Nguồn gốc đau tại đoạn vận động cột sống thắt lưng

Nguồn gốc đau tại đoạn vận động cột sống thắt lưng

Sở dĩ cột sống thắt lưng trở thành nơi xuất phát của nhiều chứng đau do đĩa đệm, xuất hiện bất thần, hay biến đổi kiểu "góc thời tiết", là do những rễ thần kinh sẵn có tính mẫn cảm cao, mà lại nằm áp sắt với những thành phần của tổ chức liên kết dễ thay đổi dạng.

Trong phạm vi đau đớn do đĩa đệm, có những dạng đau và sự lan truyền của nó do kích thích những phần khác nhau của hệ thần kinh.

Đau dây thần kinh, tức là đau xuất chiếu, trong đó đau và sự lan xuyên của nó cảm giác thấy ở vùng do dây thần kinh đó phân bố, nhưng đặc biệt xuất phát điểm gây đau lại không nằm ngay tại vùng có cảm giác đau. Điển hình cho loại đau này là đau dây thần kinh hông to.

Phần lớn những đau đớn do đĩa đệm đều biểu hiện sự lệ thuộc nhất định vào các cấu trúc thần kinh ở đoạn vận động cột sống, do đó cần nắm vững sự phân bố thần kinh ở cột sống.

1. Sự phân bố thần kinh của cột sống

 

Đĩa đệm của người không có các sợi thần kinh. Cho đến nay, người ta mới chỉ phát hiện thấy những tận cùng thần kinh cảm giác nằm ở những lớp ngoài cùng của vòng sợi ở mặt sau đây chẳng đọc.

Smith và Wright (1958) đã xác định bằng thực nghiệm là những đau đớn đặc trưng chỉ xuất hiện do co kéo ở phần sau của vòng sợi và ở các rễ thần kinh.

Ở đĩa đệm còn nguyên lành, sau khi tiêm thuốc cản quang hay chất màu vào đĩa đệm, bệnh nhân cũng không hề có cảm giác đau hay cảm giác của áp lực. Nếu đĩa đệm bị lỗi mà tiếp xúc với một rễ thần kinh thì sẽ có thể dẫn đến đau kiểu căng rễ do tăng thể tích đĩa đệm.

Những cấu trúc cảm giác đau ở ống sống mà chủ yếu là dây chằng dọc sau và phía sau của vòng sợi, cả cốt mạc và bao khớp đốt sống đều được phân bố bởi dây thần kinh sống đặc biệt.

Người ta đã xác nhận sự phát hiện của V.Luschka (1850) về một nhánh ngọn của dây thần kinh tuỷ sống đi từ hạch sống, được gọi là nhánh màng tuỷ (R. meningeus), sau khi đã tiếp nhận những sợi giao cảm của chuỗi hạch giao cảm cạnh sống, trở lại chui qua lỗ liên đốt để vào trong ống sống. Nó còn được gọi là dây thần kinh quặt ngược (N.recurrens) hay dây xoang sống (N. sinuvertebralis).

Nhánh màng tủy phân nhánh sau khi quặt lại vào trong ống sống và phân bố cho các phần trong của bao khớp đốt sống, cốt mạc đốt sống, dây chằng dọc sau cũng như bao tuỷ (gaine) bằng những sợi ly tâm, hướng tâm và giao cảm.

Những thành phần có phân bố thần kinh cảm giác chịu kích thích cơ học thấy trước hết ở dây chằng dọc sau, bao khớp đốt sống và trong cả bản thân dây thần kinh tủy sống.

Dây thần kinh tuỷ sống được cấu tạo bởi các thành phần vận động, cảm giác và giao cảm thành một dây thần kinh hỗn hợp. Sau khi ra khỏi lỗ liên đốt, lại chia thành hai nhánh: nhánh trước (nhánh bụng) và nhánh sau (nhánh lưng).

Nhánh trước: to hơn nhánh sau, phân bố cho vùng trước của cơ thể, cả các chỉ.

