Những cải tiến tiên lượng trong ung thư đại trực tràng giúp phân tầng bệnh nhân hiệu quả

 Những cải tiến tiên lượng trong ung thư đại trực tràng giúp phân tầng bệnh nhân hiệu quả

Mới đây, một phương pháp tích hợp khối u mới và xâm nhập lymphocytic có thể phân tầng tốt hơn những bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 2 (CRC) có nguy cơ tử vong cao so với các phương pháp truyền thống của nghiên cứu lâm sàng, được công bố trên một tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Ines Nearchou, tại Trường Y thuộc Đại học St. Andrew ở Bắc Haugh, Scotland cho biết: Chúng tôi thấy rằng phương pháp kết hợp này cho thấy vượt trội hơn so với các hệ thống tiên lượng hiện tại, từ đó có thể tiên lượng và xác định bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn 2. Tuy nhiên, sau khi được xác nhận thêm ở trong các nghiên cứu lớn hơn, chỉ số này có thể được chuyển thành phân loại lâm sàng của ung thư đại trực tràng giai đoạn 2 cũng như các loại khối u rắn khác, do đó cung cấp tiên lượng chính xác hơn với mục tiêu cuối cùng là cải thiện chăm sóc bệnh nhân.

Hiện tại có khoảng 20% bệnh nhân CRC giai đoạn 2 có nguy cơ bị tái phát và tử vong do bệnh, Nearchou lưu ý. Do đó, điều cần thiết ở đây là nhận định chính xác những bệnh nhân nào có khả năng hưởng lợi từ liệu pháp bổ trợ này, cô giải thích.

Giai đoạn TNM, một phương pháp phân loại lâm sàng có thể tính được kích thước của khối u, tham gia vào khu vực của các hạch bạch huyết, và dẫn đến di căn, hiện đang được sử dụng nhằm tiên lượng cho bệnh CRC cũng như hướng dẫn chiến lược điều trị, mặc dù phương pháp này khá chính xác ở mức độ dân số, tuy nhiên nếu ở cá nhân thì nó ít chính xác hơn, vì đối với những bệnh nhân ở cùng giai đoạn khối u mô học có thể có kết quả tiên lượng khác nhau, Nearchou nói. Ngoài ra, một phương pháp khác, còn được gọi là Immunoscore, giúp định lượng mật độ của các tế bào T xâm nhập vào khối u và từ từ xâm lấn. Điểm số này đã được chứng minh nhằm dự đoán sự tồn tại và nguy cơ tái phát một cách chính xác hơn giai đoạn TNM của những bệnh nhân CRC.

Đối với những khối u mới (sự hiện diện của các cụm tế bào ung thư nhỏ, biệt lập) thể hiện tiềm năng của khối u xâm lấn và di căn cho thấy có liên quan đến kết quả lâm sàng kém. Trong khi việc xâm nhập lymphocytic và khối u vừa chồi được xem là các đặc điểm tiên lượng tương quan với kết quả của bệnh nhân CRC, và những đặc điểm này thường được báo cáo độc lập. Vì thế trong nghiên cứu này chúng tôi muốn xác định xem nếu phân tích đồng thời hai tính năng này, có thể phân tầng thêm cho bệnh nhân và cung cấp thêm nhiều ý nghĩa tiên lượng trong CRC.

Dưới sự giám sát của nhà điều tra Tiến sĩ Peter Caie, Nearchou đã sử dụng dữ liệu từ nhóm 114 bệnh nhân mắc CRC giai đoạn 2, đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ ở Edinburgh, Scotland, giữa năm 2002 và 2003. Qua đó các nhà nghiên cứu đã phân tính các mô ung thư liên quan tới dữ liệu lâm sàng, chẳng hạn như phương pháp TNM và theo dõi thông tin, nhằm phát triển tiên lượng của họ. Nhờ vậy họ đã xác định phương pháp này trong 2 đoàn hệ độc lập (tương ứng 56 bệnh nhân từ Edinburgh trong đoàn hệ 1 và 62 bệnh nhân từ Nhật Bản trong đoàn hệ 2)

Nghiên cứu đoàn hệ:

Nghiên cứu đoàn hệ (Cohort studies) là một dạng của nghiên cứu y khoa được dùng để điều tra nguyên nhân bệnh, tìm những yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu đã kết hợp các dữ liệu phân tích lâm sàng và hình ảnh vào một mô hình học máy để phát triển khối u - miễn dịch. Mô hình cuối cùng này được tích hợp mức độ xâm nhập lymphocytic, số lượng khối u chồi và mức độ tương tác của chúng với nhau để phân tầng bệnh nhân cũng như loại tử vong khác nhau do bệnh. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có tính năng lâm sàng nào được chọn cho mô hình cuối cùng này bởi quy trình học máy, Nearchou lưu ý.

Để so sánh tầm quan trọng tiên lượng của TBISI với các phương pháp tiêu chuẩn, nhóm bệnh nhân sẽ được phân tầng thành các loại rủi ro bằng cách sử dụng giai đoạn TNM (giai đoạn khối u 3 hoặc 4) và phiên bản nghiên cứu của Immunoscore (bao gồm điểm cao và thấp, trong đó điểm cao hơn có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ sống sót). Việc sử dụng TBISI nhiều hơn bốn lần, đem lại hiệu quả hơn gấp đôi trong việc phân tầng bệnh nhân thành các nhóm nguy cơ cao và thấp so với phương pháp TNM và Immunoscore.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã xác nhận ý nghĩa tiên lượng của TBISI trong hai đoàn hệ đã được xác nhận:

Qua đó cho thấy việc sử dụng TBISI trong đoàn hệ 1 đem lại hiệu quả hơn gấp hai lần trong việc phân tầng bệnh nhân thành các nhóm nguy cơ cao và thấp so với phương pháp TNM.

Ở đoàn hệ 2 là hơn bảy lần trong việc phân tầng bệnh nhân thành các nhóm nguy cơ cao và thấp so với phương pháp TNM.

Ngoài ra, sử dụng TBISI trong đoàn hệ 1 đem lại hiệu quả hơn gấp hai lần việc phân tầng bệnh nhân thành các nhóm nguy cơ cao và thấp so với Immunoscore.

Còn ở đoàn hệ 2 thì việc sử dụng TBISI đem lại hiệu quả gấp 4 lần trong việc phân tầng bệnh nhân thành các nhóm nguy cơ cao và thấp so với Immunoscore.

Cuối cùng Nearchou lưu ý: Mặc dù giai đoạn TNM không có ý nghĩa về mặt tiên lượng trong đoàn hệ qua lần xác nhận thứ hai của chúng tôi, qua đó phản ánh bản chất không đồng nhất của giai đoạn 2 ung thư đại trực tràng, tuy nhiên điều này đã làm nổi bật sự cần thiết của hệ thống tiên lượng cần chính xác hơn trước khi được sử dụng tại các phòng khám.

Một hạn chế của nghiên cứu này là các mẫu tham gia nghiên cứu còn hạn chế, do đó, kết quả cần được xác nhận thêm trong các nghiên cứu đoàn hệ lớn hơn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...