Nghiên cứu xác định các hợp chất trong cà phê có thể gây ức chế ung thư tuyến tiền liệt

Nghiên cứu xác định các hợp chất trong cà phê có thể gây ức chế ung thư tuyến tiền liệt

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã xác định các hợp chất trong cà phê có thể gây ức chế sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. Đây là một nghiên cứu thí điểm, thực hiện trên các tế bào ung thư kháng thuốc ở chuột và vẫn chưa được thử nghiệm ở người. Công trình nghiên cứu này được trình bày tại Hiệp hội Tiết niệu Châu âu (ở Barcelona).

Cà phê là một hỗn hợp chất phức tạp được chứng minh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người (ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực). Cho đến nay, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy một số loại cà phê có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư (chỉ ở một số bệnh bao gồm ung thư tuyến tiền liệt). Hiện tại, các nhà khoa học Nhật Bản đang nghiên cứu tác dụng của hai hợp chất (tên khoa học là kahweol acetate và cafestol) có trong cà phê, cho thấy có thể gây ức chế sự tăng trưởng trong các tế bào kháng thuốc ung thư (phổ biến nhất là thuốc Cabazitaxel).

Ban đầu, các nhà nghiên cứu thử nghiệm sáu hợp chất (được tìm thấy tự nhiên trong cà phê), trên các tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở người trong ống nghiệm. Họ phát hiện ra nếu các tế bào được điều trị bằng hợp chất thì mức độ tăng trưởng sẽ chậm hơn. Sau đó, họ đã thử nghiệm các hợp chất này trên các tế bào ung thư tuyến tiền liệt đã được cấy ở chuột (16 con chuột). Trong đó, 4 con chuột được điều trị tiêu chuẩn, 4 con được điều trị bằng chất kahweol acetate, 4 con bằng chất cafestol, còn những con còn lại được điều trị kết hợp bằng chất kahweol acetate và cafestol.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Hiroaki Iwamoto (Khoa Trị liệu và Tiết niệu, Trường Đại học Khoa học Y khoa Đại học Kanazawa, ở Nhật Bản) cho biết:

Chúng tôi nhận thấy hợp chất này đã gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ở chuột, đem lại nhiều kết quả khả quan cũng như sự phát triển khối u giảm đi đáng kể. Tuy nhiên sau 11 ngày, đối với những con chuột không điều trị bằng hợp chất khối u đã tăng lên gấp 3 lần so với thể tích ban đầu, còn đối với những con chuột được điều trị bằng hợp chất chỉ tăng khoảng 1,5 lần.

Điều quan trọng, cần phát triển những phát hiện này (vì đây là một nghiên cứu thí điểm), về mặt khoa học việc sử dụng các hợp chất này là rất khả thi, nhưng cần nghiên cứu thêm và nó vẫn có thể được thử nghiệm ở người. Ngoài ra, chúng tôi còn phát hiện sự tăng trưởng ở các tế bào khối u được cấy ghép đang có chiều hướng giảm đi. Từ đó cho thấy các hợp chất này gây ra những ảnh hưởng nhất định đến các tế bào ung thư tuyến tiền liệt kháng thuốc (điều này cũng cần nghiên cứu thêm). Hiện giờ, chúng tôi đang xem xét làm thế nào có thể kiểm tra những phát hiện này ở những nghiên cứu lớn hơn, và sau đó là thử nghiệm trên người. 

Chất Kahweol acetate và cafestol là hydrocarbon tự nhiên, được tìm thấy trong cà phê Arabica. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nhận ra trong quá trình pha cà phê các chất này đã bị ảnh hưởng đáng kể và câu hỏi được họ đặt ra liệu chúng có bị loại bỏ hay không. 

Những phát hiện này là rất tiềm năng. Bởi vì chúng ta điều biết cà phê có thể gây ra tác động tích cực và tiêu cực (ví dụ như nó có thể làm tăng huyết áp), vì thế chúng tôi vẫn đang xem xét thêm trước khi đưa nó vào các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, nếu kết quả này được xác nhận, thì đây được xem là ứng cử viên hàng đầu trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt kháng thuốc. 

Trong một bình luận, Giáo sư Zoran Culig (Giáo sư khoa Tiết Niệu tại Đại học Y khoa Innsbruck) cho biết:

Đây là những phát hiện thú vị. Tôi hy vọng những kết quả này sẽ thúc đẩy động lực cho các nhà nghiên cứu sử dụng những mô hình phát triển gần đây, chăng hạn như điều trị cấy ghép xenografts (được thực hiện ở những bệnh nhân có biểu hiện thụ thể androgen). Và trong tương lai, tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa giúp phát triển loại hình điều trị này.

Xenogeneic graft/ xenograft:

Mô ghép được cấy ghép giữa hai cá thể thuộc hai loài khác nhau được gọi là ghép khác loại.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...