Những bài học được đúc kết từ đại dịch cúm Tây Ban Nha và những điều còn thiếu sót

Những bài học được đúc kết từ đại dịch cúm Tây Ban Nha và những điều còn thiếu sót

Dường như chúng ta đều đang cảm thấy bị mắc kẹt trong hiện tại bởi dịch COVID-19, quanh quẩn tại nhà, bận tâm với nỗi sợ hại về những gì sắp đến. Nhưng lịch sử đã nhắc nhở chúng ta rằng, đây không phải là lần đầu tiên con người phải trải qua cơn đại dịch, và việc nhìn lại quá khứ cũng có thể giúp chúng ta được kinh nghiệm ứng phó quý giá phần nào. 

Theo nhà sử học của Đại học Alberta, Susan Smith, các đại dịch trước đây, chẳng hạn như cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã tạo ra những sắc thái hoảng loạn tương tự: chủ nghĩa cơ hội chính trị, phân biệt chủng tộc và bài ngoại, tranh luận giữa vấn đề sức khoẻ cộng đồng với nền kinh tế.

Sự bùng nổ nghiêm trọng cũng có sức mạnh để làm nên hoặc lật đổ các nhà lãnh đạo chính trị. Bà nói rằng, các chính trị gia giỏi là những người không phủ nhận hoặc trì hoãn, vì họ truyền đạt thông tin chính xác và kịp thời.

"Ở Hoa Kỳ trong trận cúm năm 1918, những thành phố có khả năng lãnh đạo tốt, như Milwaukee, Wisconsin, có tỷ lệ bệnh thấp hơn nhiều", Smith nói. Milwaukee chỉ ghi nhận hơn 291 ca tử vong trên 100.000 người, một nửa so với nhiều thành phố khác, bao gồm Denver, Pittsburgh, San Francisco và Boston.

"Những người làm việc miệt mài bất chấp nguy hiểm cũng như mặc kệ nhu cầu về sức khỏe, đó là khi những điều tồi tệ nhất đã xảy ra." Cúm Tây Ban Nha đã lây nhiễm một phần ba dân số thế giới, khoảng 50 đến 100 triệu người, nhiều hơn số người đã thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mất khả năng lãnh đạo

Một đợt bùng phát của bệnh dịch hạch ở khu phố Tàu tại San Francisco vào đầu thế kỷ 20, đã cho thấy một ví dụ rõ ràng về khả năng lãnh đạo kém. Phải mất hai năm để cựu Thống đốc lúc bấy giờ, Henry Gage, thừa nhận sự tồn tại của bệnh dịch hạch vì sợ nó sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế. Và phải mất đến bốn năm mới dập tắt được căn bệnh, sau khi Thống đốc bị cách chức vì không có những biện pháp nghiêm túc cụ thể.

Bài học lịch sử là khi các nhà lãnh đạo sử dụng các chiến thuật mạnh tay, hoặc truyền đạt các thông điệp mâu thuẫn, xáo trộn, hay cung cấp thông tin hạn chế, thì công dân sẽ không muốn tuân theo.

"Sự hợp tác cộng đồng tốt được dựa trên một Chính phủ minh bạch thông tin và thông điệp sức khoẻ cộng đồng với sự trao đổi thông tin thường xuyên và trung thực.", Smith nói. 

Bệnh dịch hạch cũng đã chứng minh sự phân biệt chủng tộc và bài ngoại có xu hướng đi kèm với dịch bệnh. Vì được cho là một căn bệnh của Trung Quốc nên khu phố Tàu đã bị cách ly hoàn toàn, nhưng người da trắng thì được tự do đi lại. "Phong trào chống Trung Quốc đã nổi dậy từ cuối những năm 1800, vì vậy nó phù hợp với các mô hình phân biệt đối xử hiện có.", Smith nói.

Cuộc đổ lỗi giữa các nước

Trong trận cúm năm 1918, dân số bản địa trên khắp thế giới bị ảnh hưởng nặng nề hầu hơn hết, cô nói thêm. Tỷ lệ tử vong giữa các nhóm người bản địa ở Úc, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ cao gấp bốn lần so với dân thành thị da trắng vì nghèo đói và không được tiếp cận với nước ngọt và môi trường vệ sinh. Ở Labrador, bệnh cúm đã giết chết gần một phần ba dân số người Eskimo và khiến một số cộng đồng gần như bị tuyệt chủng.

Bệnh cúm Tây Ban Nha là một cách "viết sai hoàn toàn". Được đặt theo tên Tây Ban Nha chỉ vì các nhà báo nước này thời đó không bị kiểm duyệt bởi nhà nước, là người đầu tiên báo cáo về sự lây lan của nó.

Trong Thế chiến thứ nhất, công chúng đã đổ lỗi cho người Đức là người khởi chiến, như các nước ngày nay (như Iran) đổ lỗi cho Hoa Kỳ về virus Corona, và một số người Mỹ đã đổ lỗi cho Trung Quốc (gọi đó là virus Trung Quốc hoặc Vũ Hán).