Nhánh sau: phân bố cho da và cơ ở vùng lưng. Nó còn tách ra những nhánh tận cùng cho bao khớp và diện khớp ngoài của khớp đốt sống.

Những nhánh sau chui ra từng đôi một từ xương chẩn tới xương cụt, bên cạnh cột sống, qua các cân để phân bố cho những khu vực da tương ứng:

  • Ở vùng ngực (Th1 - Th2) tương đối gần đường giữa. Ở vùng lưng, thắt lưng (L1 - L5) bên cạnh khối cơ duỗi lưng.
  • Ở vùng cùng (S1-S4) cạnh đường giữa bên trên những lỗ sau (dorsal foramina). Richter (1977) đã nêu lên những bệnh lý đau dây thần kinh do kẹt nghẽn (neuropathie d'é tranglement) của những nhánh này, thường thấy đau dây thần kinh chẩm và đau vùng xương cụt (coccygodynia).

Một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong sự xuất hiện đau theo kiểu "góc thời tiết" ở đoạn vận động cột sống là vùng quanh lỗ liên đốt. Đặc biệt là ở đoạn dưới của cột sống cổ và ở cột sống thắt lưng, nơi mà lỗ liên đốt lại được giới hạn không những bởi khớp đốt sống mà còn cả khoang gian đốt sống. Ở đây có thể dẫn những kích thích cơ học lên các sợi cảm giác của nhánh màng tuỷ trong bao khớp đốt sống, trong dây chằng dọc sau và ngay cả trong bản thân dây thần kinh tủy sống. Sự di chuyển của tổ chức đĩa đệm gây nên đau đớn là do nó đè ép lên dây chằng dọc sau hoặc lên rễ thần kinh tủy sống. Chỉ những yếu tố này mới được coi là đau do đĩa đệm tiên phát. Còn đau do đĩa đệm thứ phát là loại đau xuất phát từ khớp đốt sống hoặc các cơ thân.

2. Sự biến đổi hoá học trong đĩa đệm

 

Bên cạnh những nguyên nhân hoàn toàn cơ học, còn có những yếu tố kích thích khác tới những tận cùng ở đoạn vận động. Những thay đổi ở đoạn vận động như rối loạn trương lực, những biến đổi độ pH cũng như thành phần hoá học cũng có thể là nguyên nhân phát sinh đau.

Nachemson (1969) đã đo độ pH ở đĩa đệm các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bằng một điện cực antimon hình kim. Nếu độ pH thấp hơn 7,0 thì chắc chắn có những phản ứng viêm ở những rễ thần kinh. Những phản ứng như vậy không xảy ra ở pH trên 7,0. Ở độ pH rất thấp (6,1), xung quanh các rễ thần kinh xuất hiện những tổ chức sẹo phản ứng dày. Sau đến thành phần hoá học của mảnh tổ chức thoát vị với những cỡ khác nhau cũng giữ vai trò đáng kể đối với mức độ đau. Kể cả khi chưa thoát vị, những kích thích ở những cấu trúc giáp ranh với rễ thần kinh (ví dụ dây chằng dọc sau), do những thay đổi về thành phần hoá học cũng có thể gây nên đau. Tương tự như những biến đổi hoá học xảy ra ở những cơ quan khác, đĩa đệm ở trong tình trạng nuôi dưỡng kém cũng có ứ đọng các chất chuyển hoá nên làm thay đổi trương lực và độ pH của chất cơ bản của đĩa đệm. Nachemson (1969) đã giả thuyết rằng, các men phân huỷ đạm trong các thể tiêu bào (lysosome) của tổ chức liên kết giải phóng các acid amin chưa ra khỏi phức hợp proteinpolysaccharid của chất cơ bản và do đó làm giảm giá trị pH xuống. Cả quá trình tăng các mucopolysaccharide dạng acid tự do cũng tham gia vào những biến đổi đó.

