Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa trị trẻ bị suy dinh dưỡng
Do thiểu năng lượng và protein trong thức ăn nên cơ thể phải huy động năng lượng dự trữ ở gan, lớp mỡ dưới da do đó da teo đét. Do thiếu Protid trong thức ăn nên protid máu (đặc biệt là albumin máu) giảm gây nên giảm áp lực keo gây ra phù. Do giảm protid máu => giảm kháng thể => mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Do thiếu protid, thiếu các acid amin đặc biệt là acid amin huỷ mỡ nên => gan to, thoái hóa mỡ. Do thiếu năng lượng => quá trình chuyền hóa bị dở dang => ứ đọng ceton => nhiễm toan chuyển hóa.
CÁC TRIỆU CHỨNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ
1. Cách triệu chứng lâm sàng của bênh suy dinh dưỡng
1.1. Suy dinh dưỡng mức độ nhẹ (độ I)
Cân nặng dưới - 2SD đến - 3SD tương đương với cân nặng còn 70-80% so với cân nặng trẻ bình thường. Lớp mỡ dưới da bụng mỏng. Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
1.2. Suy dinh dưỡng mức độ vừa (độ II)
Cân nặng dưới - 3SD đến - 4SD tương đương với cân nặng còn 60-70% so với cân nặng trẻ bình thường. Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông và chi. Rối loạn tiêu hóa từng đợt, trẻ kém ăn
1.3. Suy dinh dưỡng mức độ nặng (độ III)
a. Suy dinh dưỡng thể teo đét:
Cần nặng dưới - 4SD tương đương với cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng trẻ bình thường. Mật toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi => trẻ teo đét, da bọc xương, vẽ mặt cụ già. Cơ nhão => ảnh hưởng đến sự vận động của trẻ. Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi. Trẻ kèm theo ăn hoặc kém ăn. Thường xuyên có rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, phân sông. Gan to hoặc bình thường.
b. Thể phù (Kwashiorkor):
Cân nặng sụt từ 20 - 40% so với cân nặng của trẻ bình thường (xấp xỉ -2SD đến -4SD). Phù toàn thân: phù trắng, mềm,
ấn lõm. Xuất hiện các mảng sắc tố dưới da. Rối loạn tiêu hóa nặng: phần sông, lỏng, nhầy mỡ. Trẻ ăn kém, nôn, trớ. Tóc thưa, để rụng, móng mềm dễ gẫy. Kém vận động.
c. Thể phối hợp (Marasmus- Kwashiorkor):
Cần nặng sụt > 40%% so với cân nặng trẻ bình thường. Phù toàn thân. Mất lớp mỡ dưới da. Rối loạn tiêu hóa nặng. Thiếu máu, mù lòa do thiếu vitamin A. Cận lâm sàng. CTM. XN nước tiểu: nước tiểu ít, màu vàng, có thể có ít albumin. Tỷ lệ Ure/Creatinin giảm. Phân: có nhiều chất chưa tiêu hóa. Dịch tiêu hóa: Độ toan toàn phân, độ toan tự do, men pepsin, trypsin dịch ruột và tá tràng đều giảm. Miễn dịch: lgA giảm. XQ: có dấu hiệu loãng xương, điểm cốt hóa chậm.
2. Chẩn đoán nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ
2.1. Chẩn đoán nguyên nhân suy dinh dưỡng
Do nguyên nhân ăn uống. Do mắc bệnh nhiễm khuẩn (cấp hoặc mạn). Do cơ thế mắc các dị vật.
2.2. Chẩn đoán mức độ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (1981). Chẩn đoán theo thế lâm sàn. Marasmus; Kwashiorkor hay thể hỗn hợp Marasmus- Kwashiorkor.
