Nghiên cứu mới định lượng phản ứng của kháng thể đối với vắc-xin Pfizer và Moderna

Nghiên cứu mới định lượng phản ứng của kháng thể đối với vắc-xin Pfizer và Moderna

Mới đây, nghiên cứu của trường Y thuộc Đại học Virginia (Mỹ) đã định lượng kháng thể phản ứng do vắc-xin Pfizer và Moderna tạo ra. Đây được cho là một  trong những nghiên cứu sớm nhất so sánh lượng kháng thể của cả hai loại vắc-xin đến từ Hoa Kỳ nêu trên. Trong đó, điểm đáng chú ý là nồng độ kháng thể ở những người tiêm vắc-xin Moderna cao hơn một chút so với người tiêm vắc-xin Pfizer. Sự khác biệt này phần lớn là do mức độ kháng thể ở những đối tượng lớn tuổi sau khi tiêm Moderna có xu hướng cao hơn Pfizer.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không vội đưa ra kết luận về hiệu quả của vắc-xin dựa trên kháng thể tạo ra. Cả hai loại vắc-xin đều mang lại những hiệu quả đặc biệt nhất định sau khi được tiêm cho hàng triệu người trên thế giới - họ nói. Kết quả nghiên cứu này chỉ là một phần nhỏ để làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, các  nhà  khoa  học  cũng  đang cố  gắng phân tích để xác định liệu có loại vắc-xin nào vượt trội dành cho những đối tượng nhất định hay không.

"Điều thú vị là tìm hiểu xem liệu việc đo nồng độ kháng thể có là một dấu hiệu tốt để bảo vệ loại vắc-xin đó hay không. Hiện tại, chúng tôi cũng chưa rõ." - Nhà nghiên cứu miễn dịch học, Tiến sĩ Jeffrey Wilson cho hay.

Cuộc đối đầu giữa Pfizer và Moderna, ai hơn ai?

Cả hai loại vắc-xin Pfizer và Moderna đều sử dụng mRNA để dạy hệ thống miễn dịch chống lại những protein đột biến (hay còn được gọi là protein gai) của COVID. Tuy nhiên, công thức của mỗi loại vắc-xin là khác nhau, chẳng hạn như Moderna sử dụng nhiều mRNA hơn Pfizer. Điều này đã thúc đẩy các nhà khoa học tìm cách định lượng và so sánh mức độ hiệu quả của các kháng thể phản ứng thu được.

Để làm được điều đó, họ đã xét nghiệm máu 167 nhân viên của trường Virginia được tiêm vắc-xin. Các mẫu được thu thập từ một tuần đến 31 ngày sau liều vắc-xin thứ hai. Mặc dù các đối tượng không được chỉ định ngẫu nhiên trong nghiên cứu, vắc-xin được sử dụng được quyết định bởi tình trạng sẵn có của địa phương tại thời điểm tiêm chủng, với 79 trường hợp tiêm Pfizer và 88 trường hợp tiêm Moderna. Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu sẽ lấy mẫu máu trước khi dùng liều thứ hai (trước hoặc sau liều đầu tiên).

Độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 42 tuổi và 38% là từ 50 tuổi trở lên. Đa số là phụ nữ với 72%.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng Moderna tạo ra kháng thể trong máu nhiều hơn sau liều thứ hai so với Pfizer: 68,5 (µg / mL)  - 45,9 (µg / mL). 

Để tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi tác đối với phản ứng của kháng thể, các nhà nghiên cứu đã phân tầng những người tham gia thành những người trẻ hơn 50 hoặc 50 tuổi trở lên. Những người tiêm Pfizer từ 50 tuổi trở lên tạo ra ít kháng thể hơn những người trẻ sau liều thứ hai (31,1 µg / mL so với 59,0 µg / mL). Sự chênh lệch tuổi tác này không xuất hiện ở những người được tiêm thuốc Moderna. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng điều này là do sự khác biệt về lượng mRNA có trong vắc-xin (Moderna sử dụng nhiều mRNA hơn gấp ba lần).

Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng họ không xem xét cụ thể các kháng thể "vô hiệu hóa" - loại kháng thể ngăn chặn vi rút xâm nhập vào tế bào. Họ cũng không xem xét tế bào lympho T và tế bào lympho B, những tế bào đóng vai trò quan trọng khác trong phản ứng miễn dịch của cơ thể. Điều đó sẽ đòi hỏi những nghiên cứu phức tạp hơn và nhiều thời gian hơn.

"Cuối cùng, chúng tôi cần phải tiến hành các nghiên cứu khó khăn hơn. Và các nghiên cứu này đang xem xét các kết quả lâm sàng và nồng độ kháng thể có liên quan như thế nào", Wilson nói.

Dù vậy, các kết quả nghiên cứu mới là một dữ liệu quan trọng khi mà các bác sĩ và nhà khoa học đang phải đề ra phản ứng trong tương lai đối với đại dịch. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu độ hiệu quả lâu dài của vắc-xin và đánh giá xem có cần tiêm nhắc lại ngoài 2 mũi đã được chỉ định hay không. Đặc biệt là ở những người lớn tuổi, cơ thể của họ không tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ như những người trẻ tuổi.

Đồng thời, Tiến sĩ Jeffrey Wilson đưa ra lời nhắc nhở dành cho những ai chưa được tiêm và thừa nhận mức độ hiệu quả của cả hai loại vắc-xin Pfizer và Moderna. Cả hai loại vắc-xin đến từ Hoa Kỳ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Với số lượng nhiễm bệnh đang gia tăng chóng mặt trên khắp đất nước, ông đã đưa ra lời khuyên: "Làm ơn, xin hãy tiêm phòng để bảo vệ chính bạn và những người xung quanh."

Theo tạp chí Khoa học JAMA Network Open.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...