Nguy cơ tai biến hoặc tử vong do truyền máu tích trữ lâu

Nguy cơ tai biến hoặc tử vong do truyền máu tích trữ lâu

Sau một chấn thương nghiêm trọng, mất quá nhiều máu là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Theo một nghiên cứu mới từ tạp chí y tế Annals of Emergency Medicine, những nạn nhân bị chấn thương nặng nhận những đơn vị máu được trích trước đó 22 ngày hoặc lâu hơn có thể đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn trong vòng 24h.

"Phân tích của chúng tôi cho thấy, các ca truyền những đơn vị máu được tích trữ từ 22 ngày trở lên có thể là độc hại", theo Tiến sĩ, giáo sư dự khuyết (Assisitant Professor) Allison R.Jones, trường Đại Học Alabama, Birmingham. "Để tránh tai biến hay tử vong, nên truyền những đơn vị máu còn mới hay được lưu trữ không quá 14 ngày cho những bệnh nhân cần được truyền máu với lượng lớn."

Máu được bảo quản trong vòng 22 ngày hoặc lâu hơn tiềm ẩn 5% cao hơn trong xác suất gây tử vong, theo nghiên cứu trên, "Máu được tích trữ lâu có khả năng dẫn đến tai biến hoặc tử vong cao hơn đối với những bệnh nhân nhận lượng máu truyền lớn." Phân tích thứ hai từ dữ liệu của cuộc thử nghiệm Pragmatic, Randomized Optimal Plasma and Platelet Ration (PROPPR) trên 678 bệnh nhân trong 12 trung tâm chấn thương cấp I  ở Bắc Mỹ.

Nghiên cứu cho thấy, khi lượng máu được truyền tăng lên, khả năng gây ra tác hại cũng cao hơn. Nạn nhân bị chấn thương nghiêm trọng có thể cần được truyền lượng máu vô cùng lớn trong khoảng thời gian rất ngắn. Các tác hại của máu được tích trữ bao gồm gia tăng nguy cơ hình thành máu tụ, bệnh lây nhiễm, nhiễm trùng máu, rối loạn chức năng của các cơ quan và tử vong.

"Nghiên cứu này nhấn mạnh một thách thức về sức khỏe cộng đồng cần được chú ý nhiều hơn - các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quốc gia đang trong tình trạng thiếu hụt máu và huyết tương dự trữ. Tất cả chúng ta cần thực hiện tốt hơn trong công tác khuyến khích những cá nhân có thể trạng tốt đi hiến máu để tránh được sự trì hoãn trong những ca cấp cứu do mất máu cũng như để bổ sung cho ngân hàng máu.", Tiến sĩ Jones cho biết.

Những nghiên cứu trước đó dựa trên các bệnh nhân được truyền hỗn hợp máu cũ và mới. Tác giả cũng ghi chú nghiên cứu trong thời gian tới cần được thực hiện để so sánh kết quả giữa các bệnh nhân chỉ nhận máu mới và các bệnh nhân chỉ nhận máu cũ.

Tổng hợp từ Tạp chí Annals of Emergency Medicine

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...