 Trường hợp áp lực thuỷ tĩnh cao kéo dài, các chất chuyển hoá chua đã hoà tan từ khoang đĩa đệm bị nén ép gây nên phản ứng viêm ở các sợi thần kinh lân cận. Nhưng khi vòng sợi đã bị rạn nứt thì không có tác động của áp lực trọng tải cao, quá trình gây phản ứng viêm vẫn có thể xảy ra.

3. Tốc độ xuất hiện yếu tố gây đau

 

Vấn đề cần lưu ý là: sự xuất hiện đau ở đoạn vận động không chỉ do mức độ của những biến dạng quyết định mà còn đo thời khoảng xuất hiện những biến dạng đó.

Ngay cả những trường hợp di lệch trục cột sống nặng kèm theo vặn cột sống, thoái hoá đốt sống, hư xương sụn cũng không gây đau đớn nếu quá trình biến dạng này diễn biến từ từ hàng năm. Trong thực tế nhiều người gù, người còng lưng hay người có dáng đi lệch vẹo cột sống vẫn có khả năng làm việc tương đối bình thường, không có "đau cột sống". Rõ ràng là các rễ thần kinh, dây chằng, bao khớp của khớp đốt sống đã có đầy đủ khả năng thích nghi.

Trái lại, một lỗi đĩa đệm nhỏ, nếu xuất hiện đột ngột và tiếp xúc với các yếu tố thần kinh nhạy cảm với áp lực trong dây chằng dọc sau hoặc trong rễ thần kinh, cũng gây nên đau đớn ghê gớm.

4. Đau từ dây chằng dọc sau

 

Những đau đớn xuất phát từ dây chằng dọc sau thường khó khu trú và đau ê ẩm. Nó có thể xuất hiện đột ngột và dữ dội như trong đau thắt lưng cấp hay đau gáy cấp, hoặc diễn biến từ từ, nếu cột sống bị gù nặng hoặc tăng thể tích bất thường của khoang gian đốt gây căng kéo dây chằng. Nhánh màng tuỷ của dây thần kinh tủy sống đó có chức năng cảm giác đau riêng của cột sống.

Còn đối với màng cứng, khi bị ép cơ học có phải là xuất phát điểm của đau đớn hay không, đến nay vẫn chưa khẳng định chính xác được. Người ta chỉ nhận thấy rằng những thoát vị đĩa đệm ở vị trí giữa (median) và những khối u tuỷ xương sống không gây nên đau đớn.

5. Đau từ củng mạc (scleratogen)

 

De Palma và Rothman (1973) đã nêu lên một loạt đau xuất phát từ những cấu trúc phôi bì (mesoderme) ở đoạn vận động và gọi là đau scleratogen. Ở đây, người ta kể tới những dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh khớp. Những cấu trúc này cũng còn thấy ở những nơi khác của bộ máy vận động chung của cơ thể, cũng rất nhạy cảm với đau.

Khi bị kích thích cơ học hoặc hóa học sẽ xuất hiện cảm giác đau sâu, ê ẩm, không có khu trú chính xác, có thể lan xuyên tới những đoạn gốc của chỉ và còn lan tiếp theo hướng của những khu trú cấu trúc xơ liên quan.

6. Đau rễ thần kinh

 

Đối với rễ thần kinh tuỷ sống, người ta nhận thấy đoạn tuỷ của rễ là phần dễ bị tổn thương và xâm phạm nhất (Kuhlendahl 1950). Những yếu tố ‹ cơ học cơ bản nhất gây nên bệnh là chèn ép và căng giãn của tổ chức thần kinh. Chỉ ở đoạn rễ trước hạch, những kích thích cơ học như áp lực và căng kéo của tổ chức màng tuỷ [tổ chức trung mô (mésenchyme)] mới gây nên trạng thái kích thích, kèm theo đau đớn.

Theo Mumenthaler và Schliack (1973), hội chứng rễ thuần tuý có những đặc điểm sau:

- Đau lan theo đọc các dải cảm giác da.

