Nhịp Nhanh Thất
Nhịp nhanh thất là gì?
Nhịp nhanh thất (tên tiếng Anh là Ventricular Tachycardia) là một rối loạn nhịp tim (loạn nhịp tim) gây ra bởi các tín hiệu điện bất thường ở tâm thất của tim. Trong cơn nhịp nhanh thất, các xung động điện bất thường ở tâm thất làm cho tim đập nhanh hơn bình thường (>100 nhịp/phút) và không đồng bộ với tâm nhĩ. Vì thế, căn bệnh trên rất nguy hiểm vì có thể biến thành rung thất (VF) - cơ chế thường gặp nhất của đột tử tim, có khả năng gây tử vong cao.
Một rối loạn nhịp tim (loạn nhịp tim) gây ra bởi các tín hiệu điện bất thường ở tâm thất của tim.
Nguyên nhân gây ra nhịp nhanh thất là gì?
Hiện nay, nguyên nhân gây ra Nhịp nhanh thất là do sự gián đoạn các xung động điện bình thường kiểm soát tần số hoạt động bơm máu của tâm thất. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra các ảnh hưởng xấu với hệ thống điện của tim bao gồm:
- Bệnh mạch vành.
- Bệnh cơ tim.
- Bệnh tim do tăng huyết áp.
- Bệnh van tim.
- Viêm cơ tim và bệnh tim do thâm nhiễm.
- Do tác dụng phụ của thuốc.
- Sau các phẫu thuật tim.
- Rối loạn cân bằng điện giải.
- Tình trạng tăng cathecholamine ở người nghiện cocain hoặc u tuỷ thượng thận.
- Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh hay mắc phải.
- Chấn thương do tổn thương điện.
- Tim nhanh thất tự phát mà ổ khởi phát hầu hết ở đường ra thất phải.
Do sự gián đoạn các xung động điện bình thường kiểm soát tần số hoạt động bơm máu của tâm thất.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh nhịp nhanh thất là gì?
Thông thường các cơn Nhịp nhanh thất thoáng qua có thể không gây ra bất kì triệu chứng nào ở một số trường hợp. Tuy nhiên có một số trường hợp khác có thể có các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm:
- Hoa mắt.
- Khó thở.
- Lâng lâng.
- Đánh trống ngực (cảm giác như tim bạn đang chạy đua).
- Đau ngực.
- Động kinh.
Động kinh.
Ngoài ra, nếu căn bệnh trên kéo dài trong một thời gian dài sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể gây ra, bao gồm:
- Mất tri giác hoặc ngất.
- Ngừng tim.
Điều trị ở bệnh nhịp nhanh thất
Hiện nay, mục tiêu để điều trị căn bệnh trên là khôi phục nhịp tim bình thường, điều hòa nhịp tim và ngăn ngừa các cơn nhịp nhanh thất xảy ra trong tương lai.
Việc điều trị nhịp nhanh thất phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh hoặc mức độ của căn bệnh trên. Sau đây là các phương pháp điều trị căn bệnh trên như sau:
Cơn tim nhanh thất bền bỉ
Điều trị cắt cơn
+ Thông thường thì bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh sử dụng thuốc nếu không có nhiều triệu chứng nặng nề. Các loại thuốc để điều trị bệnh Nhịp nhanh thất, bao gồm:
- Lidocain (xylocain):
Tác dụng tốt, thời gian bán huỷ ngắn 20-30 phút, ít tác dụng phụ, ít ảnh hưởng tới dẫn truyền nhĩ thất cũng như sức co bóp cơ tim do đó có thể dùng tốt cho những bệnh nhân có suy tim.
Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng phụ lên thần kinh trung ương gây kích thích vật vã, thao cuồng, trong nhưng trường hợp như vậy chỉ cần giảm liều lượng thuôc mà không cần ngừng hẳn sử dụng thuốc.
