo vệ các vết loét dạ dày, tá tràng, làm giảm đau, chống lại các kích thích.
- Hai, là thuốc clorpheniramin 4mg là thuốc chống dị ứng, kháng histamin và an thần.
Hai bác sĩ trước đây đã chẩn đoán cho bác đúng bệnh và điều trị đúng thuốc, nên đã chữa có hiệu quả 2 bệnh khác nhau, nhưng ở 2 thời điểm khác nhau, bằng 2 thứ thuốc khác nhau, nhưng không uống trong cùng thời gian, cùng một lúc.
Nay bác bị 2 bệnh cũ đồng thời tái phát, bác thấy điều trị trước đây có hiệu quả 2 bệnh này, nên bác cứ thế sử dụng 2 thứ thuốc đã dùng, song song, cùng một lúc, vì tất cả chí có 2 viên thuốc của 2 loại thuốc cho một lần uống. Nhưng không may cho bác là gặp phải trường hợp 2 thứ thuốc này lại là loại thuốc cấm kỵ không uống phối hợp được với nhau cùng một lúc, đó là thuốc an thần có nhóm hóa học phenothiazin, chống dị ứng, kháng histamin, không được phối hợp với thuốc chống viêm loét, bao phủ, bảo vệ dạ dày, ruột có chứa nhôm, canxi magie, vì thuốc này sẽ tạo thành một lớp bao phủ dạ dày ruột, ngăn cản không cho thuốc kháng histamin, chống dị ứng ngấm vào máu, hấp thu vào cơ thế để phát huy tác dụng chữa bệnh.
Muốn sử dụng 2 thứ thuốc đó để điều trị 2 bệnh song song, đau dạ dày và dị ứng một lúc, bác phái uống hai thứ thuốc đó mỗi thứ cách xa nhau 3 - 4 giờ, để khi đó tác dụng bao phủ dạ dày ruột không còn nữa và thuốc kháng histamin, chống dị ứng không bị ngăn cản, mới có điều kiện hấp thu, xâm nhập vào máu, vào cơ thể để phát huy tác dụng trị bệnh.
Sau khi đã đổi cách uống thuốc hợp lý và uống được một đợt mà mẩn ngứa không đỡ, thì có thể hiện tượng mẩn ngứa lần này của bác không do dị ứng gây nên, mà là triệu chứng của một bệnh ngoài da nào khác vì mẩn ngứa không phải là triệu chứng điển hình riêng cho dị ứng, mà còn là triệu chứng của nhiều bệnh ngoài da khác.
Trong trường hợp này bác cần đi khám tại một cơ sở chuyên khoa da liễu, có đầy đủ phương tiện xét nghiệm, để bác sĩ có điều kiện chẩn đoán chính xác bệnh của bác, để cho thuốc đúng bệnh thì mới có cơ khỏi bệnh.
Khi đi khám, bác cần cho bác sĩ biết là hiện nay bác đang uống thuốc chống loét dạ dày alumina II, để bác sĩ liệu cho thuốc phối hợp hợp lý và an toàn.
Đầy bụng, tiêu hóa kém
Hỏi: Hay đầy bụng, ợ hơi sau bữa ăn, có phải đau dạ dày không? Mọi người khuyên nên ăn nhiều tỏi nướng để chữa đầy bụng, nhưng món này em thấy khó ăn lắm. Xin bác sĩ cho biết có loại thảo dược nào khác chữa được chứng bệnh này không?
Trả lời:
Hay bị đầy bụng, ợ hơi sau bữa ăn có thể là bệnh ở dạ dày, cũng có thể là rối loạn ở cơ quan khác. Muốn chẩn đoán chính xác, cần đến bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa hoặc khám ở các chuyên gia có kinh nghiệm. Để chữa chứng đầy bụng, có nhiều thứ. Nhưng trước hết cần lưu ý:
- Không ăn quá no.
- Không ăn nhiều thịt, mỡ động vật.
- Không ăn hay uống nhiều vào 9-10 giờ đêm sau đó đi ngủ ngay. Về thuốc:
- Dùng vỏ quýt tươi hoặc khô.
- Mộc hương.
- Chỉ thực.
Có thế dùng một thứ hoặc 2 trong 3 thứ trên sắc uống. Khi hết đầy thì ngừng thuốc.