- Rối loạn cảm giác (không kể cảm giác đau).

- Teo cơ đơn độc và không tương ứng với một dây thần kinh ngoại vi nào.

- Mất phản xạ, không phụ thuộc vào dây thần kinh ngoại vi bị tổn thương rõ rệt.

- Không có biểu hiện suy sụp thần kinh thực vật.

Vì rễ thần kinh tủy sống phân bố cho da và các cơ ở thân, ở các chỉ và ở cả cột sống nên có thể có nhiều dạng đau kết hợp khác nhau.

Thường là biểu hiện trước tiên kiểu đau theo dải do nhánh trước bị tổn thương. Vấn đề chẩn đoán ở đây cần phải chú trọng đến những định khu phân bố thần kinh của nhánh sau cho các cơ trong khu vực chi phối.

Nếu một rễ thần kinh (TK) bị chèn ép, căn cứ vào những rối loạn cảm giác đã được xác định giới hạn và những rối loạn vận động ở thân người và ở các chi, người ta có thể luận biết được rễ đó đã bị xâm phạm. Tùy theo vị trí và mức độ bị kích thích, những biểu hiện bệnh lý của nhánh TK này hay nhánh khác có thể rõ nét hơn.

Trong phạm vi các dải được phân định giới hạn, có thể có tất cả những dạng đau kết hợp, trong đó pha trộn chất lượng và số lượng của những lực ép lên rễ T.

Đó là tất cả những dạng quá độ từ loại đau lan xuyên (đau theo đải) đơn thuần, không có dấu hiệu "khách quan hoá" đến loại mất cảm giác hoàn toàn.

Những công trình nghiên cứu của Smith và Wright (1958) đã chứng minh rằng độ dài của dải đau tương ứng với lực chèn ép vào rễ TK, nghĩa là nếu bị chèn ép nhẹ thì đau dây TK chỉ lan tới đùi, khi bị chèn ép nặng thì nó lan xuống tới tận bàn chân.

Các chèn ép rễ TK ở vùng cột sống cổ và CSTL, về nguyên tắc không đi đôi với những rối loạn thực vật, Schliack (1973) đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: từ đoạn Th2 (đoạn ngực thứ 2) tới L2 không có các sợi ly tâm thực vật xuất phát từ tủy sống mà qua hạch cạnh sống. Điều đó nói lên rằng: ngay ở những dải thường hay bị các chứng bệnh đĩa đệm, cụ thể ở C5 - C6 và L4 - S1 nằm ngoài cột nhân thực vật giao cảm của tuỷ sống.

Một tiêu chuẩn quan trọng chẩn đoán phân biệt với những tổn thương của đám rối hoặc dây TK ngoại vi là trong tổn thương của những rễ TK cổ và thắt lưng không có biểu hiện rối loạn thực vật kèm theo (rối loạn tiết mồ hôi...).

Những chèn ép rễ do đĩa đệm phụ thuộc vào những biến đổi về thể tích và về độ chắc đặc của tổ chức đĩa đệm cũng như những thay đổi tư thế của đoạn cột sống. Trên cơ sở đó, cần sử dụng những biện pháp điều trị thích hợp cho từng loại chứng bệnh đau do đĩa đệm.

