Nhiễm Khuẩn Helicobacter Pylori - HP
Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori - HP là gì?
Helicobacter Pylori là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
Vi khuẩn Hp thường tồn tại âm thầm và lâu dài trong dạ dày bệnh nhân như một phần của hệ sinh thái dạ dày. Chúng hiếm khi sinh ra độc tính gây nên các biểu hiện cấp tính. Thông thường vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ phối hợp với các tác nhân khác như căng thẳng, stress, bia rượu và gây ra các bệnh dạ dày.
Vi khuẩn Hp thường tồn tại âm thầm và lâu dài trong dạ dày.
Trong niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp sẽ sản sinh ra catalase. Đây là chất khiến cho niêm mạc dạ dày bị phá hủy. Mất đi lớp bảo vệ tại niêm mạc cùng với những ảnh hưởng do axit dạ dày gây ra có thể làm cho bệnh viêm loét dạ dày tiến triển xấu hơn.
Sau một thời gian dài, vi khuẩn Hp có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày ở người bệnh. Đây chính là mối nguy hại lớn nhất mà loại vi khuẩn này gây ra.
Nguyên nhân thường thấy ở nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori - HP là gì?
- Lây nhiễm từ thành viên trong gia đình.
- Nơi tập trung đông người, gia đình đông con.
- Vệ sinh, y tế phòng dịch kém.
- Nhiễm vi khuẩn Hp khi làm thủ thuật nội soi dạ dày.
Các yếu tố gây nguy hiểm.
Nhiễm khuẩn H. pylori thường gặp ở trẻ em, những yếu tố nhiễm H. pylori có thể liên quan đến điều kiện sống của mỗi người, chẳng hạn như:
- Không có nguồn cung cấp nước sạch đáng tin cậy.
- Những người sống ở các nước đang phát triển, nơi điều kiện sống chưa cao có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn.
- Sống với người bị nhiễm H. pylori thì khả năng nhiễm khuẩn H. pylori cao hơn.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori - HP là gì?
Hầu hết người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng gì. Tuy nhiên cũng có một số biểu hiện cho thấy cơ thể đã vị nhiễm khuẩn HP như đau bụng, buồn nôn, chán ăn, ợ nhiều,... Ngoài ra khi thấy các triệu chứng sau có thể là yếu tố dẫn tới nhiễm khuẩn HP:
- Đau hoặc bỏng rát vùng bụng ở trên. Đau bụng tăng lên khi đói.
- Buồn nôn ngay cả khi đói và không ăn.
- Nôn khan, đặc biệt vào sáng sớm.
- Chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
- Đầy bụng, ợ nhiều.
- Sút cân không rõ nguyên nhân.
- Thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn.
Cách điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori
Để điều trị bệnh nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần phải sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ để giúp diệt trừ được H. pylori do khả năng phát triển kháng thuốc đặc biệt. Nhiễm khuẩn H. pylori thường được điều trị với ít nhất hai loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc để giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển kháng lại một kháng sinh đặc hiệu. Bác sĩ cũng sẽ kê toa hoặc giới thiệu một loại thuốc ngăn ngừa acid, để giúp bảo vệ dạ dày của người bệnh.
Phác đồ điều trị hp phải được thực hiện trong 10 đến 14 ngày. Các loại thuốc có thể bao gồm:
- Hai loại kháng sinh khác nhau, như clarithromycin (Biaxin), amoxicillin, tetracycline, hoặc metronidazole (Flagyl)
- Các chất ức chế bơm proton, như omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), hoặc esomeprazole (Nexium)
- Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol), trong một số trường hợp.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng chống nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori
Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp, bạn cần chủ động tiến hành các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh chỗ ở.
- Cách lý người bệnh.
- Kiểm tra vi khuẩn Hp khi có các dấu hiệu bệnh dạ dày.
- Sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp.