Nhịp Nhanh Nhĩ

Nhịp Nhanh Nhĩ

Nhịp nhanh nhĩ là gì?

Nhịp nhanh nhĩ (tên tiếng Anh là Atrial Tachycardia) là tình trạng xuất hiện nhịp nhanh trên thất ít gặp nhất. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những trẻ đã từng phẫu thuật tim. Nhịp nhanh nhĩ cũng có thể xuất hiện bởi nhiễm trùng, do thuốc hoặc dùng rượu bia. Ở một trường hợp, nhịp nhanh nhĩ gia tăng trong thời kì mang thai hoặc do tập thể dục. Các cơn nhịp nhanh nhĩ thường bắt đầu chậm, tăng dần lên hơn 100 nhịp/phút trước khi trở về bình thường khoảng 60-80 nhịp/phút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những cơn nhịp nhanh nhĩ này xuất hiện một cách đột ngột hoặc kéo dài liên tục. 

Tình trạng xuất hiện nhịp nhanh trên thất ít gặp nhất.

Tình trạng xuất hiện nhịp nhanh trên thất ít gặp nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh Nhịp nhanh nhĩ là gì?

Hiện nay, căn bệnh trên xảy ra khi các xung điện trong tâm nhĩ xuất hiện 1 cách bất thường bất thường. Điều này gây ảnh hưởng tới các xung điện truyền ra từ nút xoang – máy tạo nhịp tự nhiên của cơ thể - làm cho nhịp tim của người bệnh tăng lên, ngăn cản tim họ có đủ thời gian để được bơm đầy máu trước khi tống máu ra khỏi tim tới các cơ quan khác trong cơ thể. Khi đó, kết quả là các cơ quan đó không nhận đủ máu và gây nên những triệu chứng kể trên.

Sau đây là các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nhịp nhanh nhĩ bao gồm:

Uống nhiều rượu bia, cà phê hoặc uống rượu mỗi ngày.

Uống nhiều rượu bia, cà phê hoặc uống rượu mỗi ngày.

- Phụ nữ.

- Tập thể dục quá nhiều.

- Lo lắng.

- Uống nhiều rượu bia, cà phê hoặc uống rượu mỗi ngày.

- Có tiền sử bệnh tim như nhồi máu cơ tim hoặc bệnh van tim 2 lá, bệnh tim bẩm sinh.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh Nhịp nhanh nhĩ là gì?

Sau đây là các triệu chứng thường gặp của căn bệnh trên bao gồm:

Hoa mắt chóng mặt.

Hoa mắt chóng mặt.

- Mạch nhanh.

- Hoa mắt chóng mặt.

- Đánh trống ngực hoặc tăng nhịp tim.

- Đau tức ngực.

- Khó thở.

- Ngất xỉu hoặc cảm thấy lâng lâng.

- Ngưng tim, mất ý thức.

Cách điều trị - phòng tránh bệnh Nhịp nhanh nhĩ như thế nào?

Điều trị bệnh Nhịp nhanh nhĩ 

Hiện nay, để điều trị căn bệnh trên bác sĩ sẽ tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh nhân hoặc các yếu tố kích hoạt cơn nhịp nhanh nhĩ. Ngoài ra để kiểm soát các bệnh có thể kích hoạt cơn nhịp nhanh nhĩ của người bệnh, bác sĩ có thể khuyên họ thực hiện các phương pháp điều trị như sau, bao gồm:

Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim.

Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim.

- Nghiệm pháp phế vị:

người bệnh có thể tạm thời làm chậm nhịp tim bằng cách nín thở và ngâm mặt vào nước đá hoặc ho.

- Dùng thuốc:

bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim hoặc khôi phục nhịp tim về mức bình thường.

- Chuyển nhịp:

nếu tình trạng loạn nhịp tim của người bệnh không đáp ứng với nghiệm pháp phế vị hoặc dùng thuốc và nguyên nhân gây ra cơn nhịp nhanh không thể xác định và không thể điều trị được, bác sĩ có thể cho người bệnh thực hiện chuyển nhịp bằng dòng điện. Trong thủ thuật chuyển nhịp bằng dòng điện, bác sĩ sẽ đưa máy kích điện lên ngực và cho dòng điện chạy qua. Dòng điện này sẽ ảnh hưởng tới các xung điện trong tim và có thể khôi phục nhịp tim bình thường.

- Cắt bỏ mô bệnh bằng ống thông:

phương pháp này được thực hiện khi có một con đường dẫn điện bất thường làm tăng nhịp tim. Bác sĩ sẽ luồn một ống thông vào đùi hay cổ rồi đưa lên tim theo các mạch máu. Các điện cực ở đầu ống thông có thể dùng nhiệt, năng lượng cực kì lạnh hay năng lượng của sóng vô tuyến để cắt bỏ mô bệnh bất thường.

- Đặt máy tạo nhịp:

nếu người bệnh gặp các cơn nhịp nhanh nhĩ thường xuyên và tất cả các lựa chọn điều trị trên không thành công, khi đó bác sĩ có thể cân nhắc đặt máy tạo nhịp để tạo các xung động điện bình thường cho tim của người bệnh. Với những người có cơn nhịp nhanh nhĩ, thủ thuật này thường được sử dụng sau thủ thuật cắt nút nhĩ thất bằng ống thông.

Biện pháp tự chăm sóc

Ngoài việc được điều trị bằng các cách đã nêu ở trên, người bệnh có thể giữ cho trái tim của mình được khỏe mạnh bằng các thay đổi lối sống lành mạnh như sau:

- Ăn các loại thức ăn có lợi cho tim, ăn ít muối và chất béo đông, ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên cám.

- Tập thể dục thường xuyên và gia tăng các hoạt động thể lực.

- Ngưng hút thuốc.

- Duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe.

- Giữ huyết áp và mức cholesterol máu trong tầm kiểm soát.

- Uống rượu bia điều độ.

- Đi tái khám đầy đủ theo hẹn. 

Phòng tránh bệnh Nhịp nhanh nhĩ

Tăng hoạt động thể lực.

Tăng hoạt động thể lực.

- Ăn uống lành mạnh, điều độ, ăn các loại thức ăn có lợi cho tim mạch.

- Tăng hoạt động thể lực.

- Tránh hút thuốc lá.

- Duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe.

- Hạn chế hoặc không uống rượu bia.

- Giảm căng thẳng.

- Nghỉ ngơi hợp lý.

- Tránh sử dụng các chất kích thích hoặc dùng thuốc bừa bãi.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...