Như các phần trên đã nêu, đĩa đệm của thanh niên còn trẻ không phải là một cơ quan cứng nhắc mà nó là một cơ quan khép kín rất linh hoạt, bình thường đã có khả năng biến đổi về hình dạng và thể tích khi chịu áp lực trọng tải, khi mất trọng tải cũng như lúc bị nén ép không cân đối. Những phần còn lại của đoạn vận động, kể cả các sợi TK cũng thích nghi với những biến đổi này. Giữa bao cứng, đôi rễ đi ra và ranh giới sau của đĩa đệm (trong điều kiện bình thường) đã có đủ "khoảng trống cơ động" để đảm bảo cho hoạt động. Do đó, những thay đổi của bờ viền đĩa đệm và cả những thay đổi vị trí của rễ TK khi vận động cột sống đạt tới một mức độ nhất định của trường vận động cũng không hề gây chướng ngại cho các rễ TK. Khoảng trống dự trữ giữa màng cứng hoặc rễ thần kinh và đĩa đệm được chứa đầy những tổ chức mỡ lỏng lẻo và đám rối tĩnh mạch, có độ rộng hẹp khác nhau ở từng đoạn cột sống. Bình thường, trong lỗ liên đốt cũng có những khoảng trống dự trữ xung quanh dây TK và phần xương bao quanh nó, Nếu khoảng trống dự trữ xung quanh dây TK bị lấp hoặc lèn đầy bởi lồi đĩa đệm, gai xương, mạch máu bị đày cứng hoặc hẹp ống sống thì rễ TK sẽ bị chèn ép. Trong lúc tiếp xúc với bề mặt đĩa đệm, độ chắc đặc sinh lý phụ thuộc vào áp lực và những thay đổi thể tích của đĩa đệm sẽ được truyền tới dây TK. Lúc này, dây TK không còn khả năng cơ động thay đổi để "né tránh" một cách linh hoạt đối với những biến đổi bất thường nữa, nên sẽ phản ứng rất nhạy cảm với những tác động của một số vận động nhất định của cột sống. Đó là những cơ sở để làm sáng tỏ đặc tính cực kỳ biến đổi đa dạng của những đau đớn do đĩa đệm.

Bên cạnh những chèn ép do đĩa đệm, rễ TK cũng có thể bị chèn ép do xương (những gai xương trồi lên do thoái hoá ở những bờ cạnh thân đốt hay ở khớp đốt sống).

Đau do chèn ép rễ TK bởi xương có đặc điểm là đau ghê gớm và không chịu tác dụng của các biện pháp điều trị bảo tồn. Đau có khu trú rõ ràng, nhất định, vì bao giờ cũng do đoạn rễ TK đó bị kích thích. Trong nhiều trường hợp, không tránh khỏi xử trí phẫu thuật.

Những biến đổi tổ chức học của rễ TK bị kích thích, tuỳ theo mức độ có thể thấy: phù nề, sưng to hoặc teo quắt do chèn ép lâu ngày, màu sắc hơi đỗ hoặc xanh tái.

Đặc biệt, các rễ TK này lại rất nhạy cảm đối với các tiếp xúc cơ học, ví dụ như đĩa đệm thoát vị đụng chạm tới rễ thần kinh. Vì vậy nhiều biện pháp điều trị, nhất là phong bế tại chỗ bằng novocain và cortison cũng là nhằm mục đích giảm tình trạng quá nhạy cảm của rễ TK và giảm cảm ứng. Sau khi đã loại trừ các yếu tố gây kích thích và chèn ép rễ TK rồi, vẫn còn khả năng tổn lưu một thời gian (ít nhiều) đau đớn với những rối loạn nhạy cảm.

7. Đau khớp đốt sống

 

Bên cạnh những đau đớn tiên phát do đĩa đệm, còn có đau đón thứ phát do những biến đổi thoái hoá ở khoang gian đốt sống như đau bao khớp của khớp đốt sống và đau các cơ liên quan.

Vì có nhiều thụ cảm thể nên khớp đốt sống có vai trò lớn trong nguyên nhân gây đau tại đoạn vận động cột sống. Bao hoạt dịch, màng xương của những diện khớp được phân bố những tận cùng thần kinh, trong đó phần lớn là loại tận cùng TK không có bao riêng, được xem như loại "dây trần”.

Khớp đốt sống với những tư thế của các mặt sụn và khả năng co giãn của bao khớp, chỉ có điều kiện thực hiện được những động tác trong phạm vi nhất định. Tư thế xuất phát vận động đến tư thế cuối cùng của trường vận động của một khớp đốt sống đều phải chịu sự chi phối, phụ thuộc có tính chất quyết định vào những đĩa đệm của đoạn vận động liên quan của những khớp đó.

