Nguyên tắc điều trị bệnh tả là gì? Làm sao cách ly, tiêu độc?

Nguyên tắc điều trị bệnh tả là gì? Làm sao cách ly, tiêu độc?

Nguyên tắc điều trị bệnh tả là: 

1. Bổ sung nước: đây là biện pháp quan trọng cấp cứu trẻ bị mất nước, kịp thời truyền tĩnh mạch nước muối glucose để giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Trước khi đưa bệnh nhân đi bệnh viện, hoặc ở vùng sâu vùng xa thiếu thiết bị truyền dịch có thể uống bù nước nhằm giảm tử vong. 

2. Điều trị bằng thuốc kháng sinh: tetracycline, chloramphenicol, doxycycline... đều có thể ức chế sự sinh trưởng của phẩy khuẩn tả.

3. Điều trị cấp cứu: trọng điểm cấp cứu là khắc phục mất nước, nhiễm độc axit, chống sốc, trợ tim và chú ý phòng ngừa suy chức năng thận cấp. 

4. Ăn uống: trẻ nôn mạnh và tiêu chảy cần kiêng ăn, trẻ có thể ăn được thì cho ăn thức ăn lỏng. 

Cách ly tiêu độc:

bệnh tả cực kỳ dễ lây, hay gây thành dịch. Một khi đã phát hiện có người mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh này thì phải cách ly ngay, và đưa ngay đến khoa lây bệnh viện điều trị. Đối với người bệnh nguy kịch thì phải sơ cứu tại chỗ rồi mới chuyển viện. Trên đường đưa bệnh nhân đi viện cần đem theo bô nhổ hoặc bô đựng phân. Đối với các thứ dụng cụ vận chuyển, đồ dùng và rác bị nhiễm trên đường vận chuyển phải lập tức xử lý tiêu độc bằng bột tẩy hoặc axit cacbonic. Qua điều trị, triệu chứng lâm sàng của trẻ đã hết, ngày hôm sau cấy phân, ba lần âm tính thì thôi cách ly. Người tiếp xúc với trẻ bệnh có thể uống tetracycline dự phòng, và cách ly 5 ngày để theo dõi, 3 lần cấy phân âm tính thì thôi cách ly.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...