3. Điều trị bệnh suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và vừa (có thể điều trị tại nhà)
3.1. Chế độ ăn
Điều chỉnh chế độ ăn theo ô vuông thức ăn. Nếu trẻ đang còn bú thì tiếp tục cho bú. Khi trẻ đã cai sữa thì cho uống sữa bò, đậu nành, Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nếu có. Hướng dẫn cho bà mẹ biết cách nuôi trẻ khoa học và cách điều trị ngoại trú. Suy dinh dưỡng mức độ nặng (điều trị tại bệnh viện).
3.2. Bù nước - điện giải
Nếu mất nước nhẹ - trung bình thì:
Chế độ uống Oresol 50- 100ml/kg x 6 giờ đầu. Sau 6 giờ đánh giá lại kết quả: nếu tình trạng bệnh không thay đổi: tiếp tục cho uống. Nếu tình trạng bệnh nặng lên thì phải truyền Ringer lactat cho đến khi hết dấu hiệu mất nước.
Chế độ ăn: với khẩu phần ăn phải tăng dần từ 90-200 Kcal/kg/24h; duy trì 120 kcal/kg/24h. Protein tăng từ 2- 7g/kg/24h; duy trì 5g/kg/24h (chủ yếu là protid động vật). Nếu trẻ không chịu ăn phải đưa qua sonde.
3.3. Bồi phụ vitamin và khoáng chất
Uống vitamin A: Trẻ dưới 1 tuổi: ngày thứ 1: vitamin A 100.000 UI/uống. Ngày thứ 2: vitamin A 100.000 UI/uống. Sau 2 tuần: vitamin A 100.000 Ul/uống. Trẻ > 1 tuổi: dùng với liều gấp đôi. Nếu trẻ nôn, ỉa chảy nhiều thì dùng đường tiêm liều bằng 1⁄2 đường uống. Nhỏ mắt vitamin A, chloramphenicol 0,4% x 2-3 lần/24h. Muối khoáng K+ 1 g/24h x2 tuần.
4. Điều trị thiếu máu
Khi Hb < 4g/dL thì có chỉ định truyền máu. Số lượng máu truyền từ 10-15ml/kg; tốt nhất là truyền khối HC. Viên sắt 0,05- 0,1g/24h dùng trong 3 tháng. Acid folic 5g/24h dùng 2 tuần đến 2 tháng.
4.1. Chống nhiễm khuẩn
4.2. Điều trị các triệu chứng khác
Chống hạ đường huyết: uống nước đường, sữa hoặc truyền TM glucose 20-30%. Chồng hạ nhiệt bằng ủ ấm, mẹ nằm gần con. Chăm sóc da: vệ sinh da, nếu có lở loét thì chấm xanh methylen hoặc dầu cá 2-3 lần/24h.
5. Phòng bệnh Chăm sóc trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ và bổ sung các phướng pháp sau:
- Tiêm chủng.
- Theo dõi cân nặng.
- Sinh đẻ có kế hoạch.
5.1. Phải làm gì để phòng tránh SDD cho trẻ?
Chắc rằng các bạn đều mong muốn con cái mình khỏe mạnh, hồng hào, bụ bẩm, ít bị bệnh và chóng lớn. Điều ước mong đó hoàn toàn có thể thực hiện được trong hoàn cảnh nước ta hiện nay. Sau đây là một số điều chủ yếu bạn cần làm:
5.2. Đầu tiên trẻ cần được chăm sóc tốt, ngay từ khi còn là một thai nhi trong bụng mẹ
- Người mẹ có khỏe mạnh, thì thai nhi mới mạnh khỏe. Do đó, người mẹ cần được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đủ chất và điều độ. Nếu kinh tế gia đình bạn chưa sung túc lắm, thì có thể người cha phải “hi sinh” một chút, đề dành phần “ưu tiên” cho người mẹ, nghĩa là cho cả hai người: người mẹ và thai nhi.
- Lao động của người mẹ trong thời gian mang thai phải được thu xếp hợp lý. Người mẹ vẫn nên lao động, nhưng lao động một cách điều độ, nhẹ nhàng. Phải tránh những cố gắng quá sức, như chạy nhanh, khiêng vác nặng. Nhất thiết tránh thức khuya quá mức.
