Nghiên cứu: Xác định những nguyên nhân di truyền của ung thư da
Ung thư da là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi, và là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Và tại các nước phát triển căn bệnh này ngày càng gia tăng. Trong đó ung thư biểu mô tế bào vảy ở da, là phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các loại ung thư da bào gồm cả khối u lành tính. Hiện nay, có khoảng 2 - 5% bệnh nhân bị di căn và lan rộng khắp cơ thể, gây nhiều khó khăn cho việc điều trị.
Phó giáo sư sinh học Katie DeCicco-Skinner cùng các đồng nghiệp của cô đang xác định các yếu tố di truyền có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy. Và trong một bài báo mới đây, các nhà nghiên cứu đã thấy được sự tương tác trong quá trình truyền tín hiệu tế bào gọi là MET và gen Tpl2, góp phần vào sự phát triển của ung thư da. Dựa vào phát hiện này họ đã tìm ra một mục tiêu tiềm năng cho các liệu pháp điều trị có thể giúp bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy có thể lựa chọn những phương pháp điều trị khác ngoài xạ trị và hóa trị.
DeCicco-Skinner cho biết: Điều quan trọng ở đây là chúng tôi đã nhận biết được các cơ chế sinh học giúp ung thư da phát triển. Cho dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư da đã tăng mạnh trong nhiều thập kỷ qua và nguyên nhân di truyền dẫn đến sự phát triển của căn bệnh này vẫn chưa được xác định.
Từ đó các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình động vật trong nghiên cứu này. Vào năm 2011, các nhà nghiên cứu đã tìm cách loại bỏ Tpl2 có vai trò làm tăng độ nhạy cảm đối với sự phát triển khối u ở da. Và trong nghiên cứu đó, Tpl2 đã bị loại bỏ trên chuột. Khi không có loại gen này, những con chuột đã phát triển số lượng khối u cao hơn đáng kể và dấu hiệu của căn bệnh trên như tình trạng viêm gia tăng và tấn công các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, vai trò của Tpl2 đối với bệnh ung thư là không rõ ràng. Hoạt động của gen này trong một số bệnh ung thư tùy thuộc vào mô mà tín hiệu đã bị thay đổi.
Trong bài báo mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích sâu hơn: Về việc loại bỏ Tpl2 ở những khối u lành tính có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy hay không? Và khi đó một phần câu trả lời lại liên quan đến tế bào MET đóng vai trò góp phần vào nhiều khía cạnh khác nhau trong sự phát triển ung thư da, bao gồm tỷ lệ sống sót, xâm lấn, hình thành mạch và kháng thuốc.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác, những con chuột không có gen Tpl2 và được điều trị bằng Capmatinib, một loại thuốc hiện đang được thử nghiệm trong các nghiên cứu lâm sàng và được sử dụng điều trị trong nhiều loại bệnh ung thư và ngăn chặn MET hoạt động. Từ đó kết quả cho thấy đã có 60% khối u ở chuột đã giảm đi và quan trọng hơn là các khối u vẫn lành tính. Vì thế, các nhà nghiên cứu kết luận việc thiếu gen Tpl2 dẫn đến sự biểu hiện quá mức của MET, và đây được xem là một phần là nguyên nhân gây ra ung thư biểu mô tế bào vảy.
Là một thụ thể, MET kích hoạt một loạt các quá trình dẫn truyền tín hiệu. Và khi nó được kích hoạt, sẽ gây ra các rối loạn như: Tế bào phân chia nhanh hơn, xâm lấn nhiều hơn và gây ra tình trạng viêm trầm trọng hơn.
Mặc dù MET đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển ung thư da, nhưng đó lại không phải là tác nhân duy nhất. Vì thế trong tương lai các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm sâu hơn vào mối quan hệ giữa MET và các thụ thể khác qua đó có thể khám phá thêm về những tín hiệu bất thường của nó.
Và đối với những bệnh nhân ung thư thường được điều trị kết hợp với thuốc để ngăn ngừa ung thư lan rộng khắp cơ thể. Và nó cũng giống như một trò chơi khi một protein bị loại bỏ thì sẽ có một số khác lại xuất hiện. Vì thế các nhà nghiên cứu cần hiểu sự tương tác giữa các protein khác nhau. Từ đó họ có thể xác định và nhắm mục vào sự phát triển và di căn của ung thư biểu mô tế bào vảy.
Hiện nay, đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy ở da thì tỷ lệ sống thường không khả quan. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị ngày càng phát triển và nâng cao, căn bệnh nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và tiến hành điều trị nhanh nhất có thể thì tỷ lệ sống của bệnh nhân sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.