Nguyên nhân gì gây trục trặc chức năng đường ruột?
Dạ dày, ruột là cơ quan chủ yếu của cơ thể để tiêu hoá và hấp thu thức ăn, giúp việc trao đổi chất trong cơ thể, cho nên bệnh đường ruột thường dẫn đến thay đổi bệnh lý, sinh lý toàn thân. Ngược lại, bệnh toàn thân cũng thường ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, ruột. Vì thế, nguyên nhân gây trục trặc chức năng dạ dày, ruột phải bao gồm hai mặt: yếu tố cục bộ dạ dày, ruột và yếu tố toàn thân.
1. Nguyên nhân hênh dạ dày, ruột:
a. Viêm nhiễm: lâm sàng hay gặp nhất, dưới sự tác động của yếu tố nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng đều có thể dẫn đến viêm dạ dày, ruột. Sự kích thích của chứng viêm nhiễm có thể làm tăng hưng phấn thần kinh cảm giác của dạ dày, tiết nhiều dịch vị dẫn đến ợ chua. Lúc này nhu động của thành dạ dày tăng mạnh khiến trẻ khó chịu ở bụng trên, buồn nôn và nôn. Khi viêm dạ dày mạn tính, do co niêm mạc dạ dày, tiết dịch vị giảm, nhu động của thành dạ dày yếu, trẻ bị chướng bụng. Sự kích thích do viêm khiến nhu động ruột tăng, tiết dịch vị tăng, dẫn đến bụng sôi, đau bụng, tiêu chảy.
b. Loét: gồm loét dạ dày và hành tá tràng. Trẻ bị loét hành tá tràng rất hay gặp, quá trình bệnh thường chuyển thành mạn tính gây trục trặc tiết dịch vị và vận động của đường ruột.
c. U: ít gặp ở trẻ em. Ngoài phá hoại mô bình thường của dạ dày, ruột, gây trục trặc chức năng đường ruột ra, khối u còn gây tắc cục bộ đường ruột, dẫn đến đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy. Người nặng còn kèm theo rối loạn sự cân bằng nước, điện giải và làm mất cân bằng axit - kiềm.
2. Yếu tố toàn thân.
a. Yếu tố tinh thần, thần kinh: căng thẳng tinh thần khiến vận động của đường ruột suy giảm dẫn đến giảm sự thèm ăn, tiêu hoá kém. Hưng phấn thần kinh cảm giác tăng cao làm giảm tiết dịch tiêu hoá, giảm vận động đường ruột, dẫn đến xuất hiện hàng loạt triệu chứng lâm sàng.
b. Yếu tố truyền nhiễm, ngộ độc, sốt: bệnh truyền nhiễm cấp và ngộ độc toàn thân đều dẫn đến trục trặc chức năng dạ dày, ruột.
c. Biến chứng bệnh ở các cơ quan khác: như suy tim dẫn đến đường ruột xung huyết, phù nề, làm giảm chức năng tiêu hoá, hấp thu của dạ dày, ruột. Khi viêm phúc mạc, viêm hố chậu đều dẫn đến trục trặc chức năng vận động của đường ruột mang tính phản xạ.