- Việc bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ là hết sức quan trọng. Trong thời gian mang thai, tất cả các bệnh của bà mẹ, có khi chỉ là những bệnh rất nhẹ, như cảm cúm... đều ảnh hưởng tới thai nhi. Một số bệnh của bà mẹ lại có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho trẻ như sứt môi, vẹo cột sống, khoèo chân tay v.v... và dẫn tới SDD. Do đó, việc phòng bệnh, chữa bệnh cho các bà mẹ đang mang thai là cực kỳ quan trọng. Nếu không may bà mẹ mắc một bệnh gì đó trong lúc có thai, thì nhất thiết phải đi khám bệnh ngay, để bác sĩ cân nhắc tình hình bệnh tật, thai nghén... mà quyết định việc điều trị một cách hợp lý và an toàn nhất. Chớ bao giờ tự ý dùng thuốc bừa bãi. Có nhiều loại thuốc có hại tới thai nhi và đã có nhiều thai nhi bị dị tật do những thuốc đó (những điều này đã được trình bày chỉ tiết ở phần trên).
5.3. Trẻ cần được nuôi dưỡng tốt ngay từ khi mới ra đời
Việc đó sẽ đặt một cơ sở tốt cho sức khỏe căn bản của trẻ, đề từ đó có thể có điều kiện để phát triển sau này. Ở tuổi sơ sinh trẻ càng được mạnh khỏe, thì đến các lứa tuổi sau, trẻ càng có điều kiện phát triển tốt.
5.4. Trẻ cần được theo dõi sức khỏe định kỳ
Hiện nay, các địa phương đã có các trạm y tế, bạn hãy cho trẻ đi khám định kỳ tại đó, để theo dõi sự phát triển của trẻ và để phát hiện sớm bệnh tật nếu có, để việc điều trị được kịp thời.
Bạn cũng cần cho trẻ tới các trạm y tế đó để chích ngừa (tiêm chủng) đầy đủ và đúng hạn.
5.5. Bạn đừng quên “kế hoạch hóa” việc sinh đẻ
Vấn đề này đã được nói đến rất nhiều. Ở đây, chỉ xin nhắc lại một điều thực tế: có ít con, thì mới có điều kiện nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ thật tốt, để trẻ mạnh khỏe, phát triển tốt và không bị SDD.
6. Vấn đề nuôi dưỡng trẻ.
6.1. Nuôi dưỡng thế nào là tốt?
Đã có nhiều chuyên gia về dinh dưỡng nghiên cứu vấn đề này. Và cũng đã có nhiều phương pháp dinh dưỡng được đề ra, được in thành sách. Những phương pháp đó có những chỉ tiết khác nhau đôi chút nhưng về căn bản thì giống nhau và tất cả đều nhắm một mục đích: cung cấp cho trẻ đủ chất dinh dưỡng, và những chất đó phải được lựa chọn sao cho cơ thể trẻ có thể hấp thụ được. Có thế, cơ thể trẻ mới phát triển tốt được.
Phương pháp mà tôi giới thiệu với bạn sau đây, là một phương pháp đã được nghiên cứu cẩn thận ở nước ta, với sự giúp đỡ của “Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc” (UNICEF) và “Quỹ Dân số Liên hợp quốc” (UNFPA) và đã được chứng minh là đạt kết quả rất tốt.
Trước hết, bạn cân biết rằng, để phát triển cơ thể, trẻ luôn luôn cần đến 3 loại thức ăn sau đây:
a. Thức ăn xây dựng:
Loại thức ăn này làm cho cơ thể trẻ phát triển nhanh chóng. nên được mang tên là “xây dựng”, gồm chủ yếu là chất đạm. Chất đạm có nhiều trong sữa, thịt, cá, trứng, tôm, cua, cũng có trong một số thức ăn thực vật như các loại đậu (đỗ), hoặc mẻ (vừng). Chất đạm cũng góp phần làm cho trí tuệ trẻ phát triển.