Người ta đã làm những thực nghiệm về nén ép, có đánh dấu cần quang để quan sát và đã nhận thấy rằng trường vận động của khớp đốt sống là tương đối lớn. Nhưng nếu vượt quá tư thế sinh lý cuối cùng của nó một cách đột ngột, sẽ gây nên bong gân hoặc xoắn vặn khớp. Đó chính là nguồn gốc gây đau khớp đốt sống, xuất phát từ những thụ cảm thể có đặc tính nhạy cảm với lực kéo và áp lực ở trong bao khớp.

Sự giảm chiều cao khoang gian đốt sẽ làm thay đổi tư thế xuất phát của khớp đốt sống, ví dụ như trong thoái hoá đĩa đệm. Trong những trường hợp này, nếu cột sống vẫn vận động theo phạm vi biên độ sinh lý thì cũng đã vượt quá tư thế cuối cùng (tư thế, vận động tối đa) nên gây đau do giãn bao khớp.

Những diện khớp ở tư thế không bình thường cũng sẽ dẫn đến tình trạng những diện khớp phải chịu đựng áp lực trọng tải không sinh lý nên sụn bị hư do cọ xát. Từ đó có thể xuất hiện thoái hoá (hư) khớp đốt sống (spondylarthrose).

Trong hư khớp đốt sống thì đau mang tính chất âm ĩ, khó khu trú, không làm thay đổi tư thế ngay lập tức và cũng không chịu ảnh hưởng tác dụng của biện pháp kéo giãn cột sống như trong đau đớn do đĩa đệm tiên phát.

Đau do hư khớp xuất phát từ khớp đốt sống sẽ dẫn tới đau thắt lưng mạn tính, nếu làm mất tải trọng lên cột sống (nằm nghỉ thư giãn...) thì sẽ hết đau. Loại đau này chịu tác dụng điều trị của những biện pháp nóng (chườm, đắp nóng...) và các thuốc chống viêm.

8. Đau cơ  - Hội chứng giả rễ

 

Trong quá trình bệnh lý của khoang gian đốt sống, các cơ ở vai, gáy, thân và ở hông đùi đều có thể bị đau do hai tác động. Một mặt, có khả năng các cơ đó chịu sự chi phối thần kinh khiếm khuyết hoặc nhánh sau của dây TK tuỷ bị kích thích đau kéo dài. Mặt khác, trong trường hợp đoạn vận động cột sống không vững (lỏng lẻo đĩa đệm...) buộc các cơ trong khu vực đó phải làm việc quá tải theo cơ chế bù trừ.

Tình trạng mất khả năng đàn hồi của các sợi và mất nước ngày càng tăng của chất cơ bản sẽ dẫn tới hậu quả chủ yếu hay gặp nhất là sự chất lỏng đĩa đệm.

Trong trạng thái bắt đầu, chùng lỏng đĩa đệm được bù

trừ bởi các cơ thân đối với những áp lực trọng tải bình thường. Tới khi tiêm lực dự trữ của cơ đã bị suy kiệt, sẽ dẫn tới tình

Tĩ trạng thiểu năng cơ, biểu hiện triệu chứng đau lưng ê ẩm. Trên thực tế, thiểu năng cơ, thậm chí ở mức độ vừa cũng gây ảnh hưởng xấu tới khả năng lao động (nhất là đối với những nghề nghiệp, hoạt động thể thao đòi hỏi sức chịu đựng cao của cột sống con người).

Trong cơ thể, cơ lưng và cơ gáy là những nhóm cơ ít được rèn luyện nhất, mặc dầu trong đời sống lao động dưới những điều kiện không sinh lý đòi hỏi phải chịu đựng những trọng tải kéo dài liên tục rất lớn.

