Nguyên nhân gây ra bất thường mùi nước tiểu?

Nguyên nhân gây ra bất thường mùi nước tiểu?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu nước tiểu có mùi bất thường kéo dài trên 2 ngày kèm theo các triệu chứng như: Nước tiểu có mùi ngọt, tri giác lú lẫn, phù, buồn nôn, nôn ói… Nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Khi các dấu hiệu trên xuất hiện có thể là biểu hiện của bệnh đái tháo đường, mất nước nặng, hoặc bệnh lý về gan.

Một số nguyên nhân sinh lý gây ra nước tiểu có mùi

Măng tây (Aspagarus)

Mặc dù măng tây không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng một số người ăn quá nhiều măng tây cũng là nguyên nhân gây ra nước tiểu có mùi hôi. Nó tạo ra các hợp chất lưu huỳnh gọi là acid Asparagus đào thải qua nước tiểu gây nên mùi hôi.

Xét nghiệm nước tiểu.

Mùi này sẽ không còn trong nước tiểu khi măng tây được tiêu hoá hết.

Tuy nhiên nếu mùi nước tiểu không thay đổi sau 12h kể từ lúc ăn măng tây nên gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Tương tự với một số thức ăn nhiều đạm được tiêu thụ nhiều cũng có thể làm nước tiểu có mùi hôi.

Phụ nữ có thai

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ tăng tiết hormon mang tên hCG (human Chorionic Gonadotropin) sẽ làm nước tiểu có mùi hôi; đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ nên chú ý uống nhiều nước để tránh mất nước, cơ thể thiếu nước làm cho nước tiểu bị cô đặc sẽ tạo ra nước tiểu có mùi nặng hơn bình thường.

Những nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi “lạ”

Mất nước

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, nước tiểu trở nên đặc, có màu vàng đậm và có mùi khai.

Trong các trường hợp thiếu nước nhẹ, cần cung cấp đủ lượng nước thiết yếu cho cơ thể sau đó mùi nước tiểu có thể trở lại bình thường.

Trong trường hợp cơ thể xuất hiện thêm các triệu chứng như lú lẫn, kiệt sức hay các triệu chứng bất thường khác cho thấy cơ thể bị thiếu nước nặng, cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường làm cho nước tiểu nặng mùi và gây ra các triệu chứng tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt. Nước tiểu bình thường vô trùng, nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và phát triển hoặc vi khuẩn từ máu đến định cư tại đây.

Bệnh đái tháo đường

Một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh đái tháo đường là nước tiểu có mùi ngọt. Những người bệnh đái tháo đường không điều trị hoặc không kiểm soát có lượng đường trong máu cao, sẽ gây ra mùi ngọt nước tiểu. Khi phát hiện, người bệnh nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì đây là bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng.

Thủng bàng quang

Trong một số trường hợp bàng quang bị chấn thương do tai nạn hay phẫu thuật, vi khuẩn từ ruột sẽ xâm nhập và định cư tại đây gây ra hiện tượng nhiễm trùng tiểu cũng là nguyên nhân làm cho nước tiểu có mùi nặng hơn.

Bệnh gan

Nước tiểu nặng mùi có thể là một triệu chứng liên quan đến các bệnh về gan. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm: Buồn nôn, ói mửa, đau bụng, vàng da, yếu cơ, phù, sụt cân. Khi phát hiện nước tiểu có mùi hôi kèm theo các triệu chứng như trên nên đi gặp bác sĩ để phát hiện bệnh. Cũng như bệnh đái tháo đường, các bệnh lý về gan là bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.

Bất thường về mùi và màu nước tiểu có thể là một dấu hiệu liên quan đến sức khoẻ hoặc triệu chứng của một số bệnh lý

Phenylketo niệu

Phenylketo niệu là một bệnh di truyền là chứng rối loạn về chuyển hóa một số axit amin trong cơ thể. Khi các chất này tích lũy trong nước tiểu sẽ gây ra mùi hôi. Bệnh này kèm theo các triệu chứng sau:

- Giảm sắc tố da.

- Khiếm khuyết về tâm thần.

- Kém phát triển về trí tuệ, kỹ năng.

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới hội chứng ADHD (Attention-deficit hyperactivity disorder - Rối loạn tăng động giảm chú ý) và các khiếm khuyết nghiệm trọng về thần kinh.

