Nghiên cứu về sứt môi và hở hàm ếch
Sứt môi là một khuyết tật bẩm sinh tương đối phổ biến, và có thể phẫu thuật được. Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, phụ huynh sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề sức khỏe lâu dài ở những đứa trẻ này.
Tuy nhiên, đối với hở hàm ếch thì khác, các nhà nghiên cứu Na Uy cho biết.
Sứt môi xảy ra khi mô tạo nên môi không phát triển đầy đủ trước khi sinh, dẫn đến môi trên bị hở. Còn hở hàm ếch xảy ra khi các mô ở vòm miệng không hợp phát triển đầy đủ trong thai kỳ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những trẻ sơ sinh bị sứt môi, không có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe và tử vong cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.
Nhưng đối với trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch, các nhà nghiên cứu lại phát hiện thấy nguy cơ tử vong sớm và xuất hiện các tình trạng y tế khác như thiểu năng trí tuệ, tự kỷ....
Tiến sĩ Erik Berg, nhà nghiên cứu chính của Đại học Bergen cho biết: Những kết quả này là thông tin tương đối tốt cho các bậc cha mẹ có con bị sứt môi và hở hàm ếch.
Tuy nhiên một trong những hạn chế của nghiên cứu là một số trường hợp bị hở hàm ếch bị tử vong sớm hoặc xảy ra một số vấn đề rủi ro không thể xác định, Berg lưu ý. Chỉ có một mối liên hệ được phát hiện ra giữa hở hàm ếch và những tình trạng y tế khác trong tương lai.
Ông cho rằng, sứt môi có thể xác định được bằng siêu âm trước khi sinh, tuy nhiên hở hàm ếch thì lại không thể được nhìn thấy bằng siêu âm trước khi sinh. Những phát hiện có thể giúp các bậc cha mẹ quan tâm đến sức khỏe của thai nhi hơn, từ đó sứt môi có thể được phát hiện trong mang thai.
Trong nghiên cứu, Berg và các đồng nghiệp đã thu thập dữ liệu về khoảng 1,5 triệu trẻ sơ sinh ở Na Uy trong khoảng thời gian từ 1967 đến 1992. Trong đó có hơn 2.000 trẻ sinh ra bị sứt miệng được theo dõi cho đến năm 2010, khi chúng ở độ tuổi từ 18 đến 43.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn phân tích hơn 2.300 trẻ sơ sinh bị sứt môi và hơn 1,4 triệu trẻ sơ sinh bình thường.
Kết quả nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 26 tháng 9 trên tạp chí JAMA Pediatrics.
Một chuyên gia cho biết có thể có rất nhiều phương pháp điều trị không đúng cách trong điều trị sứt môi và hở hàm ếch, bởi vì tiêu chuẩn chăm sóc không được thiết lập.
Tiến sĩ Kelly Evans, tại Đại học Washington, ở Seattle, cho biết: "Cứ 700 ca sinh nở lại có 1 trường hợp bị sứt môi và hở hàm ếch xảy ra".
Mặc dù sứt môi là tình trạng phổ biến, nhưng rất ít nghiên cứu đã được thực hiện về cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ sơ sinh bị sứt môi cho đến khi trưởng thành. Do đó, chăm sóc sức khỏe cho những trường hợp bị sứt môi ở từng bệnh viện là rất khác nhau, cô nói.
Bên cạnh đó, chúng tôi biết rất ít về sức khỏe của những người trưởng thành bị sứt môi (bẩm sinh) và điều này khiến chúng tôi gặp khó khăn trong việc xem xét những chăm sóc y tế mà chúng tôi cung cấp liệu có mang lại hiệu quả lâu dài và tốt nhất hay không, cô nói.
Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tăng cường nhận thức về cách chăm sóc liên quan đến tìn trạng này, Evans nói. Ngoài ra, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các nhà nghiên cứu, bệnh nhân và gia đình cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau để tiến hành thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu khác, bà nói thêm.
Cuối cùng, sự hợp tác này sẽ mở đường cho tất cả các cá nhân bị sứt môi và hở hàm ếch có thể được điều trị bằng các phương pháp tối ưu nhất nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong thời thơ ấu và tuổi trưởng thành, Evans nói.
Bác sĩ Edward McCabe, Giám đốc y tế của March of Dimes cho biết: Kết quả nghiên cứu này có thể giúp các bậc cha mẹ quan tâm đến sức khỏe của thai nhi trong thời kỳ mang thai, từ đó có thể phát hiện sứt môi bằng siêu âm và điều này có thể liên quan đến những trường hợp bị hở hàm ếch.
Tuy nhiên vẫn còn một số nguyên nhân gây ra sứt môi vẫn chưa được biết đến, ông nói.
Điều quan trọng là phải nhận thức được các vấn đề tiềm ẩn có thể tồn tại và sớm xác định chúng, từ đó giúp trẻ nhận được sự giúp đỡ cần thiết và sớm nhất, ông nói.
McCabe chia sẻ: "Điều này không có nghĩa là mọi em bé bị hở hàm ếch sẽ gặp các vấn đề như trên, nhưng vẫn có nguy cơ cao".
Tác giả Steven Reinberg - Phóng viên HealthDay
Thứ 3, ngày 27 tháng 9 năm 2016 (Tin tức HealthDay)