Nghiên cứu xác định bệnh nhân chuyển giới có tỷ lệ sàng lọc ung thư thấp hơn

Nghiên cứu xác định bệnh nhân chuyển giới có tỷ lệ sàng lọc ung thư thấp hơn

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định đối với những bệnh nhân là người chuyển giới có tỷ lệ sàng lọc ung thư tương đối thấp, phát hiện này được đưa ra từ một nghiên cứu mới của Bệnh viện St. Michael, từ đó có thể có thể giúp các bác sĩ giải quyết tình trạng chênh lệch này.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đánh giá tỷ lệ sàng lọc ung thư cổ tử cung, vú và đại trực tràng trong số 120 bệnh nhân chuyển giới đáp ứng đầy đủ điều kiện sàng lọc và so sánh tỷ lệ sàng lọc đối với những bệnh nhân cisgender (tức là không chuyển giới) tại Nhóm Sức khỏe Gia đình tại Bệnh viện St. Michael.

Qua đó kết quả cho thấy, tỷ lệ sàng lọc ung thư vú ở bệnh nhân chuyển giới thấp hơn 70%, ở ung thư cổ tử cung thấp hơn 60% và ung thư đại trực tràng thấp hơn 50%, sau khi đã tính đến các yếu tố khác như tuổi và số lần khám.

Tiến sĩ  - Bác sĩ Tara Kiran, cũng là nhà nghiên cứu cho biết: Chúng tôi đã cải thiện được tỷ lệ sàng lọc ung thư tổng thể và nếu chúng tôi không chú ý vào nhóm bệnh nhân đặc biệt này, thì chúng tôi sẽ hài lòng với kết quả nghiên cứu này. Đây là một giải pháp từ nghiên cứu tại bệnh viện St. Michael. 

Bác sĩ Kiran lại tiếp lời: Nghiên cứu này được thực hiện từ một nhận thức rằng hệ thống của chúng tôi vẫn có khả năng bỏ lỡ các bệnh nhân chuyển giới (có giới tính đã thay đổi trên thẻ y tế của họ). Và từ phát hiện này, đã thúc đẩy chúng tôi phát triển một hệ thống bao gồm các bệnh nhân chuyển giới cũng như những trường hợp bị quá hạn sàng lọc ung thư để không còn xảy ra tình trạng bỏ sót bệnh nhân.

Đối với những bệnh nhân chuyển giới từ nữ sang nam vẫn cần sàng lọc ung thư cổ tử cung thường bị bỏ qua, vì họ không nghĩ mình mắc bệnh sau khi được chuyển giới, vì thế các thông báo của các cơ quan y tế gửi vẫn gửi đến họ trong đó có cả những trường hợp bị quá hạn.

Dựa vào những phân tích về tỷ lệ sàng lọc ung thư tại Nhóm Sức khỏe Gia đình đã khiến các Tiến sĩ Kiran và các đồng nghiệp của cô thực hiện một dự án cải thiện chất lượng về việc sàng lọc ung thư ở bệnh nhân chuyển giới qua đó tìm hiểu thêm về quan điểm của họ đối với đối với sàng lọc ung thư.

Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ đã thảo luận về sàng lọc ung thư với bệnh nhân và họ đã đưa ra quyết định không cần sàng lọc, cô cho biết. Và điều này thực sự quan trọng đối với chúng tôi và cần tìm hiểu sâu về nó. Vì đối với những người chuyển giới việc xét nghiệm Pap có thể gây khó chịu cũng như việc xác định giới tính của họ.

Hiện tại nhóm nghiên cứu vẫn đang tìm ra lý do để giải thích tỷ lệ sàng lọc ung thư đại trực tràng ở những bệnh nhân chuyển giới đang ở mức thấp.

Tại bệnh viện St. Michael, đội ngũ y tế bao gồm các bác sĩ, y tá, nhân viên xã hội đã hỗ trợ lẫn nhau trong việc chăm sóc toàn diện cho hơn 400 bệnh nhân chuyển giới. Bên cạnh đó, nhóm Sức khỏe Gia đình cũng thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân chuyển giới đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế. 

Không những thế, Tiến sĩ Kiran và nhóm của cô hy vọng nghiên cứu này giúp gia tăng nhận thức của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế về nhu cầu sức khỏe ở bệnh nhân chuyển giới và giúp họ đưa ra nhiều quyết định nhanh chóng giải quyết các hệ thống đã lỗi thời thay vào đó là những thay đổi tích cực và có lợi cho nhóm đối tượng bệnh nhân này. 

Gần đây, các phòng khám của Nhóm Sức khỏe Gia đình và bệnh viện St. Michael đã thực hiện những có những thay đổi từ phòng chờ dành cho bệnh nhân ngày càng đa dạng hơn bằng cách hiển thị áp phích, không gian rộng rãi, thông thoáng cũng như đảm bảo việc sử dụng những phòng tắm hay vệ sinh đều được sử dụng cho tất cả các giới. Bên cạnh đó, họ cũng đào tạo cho những nhân viên văn thư liên quan đến việc đăng ký và hỗ trợ cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân có nhạy cảm về giới tính hoặc bệnh nhân chuyển giới.  

"Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận công bằng giữa các tất cả các giới tính", Tiến sĩ Kiran chia sẻ. Đôi khi có thể những cải tiến này không thể đến được với tất cả mọi người, vì thế chúng tôi cần có các chiến lược để nhắm mục tiêu tiếp cận vào những trường hợp có nhu cầu nhất cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi không chỉ là bệnh nhân có muốn làm xét nghiệm hay không mà chúng tôi còn muốn biết họ có muốn thảo luận hay chia sẻ những khó khăn với chúng tôi hay không.

Các nhà nghiên cứu cho biết mục tiêu của họ trong nghiên cứu này là cải thiện chất lượng dịch vụ phù hợp hơn sẽ góp phần gia tăng tỷ lệ sàng lọc ung thư ở bệnh nhân chuyển giới. Qua đó thu hút được sự quan tâm của họ về những chăm sóc y tế tốt nhất dành cho những trường hợp chuyển giới.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...