Bệnh syrup niệu (MSUD - Maple Syrup Unrine Disease)

Là một rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp. Căn bệnh này ngăn cản cơ thể phá vỡ một số acid amin nhất định, dẫn đến tăng một số chất trong nước tiểu, làm nước tiểu có mùi như đường cháy. Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ xuất hiện thoái hóa thần kinh và tử vong.

Chẩn đoán

Để xác định được nước tiểu xuất hiện mùi khác thường có phải nguyên nhân bệnh lý hay không cần đến gặp bác sĩ và tiến hành thực hiện các Xét nghiệm để chẩn đoán như:

- Tổng phân tích nước tiểu: Xét nghiệm mẫu nước tiểu có thể xác định được các chỉ số bình thường/bất thường trong nước tiểu, bệnh nhân có nhiễm trùng hay không…

- Soi bàng quang.

- Siêu âm hoặc chụp X-quang: Đây không phải là một phương pháp được sử dụng thường xuyên để chẩn đoán khi một người có sự bất thường về mùi nước tiểu, nhưng nếu mùi nước tiểu nặng mùi quá 12 giờ hoặc qua xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu không ghi nhận bất thường, bác sĩ cũng có thể cho siêu âm hoặc chụp X-quang để chẩn đoán.

Sau đây là những thói quen giúp hệ tiết niệu luôn khoẻ mạnh:

- Đi tiểu 5 - 7 lần/1 ngày. Nếu ít hơn, cần uống nhiều nước để đi tiểu tiện thường xuyên

- Nên thức dậy để đi tiểu 1 lần trong 1 đêm.

- Chỉ đi tiểu khi bạn thực sự muốn tiểu - ngoại trừ lần đi tiểu trước khi đi ngủ bởi vì tiểu một cách gượng ép sẽ làm giảm sức chịu đựng của bàng quang

- Ngồi xuống tiểu trong tư thế thoải mái nhất.

- Tiểu tự nhiên và không cần phải dùng sức để đẩy nước tiểu ra ngoài.

Mùi nước tiểu bất thường có thể do nhiều nguyên nhân: Thức ăn tiêu hóa đêm trước hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tuy nhiên nếu mùi nước tiểu mới xuất hiện và kéo dài hơn 12 giờ, nên đi khám bác sĩ tìm nguyên nhân chính xác để điều trị.

Để phát hiện sớm nguyên nhân của bệnh, khi có các triệu chứng về nước tiểu nặng mùi, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.


Tại Hội nghị khoa học thường niên 2018 của BV. Nguyễn Tri Phương vào ngày 23/11/2018, các chuyên gia của khoa xét nghiệm cho biết, kết quả khảo sát về nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế tại nhà trên 600 bệnh nhân ngoại trú trong vòng 03 tháng như sau:

- 35,1% bệnh nhân sử dụng bảo hiểm y tế có nguyện vọng được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, trong đó tập trung chủ yếu ở đối tượng trên 60 tuổi.

- Ở bệnh nhân khám theo yêu cầu, có đến 40,8% mong muốn được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, trong đó hoàn toàn đồng ý với ý kiến những lần tái khám nên được lấy mẫu tại nhà trước khi đến khám là 60,3%.

Theo các chuyên gia, lý do mà bệnh nhân ngoại trú muốn lấy mẫu tại nhà chọn lựa nhiều nhất bao gồm: tiết kiệm thời gian chờ đợi (75,8%), chủ động thời gian theo ý muốn (68,8%), cảm giác an tâm hơn khi được ở nhà mình (50,4%). Ngoài ra, đến 45,5% nghĩ rằng sẽ sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà trong tương lai.

Qua đó cho thấy nhu cầu của người bệnh được thực hiện các dịch vụ y tế tại nhà là khá lớn. Đặc biệt, những bệnh nhân cao tuổi và có sự hạn chế đi lại, kỳ vọng của họ là dịch vụ lấy máu tại nhà giúp họ giảm bớt thời gian phải đến bệnh viện cũng như giảm bớt việc phải nhờ cậy người nhà trong việc đưa đến bv khám bệnh. 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hiện đang triển khai thực hiện dịch vụ Khám tại nhà - Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà với mục đích mang lại sự thuận tiện về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Dịch vụ lấy máu tại nhà nếu làm tốt cũng sẽ góp phần giải quyết quá tải tại khâu khám bệnh, giảm thiểu thời gian chờ đợi tại bệnh viện của người bệnh, tăng thêm sự hài lòng của người bệnh.

AN QUÝ

 


BS. LƯƠNG CÔNG MINH

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...