Cảm giác đau ở những cơ thân cũng như ở các cơ gốc chỉ mà không có một cơ sở kích thích trực tiếp rễ TK, có tính chất đau lan toả. Đó là đặc điểm của hội chứng giả rễ, do Brugger (1971), Mumenthaler và 8chliack (1973) đặt tên và cho là những biểu hiện của sự rối loạn tương quan chức năng giữa khớp và các cơ vận động khớp đó.

Hạn chế vận động do cơ, kèm theo đau đón xuất hiện trước tiên ở những bao khớp bị kích thích. Trương lực cơ được điều chỉnh một phần do các thụ cảm thể ở bao khớp.

Những thay đổi chức năng trên gắn liền với đau cơ. Đau cơ mang tính chất tự phát và đau dội lên khi vận động và chịu áp lực. Trạng thái kích thích của những khớp đốt sống ở đoạn dưới cột sống thắt lưng gây đau cơ phản xạ ở các cơ duỗi lưng cũng như cơ mông, cơ khu vực sau đùi, sau cẳng chân (nhóm cơ ngồi đùi, cơ bắp chân). Đau đi từ điểm xuất phát tới điểm bám tận của một cơ nên đau có dạng giống như kiểu đau dây thần kinh hông. Khi khám xét, nếu phát hiện thấy hiện tượng nhạy cảm đặc biệt với áp lực khu trú (ví dụ ấn trên cơ...) tại một vị trí thì lập tức cảm giác đau lan tỏa tới khu vực đau. Đó là điểm bùng nổ (trigger points), mà ta cần nghĩ trước hết tới đặc tính giả rễ của hội chứng đau (Brussatis, 1977). Người ta dùng gây tê tại chỗ để giúp cho chẩn đoán xác định.

Gross (1977) đã từng nêu lên rằng có hội chứng giả rễ trong bệnh lý đĩa đệm cấp tính. Có thể nói rằng cảm giác đau trong hội chứng giả rễ vừa là tiền triệu của một lỗi đĩa đệm hoặc một triệu chứng tổn sót lại sau đợt điều trị bảo tồn hay sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.

9. Đau phối hợp

 

Do những điểm xuất phát đau trong đoạn vận động cột sống nằm gần nhau; những sợi cảm giác, vận động và thực vật còn có mối liên hệ với nhau, nên có thể xuất hiện trong phạm vi một đoạn nhiều loại đau phối hợp khác nhau. Người ta gọi đoạn (segment) là vùng phân bố của một dây thần kinh tủy sống. Ở đây bao gồm: vùng da, chịu chi phối của các sợi cảm giác ở da; các vùng cơ, chịu chi phối của những sợi vận động của dây TK tuỷ sống ở trong cơ vân.

Trong trường hợp hiếm, cũng có đau đơn độc còn phần lớn là triệu chứng hỗn hợp và liên tục thay đổi trong quá trình diễn biến của bệnh. Đặc biệt trong các trạng thái kích thích kéo đài trong đoạn vận động sẽ xuất hiện những biểu hiện bệnh lý của tất cả các nhánh thần kinh.

Người ta gọi là hội chứng đĩa đệm, tức là trong đó bao gồm những triệu chứng kèm ghép với nhau như hạn chế vận động cột sống, căng cứng cơ, triệu chứng rễ và những biểu hiện rối loạn thực vật kèm theo.

Có thể nói chung rằng: trong phần lớn các trường hợp đau cột sống và đau cơ, hội chứng giả rễ cũng như đau từ củng mạc (skeratogen) đều là những thể, dạng nói lên những biến đổi uê số lượng và chất lượng của những bệnh do đĩa đệm. Tùy theo trường hợp, đĩa đệm đã trực tiếp hoặc gián tiếp là nguyên nhân góp phần tạo nên trạng thái đau.

Vì vậy, trong điều trị, vấn đề quan trọng là biết lựa chọn một biện pháp điều trị nào cho thích hợp, trừng với những yếu tố thành phần gây đau cơ bản.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...