b. Thức ăn bảo vệ:
Loại thức ăn này mang tên “bảo vệ”, vì giúp cho cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Các thức ăn này gồm các vitamin và các muối khoáng, thường có nhiều trong các loại trái cây và rau xanh hoặc rau đỏ, như rau ngót, rau đến, cà chua, cà rốt...
c. Thức ăn vận động:
Đây là loại thức ăn cung cấp “năng lượng” đưa “nhiên liệu” vào cơ thể trẻ, để trẻ hoạt động được mạnh mẽ. Các thức ăn này gồm nhiều loại: gạo, mì, bắp, khoai, dầu, mỡ, đường ...
Ba loại thức ăn trên đây đều cần thiết cho trẻ, đều quan trọng ngang nhau. Do đó, trong khi nuôi dưỡng trẻ, bạn phải nhớ cân bằng cả 3 loại nói trên.
6.2. Cho trẻ dưới 1 tuổi ăn như thế nào?
Có hai trường hợp khác nhau: Trường hợp mẹ có sữa, và trường hợp mẹ không có sữa.
* Trường hợp mẹ có sữa:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, quý nhất cho trẻ dưới 1 tuổi. Ngoài các chất đinh dưỡng, sữa mẹ còn mang theo nhiều chất khác rât bố ích, trong đó có những chật được gọi là “kháng thể”. Những “kháng thể” này có tác dụng bảo vệ bé, giúp cho trẻ có sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Những bé được nuôi bằng sữa mẹ thường khỏe mạnh, ít bệnh tật. Do đó, sữa mẹ tốt hơn sữa bò rất nhiêu.
Sữa non là sữa người mẹ có trong 6 ngày đầu sau khi sinh đẻ. Bạn hãy cho bé bú sữa non thật sớm. Sữa non rất giàu năng lượng, có nhiều khả năng tăng sức cho bé. Sữa non cũng chứa đựng rất nhiều “kháng thể”, giúp cho cơ thể bé đề kháng chống lại nhiều bệnh tật sau này.
Nên cho bé bú vào bất kỳ lúc nào bé đòi bú. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng đã chứng minh rằng phương pháp này cho bé bú vào bất kỳ lúc nào bé đòi bú, nghĩa là lúc bé đói là tốt hơn hắn phương pháp cũ - là phương pháp chia giờ cố định cho bú. Phương pháp mới cho bé bú vào bất kỳ lúc nào bé đòi bú làm cho bé tăng cân nhanh hơn. Hơn nữa, theo phương pháp mới này, số lần cho bú cũng chỉ là 8 -10 lần trong ngày, không nhiều lần hơn phương pháp cũ.
Vào khoảng giữa tháng ba trở đi, bạn hãy cho bé uống thêm nước trái cây ép. Ví dụ: mỗi ngày cho bé uống thêm 4 muỗng cà phê nước cam, chia làm 2 lần. Nên chọn những trái cam ngọt, vì vị chua có thể gây nôn ói cho bé. Nếu không có nước trái cây, bạn cho bé uống nước rau cũng tốt.
Từ tháng thứ tư trở đi, bạn có thể cho bé ăn thêm bột. Mới đầu, hãy pha bột loãng, rồi đậm dần, khi bé đã ăn được nhiêu, bạn sẽ pha đặc lên. Trong khi đó, vẫn cân cho bé bú mẹ đây đủ và uống thêm nước quả hoặc nước rau. Bạn nên cho thêm một chút dầu hoặc mỡ vào bột ăn hàng ngày.
Từ tháng thứ bảy trở đi, các thức ăn kể trên sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé nữa. Lúc này, bạn có thể cho trẻ ăn thêm cháo, cần cho thêm vào đó các loại thịt, cá, tôm, cua..., các loại đậu hoặc mè. Vẫn cần cho thêm dầu, mỡ vào các thức ăn đó và đừng quên rau hoặc củ.
