Nghiên cứu nổi bật về những phương pháp mới nhằm cung cấp thuốc dành cho não bộ
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Đại học Rochester (URMC) đã phát hiện ra một phương pháp mới có khả năng mang lại phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho não. Nghiên cứu trên có thể đem lại nhiều ý nghĩa đối với việc điều trị một loạt các bệnh bao gồm Alzheimer, Parkinson, ALS và ung thư não.
Nghiên cứu trên cho thấy việc khám phá những tiềm năng của phương pháp tiếp cận mới của thuốc đối với hệ thống thần kinh trung ương là một thử thách lâm sàng đáng ghi nhận. Những phát hiện của nghiên cứu này chứng minh rằng hệ thống loại bỏ chất thải của não có thể được khai thác để phân phối thuốc một cách nhanh chóng và hiệu quả cho não, Bác sĩ Maiken Nedergaar, Đồng giám đốc Trung tâm Y khoa Đại học Rochester (URMC) cho biết.
Nhiều phương pháp điều trị hiện nay cho thấy được nhiều tiềm năng cho các bệnh của hệ thần kinh trung ương, nhưng sau đó kết quả cho thấy đã thất bại trong các thử nghiệm lâm sàng vì khó khăn trong việc có thể phân phối đủ lượng thuốc hiệu quả vào trong não. Điều này cho thấy có thể là do não duy trì môi trường khép kín của nó và được bảo vệ bởi một hệ thống phức tạp của các cổng phân tử - được gọi là hàng rào máu não - khi đó thì những kiểm soát chặt chẽ có thể cho phép và phân loại các loại thuốc nào có thể đi vào hoặc thoát ra khỏi não bộ.
Và một ví dụ nổi bật của cuộc thử ngiệm thử thách này là nỗ lực sử dụng những kháng thể vào trong việc điều trị để tích tụ mảng Beta amyloid được tích lũy trong não của những người mắc bệnh Alzheimer. Bởi vì các kháng thể trên thường được tiêm vào tĩnh mạch, khi đó sự xâm nhập của các protein mạnh mẽ vào trong não bộ bị cản trở bởi hàng rào máu não và kết quả được ước tính cho thấy chỉ có hai phần trăm thực sự xâm nhập vào cơ quan.
Phương pháp mới có khả năng mang lại phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho não.
Không những thế nghiên cứu mới còn tập trung vào sức mạnh của hệ thống glymphatic, đây là quá trình loại bỏ chất độc thải nhất của não được Nedergaard phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 2012. Hệ thống này bao gồm hệ thống ống dẫn trên các mạch máu não và bơm dịch não tủy (CSF - Cerebrospinal fluid) qua mô não, sau đó xả sạch chất thải. Phòng thí nghiệm của Nedergaard cũng chỉ ra rằng hệ thống glymphatic hoạt động chủ yếu trong khi con người ngủ, có thể là một điểm mấu chốt trong các bệnh như Alzheimer, và bị gián đoạn sau chấn thương sọ não.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã tận dụng cơ chế của hệ thống glymphatic để đưa thuốc vào sâu trong não. Và các thí nghiệm trên, thường được tiến hành trên loài chuột, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các kháng thể trực tiếp vào CSF. Sau đó, họ tiêm nước muối hypertonic vào các con vật, đây là một phương pháp điều trị thường được sử dụng để giảm áp lực lên sọ ở những bệnh nhân bị chấn thương sọ não.
Nước muối gây ra sự mất cân bằng ion kéo dịch não tủy (CSF - Cerebrospinal fluid) ra khỏi não. Khi điều này xảy ra, dịch não tủy (CSF - Cerebrospinal fluid) mới được cung cấp bởi hệ thống glymphatic sẽ chảy vào vị trí của nó và mang các kháng thể vào mô não. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống hình ảnh mới bằng cách tùy biến một macro để quan sát sự không xâm lấn ngày càng gia tăng của các kháng thể vào não của động vật.
Vì thế, các nhà nghiên cứu tin rằng phương pháp này có thể được sử dụng phổ biến không chỉ cung cấp các protein mạnh mẽ của não như kháng thể, mà còn là các loại phân tử nhỏ và vi-rút được sử dụng cho liệu pháp gen.