Nghiên cứu: Nguy cơ đau tim - đột quỵ tăng lên nhiều tháng trước khi chẩn đoán ung thư
Theo một báo cáo được công bố trực tuyến hôm nay trên tờ Blood, thì những trường hợp người lớn tuổi bị ung thư có nhiều khả năng sẽ bị đau tim hoặc đột quỵ trong những tháng trước khi chẩn đoán ung thư so với những người lớn tuổi khỏe mạnh trong cùng thời kỳ. Ngoài ra, ung thư phổi và ruột kết, cũng như những loại ung thư khác đang trong giai đoạn tiến triển, cho thấy có sự liên quan mạnh mẽ đến nguy cơ đau tim và đột quỵ do cục máu đông trong động mạch.
Nghiên cứu này được xem là đánh giá lớn nhất và có hệ thống từ những nguy cơ đã xảy ra dẫn đến việc chẩn đoán ung thư, theo các nhà nghiên cứu tại Weill Cornell Medicine và Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở thành phố New York.
Babak Navi, Phó giáo sư thần kinh học tại Khoa Thần kinh học tại Weill Cornell Medicine, cho biết: Dữ liệu của chúng tôi cho thấy nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ - những cơn đau tim bắt đầu gia tăng trong 5 tháng trước khi ung thư được chẩn đoán và đỉnh điểm vào tháng trước khi được chẩn đoán. Vì thế kết quả này cho thấy tác động của ung thư đối với hệ thống đông máu có thể là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Ung thư có thể mất nhiều tháng hoặc đôi khi là nhiều năm để phát triển và được chẩn đoán, vì thế một số bệnh ung thư có thể bị ảnh hưởng sinh học lên cơ thể, đặc biệt là hoạt động huyết khối, trước khi chúng được chăm sóc y tế, ông giải thích.
Từ đó các nhà nghiên cứu đã sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu của Medicare liên quan đến đăng ký Giám sát, dịch tễ học và kết quả cuối cùng (SEER) và xem xét lại nguy cơ đau tim - đột quỵ ở những trường hợp từ 67 tuổi trở lên vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, bàng quang, ung thư hạch không Hodgkin, tử cung, tụy và dạ dày từ ngày 1/1/2005 đến ngày 31/12/2013. Qua đó kết quả cho thấy những trường hợp bị các nguy cơ trên trong một thời gian trước khi được chẩn đoán mắc phải các loại các loại ung thư trên chiếm đến 2/3 ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu này đã được tham gia từ 748.662 người thụ hưởng Medicare (bảo hiểm y tế) từ đó so sánh những bệnh nhân mắc bệnh ung thư với các biện pháp kiểm soát phù hợp trong 360 ngày trước khi chẩn đoán ung thư.
Nhìn chung, nguy cơ bị đau tim và đột quỵ đã tăng 70% trong năm trước khi chẩn đoán ung thư. Và nguy cơ cấp tính nhất được thấy rõ nhất ở tháng trước khi chẩn đoán ung thư. Trong thời gian này, đối với những bệnh nhân trước khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư sẽ có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao hơn gấp 5 lần so với những người bình thường. Trong số 2.313 bệnh nhân mắc ung thư thì có đến 413 trường hợp đã từng xảy ra những tình trạng trên. Và trước 5 tháng khi được chẩn đoán, thì tỷ lệ cho thấy rủi ro xảy ra ở 2 nguy cơ này là như nhau. Qua đó, cho thấy tỷ lệ đau tim hoặc đột quỵ cao nhất ở người lớn tuổi mắc ung thư phổi - đại trực tràng và những bệnh nhân đang ở giai đoạn 3 hoặc 4. Tuy nhiên, khi được phân tích riêng biệt, thì nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ đều tăng trước khi được chẩn đoán ung thư, và nguy cơ đau tim là phổ biến hơn so với đột quỵ. Vì thế các phân tích thứ cấp về các nguy cơ ở huyết khối động mạch bổ sung (nghĩa là huyết khối động mạch cung cấp các chi ngoại biên hoặc mạc treo) tiếp tục được chứng minh về những phát hiện chính.
Dữ liệu xác nhận mối liên quan đến tình trạng cơn đau tim và đột quỵ với sự phát triển ung thư qua đó phân định khi nguy cơ bắt đầu - mức độ tương đối của nó, Tiến sĩ Navi, cũng là trưởng khoa Đột quỵ - Bệnh viện Thần kinh thuộc Khoa Thần kinh học tại Weill Cornell Medicine và NewYork-Presbyterian / Weill Cornell.
Tiến sĩ Navi, cũng là trưởng khoa Đột quỵ - Bệnh viện Thần kinh thuộc Khoa Thần kinh học tại Weill Cornell Medicine cho biết: Dữ liệu trên xác nhận mối liên quan giữa tình trạng cơn đau tim và đột quỵ với sự phát triển ung thư, qua đó phân tích khi nguy cơ bắt đầu ở mức tương đối của nó. Qua đó phát hiện của chúng tôi cho thấy ung thư có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra huyết khối động mạch, vì vậy ở những trường hợp bị đau tim hoặc đột quỵ nên cập nhật các sàng lọc ung thư theo độ tuổi - giới tính cụ thể của họ, chẳng hạn như chụp quang tuyến vú và nội soi đại tràng, Tiến sĩ Navi nói thêm. Và nếu bất kỳ trường hợp nào bị đau tim hoặc đột quỵ mà không có bất kỳ dấu hiệu liên quan đến bệnh ác tính, chẳng hạn như giảm cân hoặc thiếu máu mà không giải thích được, thì nên xem xét sàng lọc ung thư.
Ngoài ra, trong tương lai Tiến sĩ Navi và nhóm của ông đang lên kế hoạch nghiên cứu tiếp tục để hiểu rõ hơn về dấu ấn sinh học trong máu hoặc hình ảnh có thể đóng vai trò là manh mối cho bệnh ung thư hiếm gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh huyết khối động mạch, cũng như công cụ của hình ảnh CT cơ thể hoặc các công cụ sàng lọc ung thư khác ở những bệnh nhân này, đặc biệt ở những người bị đột quỵ hoặc đau tim mà không giải thích được. Từ đó, Tiến sĩ Navi cũng nhấn mạnh rằng cần phải điều tra nhiều hơn để xác định nguyên nhân chính xác gây ra huyết khối động mạch ở bệnh nhân ung thư qua đó đưa ra các chiến lược tối ưu để ngăn ngừa và điều trị các nguy cơ này.
Tuy nhiên đã có một số khiếu nại về việc sử dụng dữ liệu đã không cho phép các nhà nghiên cứu xem xét đến các yếu tố lối sống, chẳng hạn như tình trạng hút thuốc, mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ trên hoặc làm thế nào về sự gián đoạn trong các liệu pháp gây ra loãng máu có thể là một nguyên nhân. Đồng thời, một số nguy cơ khác có thể đã dẫn đến việc tăng cường giám sát và xét nghiệm y tế trong việc chẩn đoán ung thư.