Ngộ độc axit là gì?
Nhờ sự điều tiết của các hệ thống điều tiết mà độ kiềm, axit trong nước của người bình thường luôn giữ cân bằng. Khi trẻ tiêu chảy, nhất là tiêu chảy nặng, bài tiết lượng lớn chất kiềm qua phân, kết hợp ăn ít, nên việc trao đổi chất trong cơ thể không thể tiến hành bình thường, làm mất cân bằng axit - kiềm, gây ngộ độc axit.
Ngộ độc axit thường xảy ra trên cơ sở mất nước. Trẻ mất nước độ vừa trỏ lên đều kèm theo ngộ độc axit mức độ khác nhau. Ngộ độc axit độ vừa sẽ xuất hiện các triệu chứng thở sâu, nhanh, tinh thần uể oải, bồn chồn, buồn ngủ, buồn nôn, ói mửa, môi miệng đỏ, có khi hơi thở rất hôi. Ngộ độc axit nặng xuất hiện tình trạng sốt cao, co giật, mất thần trí, hôn mê. Cần nhấn mạnh rằng, chức năng hô hấp của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn kém, khi bị ngộ độc axit, sự thay đổi hô hấp không rõ rệt, thường chỉ có biểu hiện uể oải, sắc mặt xanh xao, không bú, cho nên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ngộ độc axit và trẻ lớn ngộ độc axit độ vừa và nặng đều phải đưa ngay đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời, tránh nguy hiểm tính mạng.