Nghiên cứu: Ung thư da ở chuột có thể lây lan bằng cách kiểm soát hệ thống miễn dịch

Nghiên cứu: Ung thư da ở chuột có thể lây lan bằng cách kiểm soát hệ thống miễn dịch
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra các phân tử được giải phóng bởi ung thư da và xâm lấn các tế bào miễn dịch khỏe mạnh, giúp tế bào ung thư ngày càng lan rộng.

Vì thế việc sử dụng các loại thuốc ức chế nhắm mục tiêu vào các phân tử này có thể giúp ngăn ngừa ung thư da bị tái phát sau khi điều trị.

Những phát hiện của nghiên cứu này do Cancer Research UK tài trợ được công bố trên Cell, vào ngày hôm nay.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu từ Đại học Queen Mary, London đã xem xét nhiều khía cạnh từ các tế bào của khối u ác tính ở chuột và mẫu khối u ở người, qua đó nghiên cứu này đã phát hiện ra tác động của một protein mà chúng tạo ra Myosin II.

Bên cạnh đó, họ còn phát hiện ra nồng độ Myosin II đang tăng cao trong các tế bào này không chỉ khiến chúng linh hoạt hơn mà còn kích hoạt giải phóng các hóa chất xâm lấn hệ thống miễn dịch. 

Những hóa chất này ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch khỏe mạnh xung quanh, được gọi là đại thực bào và hạn chế khả năng tiêu diệt ung thư. Điều này có nghĩa là thay vì tấn công các tế bào ung thư, cuối cùng chúng sẽ giúp chúng sống sót.

Ngoài ra, các hóa chất này cũng tạo ra các lỗ nhỏ trong mạch máu, cho phép các tế bào ung thư xâm nhập vào máu và đến các khu vực khác của cơ thể.

Giáo sư Vicky Sanz-Moreno, tác giả chính của Cancer Research, thuộc Viện Ung thư Barts, Đại học Queen Mary, London, cho biết: Nghiên cứu này nhấn mạnh cách các tế bào ung thư tương tác và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh để phát triển và lây lan. Từ những điều này, các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển các phương pháp điều trị nhắm mục tiêu vào các hóa chất làm thay đổi hệ thống miễn dịch qua đó có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một trong những hóa chất được giải phóng bởi các tế bào Myosin II, được gọi là interleukin 1A, được xem là chìa khóa làm cho các tế bào ung thư xâm lấn hơn. Tuy nhiên, để ngăn chặn hoạt động của Myosin II bằng các loại thuốc khác nhau, các nhà nghiên cứu đã làm giảm interleukin 1A được sản xuất bởi các tế bào khối u ác tính ở chuột và mẫu khối u ở người.

Giáo sư Sanz-Moreno giải thích: Bằng cách sử dụng các loại thuốc điều trị ngăn chặn hoạt động của Myosin II hoặc giải phóng interleukin 1A, chúng tôi có thể làm cho khối u bớt xâm lấn và làm chậm sự phát triển của nó, giúp việc điều trị dễ dàng hơn.

Cho đến nay, các loại thuốc có thể ngăn chặn hoạt động của Myosin II đã được sử dụng điều trị trong các bệnh như tăng nhãn áp, đây là một căn bệnh tiến triển ở mắt. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch cho các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để điều tra xem liệu các loại thuốc ngăn chặn Myosin II có thể kết hợp được với các phương pháp điều trị khối u ác tính hiện có hay không.

Sanz-Moreno cho biết thêm: Chúng tôi rất vui mừng và đang tìm hiểu xem liệu thuốc ức chế có thể được sử dụng kết hợp với các liệu pháp nhắm mục tiêu khác hay không. 

Hiện nay, việc kết hợp với các phương pháp điều trị hiệu quả đang được xác định, chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai Myosin II và thuốc ức chế interleukin 1A có thể được sử dụng nhằm cải thiện kết quả của bệnh nhân và giảm nguy cơ khối u ác tính quay trở lại.

Giáo sư Richard Marais, Giám đốc của Viện nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh và chuyên gia về khối u ác tính cho biết: Đối với những phát hiện thú vị này cho thấy những nghiên cứu cơ bản mà Cancer Research UK tài trợ đang giúp chúng tôi hiểu thêm về sinh vật học của ung thư qua đó cần phát triển thêm các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư.

Ông chia sẻ thêm: Chỉ khi các khối u ác tính được loại bỏ, thì mới có cơ hội cho một số tế bào tồn tại. Vì thế nghiên cứu này cho thấy chúng tôi có thể phát triển thêm các phương pháp điều trị để ngăn chặn các tế bào còn lại lây lan sau phẫu thuật, giúp bệnh nhân sống sót lâu hơn.

 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...