Nhịp tim nhanh có thể là dấu hiệu làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ung thư

Nhịp tim nhanh có thể là dấu hiệu làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ung thư

Một số nghiên cứu mới đây, đã được trình bày tại Hội nghị Tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy những trường hợp được chẩn đoán bị tình trạng nhịp tim nhanh đã được tiến hành chăm sóc trong suốt 10 năm. Vào ngày 25 - 27 tháng 1 năm 2019, một khóa học đã được diễn ra tại Washington, Mỹ, tập hợp các chuyên gia hàng đầu về cả khoa tim mạch và ung thư nhằm xem xét những phát hiện khoa học mới có liên quan đến tình trạng này đang ngày càng gia tăng.

Nhịp tim nhanh xoang là tình trạng khi tim đập nhanh hơn bình thường khi đang nghỉ ngơi, có thể gây ra đánh trống ngực và khó chịu. Ngoài điều trị ung thư, nó cũng có thể xảy ra do các tình trạng khác như cục máu đông gây ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, suy tim, ngất xỉu hoặc đột tử. Và trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã định nghĩa tình trạng nhịp tim nhanh xảy ra khi nhịp tim đập trên 100 nhịp mỗi phút (bpm) được chẩn đoán thông qua điện tâm đồ.

Bác sĩ Mohamad Hemu, làm việc tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago và một trong những tác giả nghiên cứu cho biết: Nhịp tim nhanh là một quá trình đến từ một căn bệnh tiềm ẩn và đây là một phản xạ căng thẳng đáng kể đến từ hệ thống đa cơ quan cũng như các căn bệnh khác xảy ra ở bệnh nhân ung thư. Vì vậy, bước đầu tiên được xem là quan trọng nhất là cần tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng nhịp tim nhanh. Trong đó những nguyên nhân có thể tự hồi phục như mất nước và nhiễm trùng đã được loại trừ. Thì những tình trạng khác như thuyên tắc phổi và rối loạn nhịp tim cũng cần được xem xét. Tuy nhiên, sau khi xem xét các nhà nghiên cứu đã loại trừ hết tất cả các nguyên nhân chỉ còn duy nhất tình trạng nhịp nhanh xoang cho thấy có khả năng tiên lượng thấp ở những bệnh nhân ung thư. 

Các nhà nghiên cứu đã phân tích 622 bệnh nhân ung thư, bao gồm ung thư phổi, bệnh bạch cầu, ung thư hạch hoặc đa u tủy từ Trung tâm Y tế Đại học Rush từ 2008 đến 2016. Trong đó, bệnh nhân nữ chiếm 60,5%, bệnh nhân người da trắng chiếm 76,4% và độ tuổi trung bình 70 tuổi. Ngoài ra, các nhóm bệnh nhân ung thư ở giai đoạn 4 chiếm 69,4% và bệnh nhân ung thư phổi chiếm 43%. Trong nghiên cứu này chỉ có 50 bệnh nhân mắc phải tình trạng nhịp tim nhanh còn 572 bệnh nhân còn lại không xuất hiện tình trạng này. Đối với những bệnh nhân bị nhịp tim nhanh tham gia nghiên cứu họ phải trải qua 3 lần kiểm tra khác nhau trong vòng một năm chẩn đoán, ngoại trừ những trường hợp nào có tiền sử bị thuyên tắc phổi, rối loạn chức năng tuyến giáp, phân suất tống máu dưới 50%, rung tâm nhĩ và nhịp tim trên 180 bpm.

Phân suất tống máu: Là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá chức năng tim của các bệnh nhân suy tim.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn đánh giá tỷ lệ tử vong ở từng đối tượng bệnh nhân như độ tuổi, các đặc điểm khác biệt đáng kể giữa nhịp tim trên 100 bpm và dưới 100 bpm, cũng như các điều kiện khác như chủng tộc, albumin, hemoglobin, thuốc chẹn beta, bệnh thận, sử dụng chất làm loãng máu và loại ung thư. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn xem xét và kiểm tra đến các yếu tố sau đây cũng có thể dẫn đến tử vong như bệnh động mạch vành, đột quỵ, tiểu đường, hút thuốc và phóng xạ. Và tình trạng nhịp tim nhanh được xem là một yếu tố dự báo duy nhất đều dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở cả hai mô hình trên. Từ đó những điều này, các nhà nghiên cứu đã thấy được có 62% đã tử vong ở những bệnh nhân bị nhịp tim nhanh trong vòng 10 năm sau khi chẩn đoán so với 22,9% của nhóm không bị nhịp tim nhanh. 

Tác giả cao cấp Tochi M. Okwuosa, Giám đốc chương trình ung thư tim mạch tại Trung tâm y tế Đại học Rush cho biết: Hiện tại, chúng tôi đang liên tục tìm hiểu về tình trạng này được xem là rủi ro duy nhất mà bệnh nhân ung thư đang phải đối mặt và từ nghiên cứu này chúng tôi đã phát hiện ra tình trạng nhịp tim nhanh là một tiên lượng tiêu cực có thể xảy ra ở bất kể loại ung thư nào. Và đây là một bằng chứng quan trọng có thể giúp ích các bác sĩ điều trị ung thư lẫn bệnh tim trong việc đảm bảo đem lại điều trị hiệu quả và tốt nhất có thể cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để có thể xác định việc kiểm soát tình trạng nhịp tim nhanh ở bệnh nhân ung thư có gây ra ảnh hưởng gì đến sự sống còn của họ hay không.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...