- Cordarone (amiodarone):
Thuốc có tác dụng tốt đối với rối loạn nhịp thất, ít ảnh hưởng đến chức năng tim. Tiêm tĩnh mạch chậm trong trường hợp cần cắt cơn nhanh, nhưng chỉ sử dụng khi chức năng tim còn tốt.
- Procainamide:
Khi xylocain không có kết quả, huyết động ổn định có thể dùng procainamide tiêm tĩnh mạch chậm 100 mg/lần, sau 5-10 phút không kết quả có thể nhắc lại lần hai.
- Diphenitoin:
Thuốc có tác dụng tốt trong trường hợp nhịp nhanh thất do ngộ độc digitalis.
- Propafenone:
Có thể làm giảm chức năng tim. Liều lượng (300-600 mg/ngày chia làm 2 lần).
- Flecainide:
Cũng tương tự như propafenone là có thể làm giảm chức năng tim. Liều lượng (200-400 mg/ngày chia làm 2 lần).
- Tạo nhịp thất có chương trình (vượt tần số, dưới tần số hoặc tạo nhịp thất sớm có chương trình):
Phương pháp này nhằm tạo các xung động xâm lấn vào vòng vào lại, phá vỡ vòng vào lại và làm ngưng cơn nhịp nhanh thất. Phương pháp này rất có hiệu quả để cắt cơn nhịp nhanh thất do vòng vào lại và có thể sử dụng khi bệnh nhân có rối loạn huyết động.
Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ đề ra.
- Sốc điện chuyển nhịp:
- Sốc điện cấp cứu khi có các triệu chứng nặng nề như tụt áp, đau thắt ngực, suy tim nặng.
- Sốc điện khi các biện pháp khác không kết quả.
- Sốc điện đồng bộ, có gây mê, liều điện 200-360J.
Điều trị dự phòng tái phát cơn
- Khi đó các bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc chống loạn nhịp tim theo đường uống. Có thể sử dụng một trong các thuốc chống rối loạn nhịp tim như Amiodarone, Mexitil, Procainamide, Rythmodan, Propafenone, Flecainide...
- Nếu việc điều trị thuốc không có hiệu quả thì bác sĩ có thể sử dụng một trong các biện pháp sau:
+ Cấy máy tạo nhịp thất chống nhịp nhanh.
+ Triệt bỏ nhịp nhanh thất bằng năng lượng sóng có tần số radio qua dây thông điện cực (Catheter).
+ Phẫu thuật cắt bỏ ổ loạn nhịp.
Cơn tim nhanh thất không bền bỉ
- Điều trị cắt cơn: Chỉ điều trị khi bệnh nhân có triệu chứng và sử dụng các thuốc để cắt cơn tim nhanh như trong điều trị nhịp nhanh thất bền bỉ.
- Điều trị dự phòng tái phát cơn: Giống như trong điều trị phòng tái phát cơn của nhịp nhanh thất bền bỉ.
Phòng ngừa ở bệnh nhịp nhanh thất
Tập thể dục và ăn uống lành mạnh, ăn ít mỡ, ít muối, ăn nhiều rau củ .
- Tập thể dục và ăn uống lành mạnh, ăn ít mỡ, ít muối, ăn nhiều rau củ quả và ngũ cốc nguyên cám.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Kiểm soát huyết áp và cholesterol máu tốt.
- Ngừng hút thuốc.
- Sử dụng rượu bia điều độ: Với người lớn khỏe mạnh, ở nữ mọi lứa tuổi và nam lớn hơn 65 tuổi được uống 1 ly/ngày, và 2 ly/ngày cho nam dưới 65 tuổi. Trong một số bệnh, người bệnh phải kiêng hoàn toàn rượu bia.
- Đừng sử dụng thuốc kích thích.
- Sử dụng các thuốc không kê đơn cẩn thận.
- Hạn chế dùng cà phê.
- Kiểm soát căng thẳng.
- Đi khám tổng quát đúng lịch.