Tầm quan trọng của y tế

Có một số khác biệt đáng chú ý giữa đại dịch Tây Ban Nha và COVID-19 đó là không ai biết vi-rút là gì vào năm 1918, và các nhà khoa học đã phải lãng phí thời gian quý báu của họ để tìm ra chủng vi-rút gây bệnh.

Như với COVID-19, vai trò của điều dưỡng là rất quan trọng vào năm 1918. Kể từ đó cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị hay vắc-xin nào hiệu quả. Các y tá ở tuyến đầu chống dịch phải làm quen với nỗi đau khổ và cái chết.

Yếu tố then chốt, có thể cứu mạng người là điều dưỡng như hiện nay. Các bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân vào buổi sáng, nhưng đến buổi tối là họ đã có thể chết. Họ không thể hiểu chuyện gì đang xảy ra mãi cho đến khi nhận ra rằng đó là nguyên nhân của bệnh viêm phổi. Mấu chốt là phải giúp bệnh nhân hạ sốt, truyền chất dịch và đối mặt với chứng suy hô hấp.

Làn sóng thứ hai trỗi dậy

Cúm Tây Ban Nha cũng đã cho chúng ta biết rằng, vi-rút xuất hiện theo từng đợt, theo chuyên gia sức khỏe cộng đồng Stephanie Yanow. Làn sóng thứ hai vào mùa thu năm 1918 còn tồi tệ hơn nhiều so với mùa xuân đầu tiên trước đó, khi một số lượng lớn binh lính trở về nhà sau chiến tranh, khiến dịch bệnh đã lây lan ra khi mọi người tụ tập ăn mừng chiến thắng.

Tại Canada, đại dịch nhanh chóng di chuyển về phía Tây, tàn phá cuộc sống con người trong bối cảnh thiếu bác sĩ trầm trọng. Kết quả đã nói lên tất cả, có khoảng 50.000 người chết ở Canada, trong đó có 4.000 ở Alberta.

Tại Hoa Kỳ, làn sóng thứ hai của đại dịch ập đến khi các sinh viên đang bắt đầu một năm học mới, nhiều người vừa trở về nhà từ mặt trận. Đến tháng 10, các trường đại học đã phải "giải tán" để điều trị bệnh và ngăn ngừa vi-rút lây lan. Và một làn sóng thứ ba nổi dậy vào mùa đông sau.

"Đây là một trong những trải nghiệm đầu tiên của chúng tôi về một căn bệnh ở quy mô toàn cầu như vậy, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh và sự di cư ồ ạt của dân số khiến căn bệnh lây lan đến tất cả những nơi xa xôi này.", Yanow nói. 

"Đại dịch càn quét rất nhanh và rất đáng sợ. Mọi người đều có thể cảm thấy đáng sợ trước căn bệnh này. Trước chiến tranh, con người cảm thấy họ đã sống trong một thời đại an toàn, và nó đã bị đổ vỡ, đầu tiên là do chiến tranh, sau đó là đại dịch.", Smith nói.

Ngược lại, các chỉ thị phòng chống dịch của Canada đã được ban hành ngay sau khi nhận thấy hậu quả mà dịch cúm Tây Ban Nha gây ra, sau khi Vincent Massey đưa ra một bài phê bình gay gắt về phản ứng của Canada đối với căn bệnh này tại Quốc hội vào mùa thu năm 1918.

Điều đó dẫn đến việc thành lập Bộ Y tế liên bang, cùng với dự thảo đầu tiên về kế hoạch đại dịch của Canada. Nó bao gồm năm trong số các yếu tố then chốt của việc đối phó của y tế mà chúng ta có ngày hôm nay: đảm bảo đối phó thống nhất và phối hợp, đưa ra cảnh báo, lưu thông tin dựa trên bằng chứng, theo dõi bệnh khi tổng hợp số liệu và theo dõi mô hình di chuyển của đại dịch qua Quốc gia.

Nếu kiểm soát và xử lý thành công dịch COVID-19, Chính phủ Canada có thể củng cố và động viên người dân Canada bằng cách hỗ trợ gói điều trị sức khoẻ cho người bị mắc bệnh. "Một cuộc khủng hoảng như thế này là lời nhắc nhở về lý do vì sao hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn cầu là rất thiết yếu.", Smith nói. Đó cũng là một lời nhắc nhở rằng các quyết định đúng đắn được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo, thông tin chính xác của khoa học và các nguyên tắc cơ bản của sức khỏe cộng đồng có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng.

"Không thể chắc chắn cơn đại dịch này sẽ kết thúc như thế nào, nhưng chúng ta cần phải giữ mục tiêu bình đẳng, công bằng xã hội và nhân quyền ở phía trước.", Smith nói thêm.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...