Trong khi đó, bạn vẫn nên cho bé tiếp tục bú mẹ. Nếu bé được bú mẹ trong một năm thì tạm được, nhưng nếu bú mẹ được 2 năm thì mới gọi là “rất tốt”.
* Trường hợp mẹ không có sữa:
Có những người mẹ không có sữa. Và có cả những bà mẹ có sữa, nhưng vì lý do bệnh tật, bác sĩ khuyên không nên cho bé bú. Trong cả hai trường hợp này, phải cho bé bú ngoài. Khi đó, tốt nhất là cho bé được bú một bà mẹ khác có nhiều sữa. Vì như trên đã nói - sữa mẹ là tốt nhất, không thể có loại sữa nào khác - sữa bò, sữa trâu, sữa dê... có thể sánh được.
Còn nếu không có điều kiện như trên, thì dĩ nhiên phải dùng sữa một động vật khác, thông dụng nhất là sữa bò và tiện dụng hơn cả là loại sữa bột.
Bạn chỉ nên cho trẻ ăn sữa “nguyên chất” trong 2 tháng đầu. Sau đó, nên pha sữa bằng nước cháo loãng và nhớ cho bé dùng thêm nước quả hoặc nước rau. Chớ bao giờ cho bé chỉ ăn nước cháo đường hoặc cháo muỗi mà không có sữa, vì như thế bé sẽ nhanh chóng bị suy dinh dưỡng, từ đó sẽ luôn luôn bệnh tật.
Từ tháng thứ sáu trở đi, nên cho bé ăn một số chất bỗ khác: như bánh bích quy, kem trứng gà v.v...
6.3. Nuôi dưỡng trẻ trên 1 tuổi như thế nào cho tốt?
Bé rất cần được tiếp tục nuôi dưỡng băng sữa, dù là sữa mẹ hoặc sữa bò, cho tới 3 tuổi. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, tuy sữa vẫn là thức ăn tốt, quý, nhưng không đáp ứng được đủ nhu cầu phát triển của bé nữa. Bạn cần cho bé ăn thêm các thức ăn khác: ngoài bột, cháo, có thể dùng thêm mì (sợi), bánh đa, bánh phở nâu lên, rồi dần dần chuyển sang cơm (nấu mềm). Các thực phẩm dùng thêm, các thức ăn trên cần phong phú, sao cho đủ các chất “xây dựng”, “bảo vệ” và “vận động”.
Như vậy, hàng ngày bẻ cần có các thức ăn sau:
Chú ý cho bé ăn no và đủ chất, ít nhất là 4 bữa mỗi ngày. Nên thay đổi thức ăn cho bé đỡ chán, thay đối cả cách chế biến (nấu nướng). Không nên cho bé ăn “quà vặt” luôn miệng. Các “quà vặt” đó sẽ làm cho bé đến bữa ăn chính lại không ăn được nữa.
Cuối cùng, cần nhớ cho bé uống nước đầy đủ, chớ bao giờ để bé bị khát.
6.4. Nếu trong gia đình, phát hiện một bé bị SDD thì nên xử trí thế nào?
Đối với các bé SDD nhẹ: chưa bị teo đét, chưa bị phù, chưa mắc thêm một bệnh gì khác, chỉ mớt sụt cân dần, xanh xao, các bắp thịt mềm nhão, biếng cười đùa ..., bạn hoàn toàn có thể chữa trị cho bé tại gia đình.
1. Việc đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh lại chế độ ăn uống
của bé cho đúng với phương pháp đã nêu ở phần trên. Tóm lại là cho bé một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất và nhớ chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Không nên “nhồi nhét” một lúc thật nhiều thức ăn, vì bộ máy tiêu hóa của bé còn yếu kém trong thời gian SDD.
