Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu

Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh gì?

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) sẽ xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu là cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu ở thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo là những nơi thường bị nhiễm trùng nhất.

Và căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi người bất kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nữ giới lại có tỷ lệ bị bệnh cao hơn nam giới, vì họ có niệu đạo ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Hiện nay nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh trên là do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) được tìm thấy ở trong ruột, mặc dù bệnh vẫn có thể gây ra do một số loại vi khuẩn khác. Tuy nhiên khi Khuẩn E.coli ở trên da hoặc gần hậu môn có thể vào trong đường tiết niệu và di chuyển lên trên các bộ phận khác. Vì thế ở phụ nữ, vì đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn ở nam giới, nên nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn.

Khi đó vi khuẩn có khả năng đi vào trong đường tiết niệu qua các ống thông được dùng trong điều trị y khoa hoặc khi sỏi hay các dị tật bẩm sinh làm tắc nghẽn đường tiểu hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, căn bệnh trên cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng từ nơi khác đến thận. Và nó thường không lây nhiễm, nhưng khi quan hệ tình dục với người đang bị nhiễm trùng có thể gây đau vì thế nên được tránh.

Bên cạnh đó vẫn có một số các nguyên nhân khác có thể khiến cho đường tiết niệu bị viêm bao gồm:

  • Một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide.
  • Xạ trị ở khu vực xương chậu.
  • Đặt ống thông cơ thể trong một thời gian dài.
  • Chất hóa học: Một số chất hóa học trong các sản phẩm như xà phòng tạo bọt, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ… Có thể gây dị ứng ở một số người. Tình trạng dị ứng này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Do biến chứng của một số bệnh khác như tiểu đường, sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt…

Ngoài ra, các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm:

  • Giới tính: Niệu đạo nữ ngắn hơn nam nên con đường vi khuẩn đến bàng quang ngắn hơn, khiến nữ dễ bệnh hơn nam.
  • Hoạt động tình dục không an toàn.
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai: Phụ nữ sử dụng màng ngăn hoặc thuốc diệt tinh trùng có khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Đã mãn kinh: Sau mãn kinh, sự thiếu hụt estrogen gây thay đổi đường tiết niệu, làm bạn dễ nhạy cảm với nhiễm trùng hơn.
  • Bất thường đường tiết niệu: trẻ sơ sinh có dị tật đường tiết niệu làm cho nước tiểu không thải ra ngoài như bình thường được hoặc làm nước tiểu ứ lại trong niệu đạo có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Bị tắc nghẽn đường tiểu: Sỏi hoặc tuyến tiền liệt phì đại có thể làm nước tiểu bị ứ lại trong bàng quang.
  • Bị suy giảm miễn dịch: Tiểu đường và các bệnh lý khác gây suy yếu hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đặt ống thông tiểu: Gặp ở những người không thể tự đi tiểu được và phải đặt ống thông để rút nước tiểu ra. Đó có thể là những bệnh nhân đang nằm viện, bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh không kiểm soát được chức năng tiểu tiện và bệnh nhân bị liệt.

Triệu chứng thường thấy của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Hiện nay có rất nhiều triệu chứng có thể nhận biết được căn bệnh này nhưng các triệu chứng sau đây là phổ biến nhất bao gồm đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, không kiểm soát được dòng chảy, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, hay có mủ hoặc máu trong nước tiểu. Ngoài ra, người bệnh đặc biệt là phụ nữ sẽ cảm thấy đau vùng xương mu. Và tùy vào cơ quan bị nhiễm trùng, các triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện như sau:

  • Nếu thận bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị sốt, buồn nôn, nôn mửa, hay run rẩy hoặc đau lưng.
  • Nếu bàng quang bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ thấy đau tức (bụng dưới), thường xuyên đi tiểu nhưng tiểu buốt và ra máu.
  • Nếu niệu đạo bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ đi tiểu buốt và có dịch tiết ra từ niệu đạo.

Cách điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu như thế nào?

Hiện nay để điều trị căn bệnh trên bác sĩ thường kê toa cho bệnh nhân dùng thuốc đưa ra chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân như dùng kháng sinh trong 3 - 10 ngày. Người bệnh cần uống nhiều nước để giúp rửa trôi đường tiểu. Ngoài ra, uống nước ép trái cây cũng như vitamin C để làm tăng axit trong nước tiểu có thể hữu ích và nên tránh các đồ uống có cồn hoặc caffeine. Không những thế thuốc phenazopyridine sẽ giúp người bệnh giảm đau khi tiểu. Tuy nhiên loại thuốc này sẽ làm đổi màu nước tiểu. Và các thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen cũng được sử dụng nếu cần. Bên cạnh đó bệnh nhân có thể ngồi ngâm trong nước ấm để làm dịu cơn khó chịu. Và cần nghỉ ngơi đầy đủ cho đến khi hết sốt và đau.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...