2. Việc thứ hai là cho bé dùng thêm một số thuốc:
* Vitamin A: cho bé uống 2 ngày liền:
+ Đối với bé dưới 12 tháng: mỗi ngày 100.000 đơn vị
+ Đối với bé trên 12 tháng: mỗi ngày 200.000 đơn vị
Sau 4 tuần, lại cho uống một lần như trên. Vitamin A là một chất rất cần thiết cho bé, nhất là đối với các bé đang bị SDD, vi vitamin A vừa có tác dụng phòng và trị bệnh khô mắt, bệnh quáng gà là những bệnh làm mắt mờ dần và có thể dẫn tới mù lòa, hay xảy ra ở các bẻ SDD.
* Acid folic: (biệt dược: Foldin, Speciafoldine v.v...) mỗi viên 5mg, cho bé uống mỗi ngày 1 viên. Acid folic giúp cho sự phát triển các tế bào của bé, đồng thời cũng giúp cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ ruột vào cơ thể bé tốt hơn.
* Sắt: (biệt được: Fumafer, Ascofer, Heliofer v.v...). Mỗi biệt dược nói trên lại chứa đựng một lượng sắt khác nhau. Vì vậy, bạn cần xem kỹ chai thuốc, hoặc hộp thuốc và tờ hướng dẫn cách dùng kèm theo. Trong đó, có ghi liều trung bình hàng ngày cho bé, bạn cứ theo đó cho bé dùng. Ví dụ: đối với viên Fumafer là loại thuốc hiện đang có nhiều trên thị trường (mỗi viên chứa đựng 200mg sắt), thì liều trung bình cho bé là 1 — 3 viên mỗi ngày. Bạn cũng có thể hỏi vị dược sĩ tại cửa hàng thuốc về liều lượng thuốc cụ thể cho bé.
Sắt là một chất rất cần thiết cho việc tạo ra hồng cầu (là các hạt màu đỏ, có chức năng chủ yếu là nuôi dưỡng cơ thê). Bạn cũng lưu ý là khi bé uống viên sắt, sẽ có thể đi tiêu ra phân đen, đó là điều bình thường do chất sắt tiêu hóa ra, không có gì đáng ngại.
Đối với các bé SDD nặng (như SDD thể teo đét, SDD thể phù, SDD thể hỗn hợp), hoặc bị thêm một bệnh khác kèm theo, như tiêu chảy, kiết lỵ, viêm phế quản v.v... thì nhất thiết phải đi khám bệnh tại một cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ thăm khám, làm thêm xét nghiệm nêu cần, tiến hành điều trị và theo dõi hàng ngày. Việc điều trị các bé SDD được tiến hành rất tích cực. vì khi bé đã bị SDD, thì sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh sẽ bị suy giảm, do đó một bệnh bình thường cũng có thể trở nên nguy hiểm. Những bé SDD rất nặng, kèm theo bệnh nguy hiểm, có thể sẽ được vào nằm viện để việc điều trị được tích cực hơn.
Cần chú ý, suy dinh dưỡng ở người lớn gây ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe và thể chất, đặc biệt với những người có nguy cơ cao như người lớn tuổi và người bệnh. Tỷ lệ suy dinh dưỡng đặc biệt cao ở bệnh nhân mắc các bệnh như phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư, bệnh thận giai đoạn nặng, suy tim sung huyết, bệnh đường tiêu hóa và HIV/AIDS. Chính vì vậy, dinh dưỡng cho người lớn tuổi và người bệnh cần được quan tâm. Dinh dưỡng cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng thời kỳ phát triển nhanh của mô (ví dụ thời kỳ lên da non sau phẫu thuật), giúp chống đỡ và hôi phục lại sau bệnh tật. Can thiệp sớm về dinh dưỡng giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe:
- Giảm nhiễm trùng và biến chứng
- Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương
- Giảm nguy cơ tử vong.
7. Món ăn chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Suy dinh dưỡng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Y học cổ truyền gọi bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ là bệnh cam, liên quan đến hoạt động tiêu hoá thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nên còn gọi là cam tích. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém; do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt; hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần.
Bệnh cam tích ở trẻ chia thành 3 thời kỳ: thời kỳ khí cam, thời kỳ cam tích và thời kỳ cam khô. Ở thời kỳ đầu trọng lượng của trẻ thường giảm nhẹ hoặc không tăng cân, biếng ăn; ở thời kỳ thứ hai trẻ kém phát triển chiều cao hoặc không phát triển, người gây, cơ bắp nhão, da bụng mỏng, xương sườn lộ rõ, thời kỳ thứ ba cơ thể trẻ suy yếu, sắc mặt trắng xanh hoặc hơi vàng, da, tóc khô, bụng trướng, tinh thần bứt rứt, buồn bực, chán ăn... Ở thể nặng trẻ thường kèm theo các bệnh khác như thiếu máu dạng thiếu sắt, rối loạn chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh đặc biệt là suy giảm khả năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể, trẻ dễ mắc các bệnh khác. Đề phòng bệnh cam ở trẻ, chế độ nuôi dưỡng là rất quan trọng ngay từ những ngày đầu khi trẻ ăn dặm. Xin giới thiệu một số món ăn nước uống bổ dưỡng, chữa bệnh cam ở trẻ để các bà mẹ có thể tham khảo thực hiện.
a. Cháo Ý dĩ:
Ý dĩ 50g, cháy cơm 30s, hạt sen 50g, đường 30g. Ý dĩ xay thành bột. Cháy cơm loại vàng ngon phơi khô sao vàng xay thành bột. Hạt sen ngâm với nước chanh một đêm hôm sau vớt ra phơi khô tán bột. Tất cả cho vào nôi thêm cho nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho đường vào quây đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc còn nóng, chia 3 lần trong ngày, cân ăn từ 10 — 20 ngày.
b. Cháo thịt cóc:
Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ. Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột. Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nôi thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào khuấy đều, khi cháo sôi lại là được. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng. Ngày ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục ăn.
c. Cháo củ mài:
Củ mài 20g, gạo 50g, biến đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biến đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nổi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liên tục 15 ngày.
d. Cháo ếch:
Ếch 1 con (150 - 200g), cà rốt 50g, gạo 50g, mắm muối vừa đủ. Ếch làm thịt bỏ đầu và nội tạng, bỏ bàn chân, ướp mắm muối trong 20 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch mài thành bột. Cho Gạo và ếch vào ninh nhừ thành cháo, trước khi ăn cho cà rốt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.
e. Cháo chim cút:
Chim cút 1 con (250 - 300g), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ. Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phối, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo. Cho trẻ ăn ngày Ì lần, cần ăn liên 5 - 10 ngày. #
f. Bột chữa cam:
Gạo nếp 200g, củ mài 50g, củ súng 15g, Ý dĩ 10g, Sơn trà 10g, Trần bì 10g. Gạo nếp ngâm ngập nước một đêm vớt ra để ráo rồi rang trên lửa nhỏ cho vàng. Các thức khác đều sấy khô. Tất cả tán thành bột mịn. Cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê đầy, thêm chút đường hoà vào nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Cần uống liên tục 1 tháng.
g. Gan gà hấp:
Gan gà 150g, Phục linh 10g, bột gia vị vừa đủ. Phục linh tán thành bột. Gan gà rửa sạch thái vừa miệng ướp gia vị. Trộn bột phục linh với gan gà cho đều hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liên tục 5 - 10 ngày. Có thể thay gan gà bằng gan lợn.
h. Cá quả hấp ( cá lóc) :
Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép vừa, bột gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2 - 3 nhát. Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá, sau 20 phút đem hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn. Khi ăn gỡ lấy thịt cá nạc và nước, ngày ăn 1 lần, cần ăn liên 5 - 10 ngày.
Lưu ý:
Nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Do hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu nên thức ăn phải nấu nhừ, cần cho ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín; không nên cho trẻ ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, tanh, các đồ sống, lạnh tránh rối loạn tiêu hóa dẫn đền các chứng cam; không ăn các loại gia vị cay nóng. Tạo cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ. Tăng cường vận động, xoa bóp cho trẻ.