Nghiên cứu mới cho thấy các chất làm đầy không chỉ cải thiện đường nét trên khuôn mặt mà còn làm các vùng trên da mặt căng ra
Tiêm chất làm đầy da là một phương pháp xâm lấn tối thiểu giúp làm giảm các nếp nhăn mà còn tăng thể tích của mô và phục hồi sự căng đầy trên khuôn mặt. Theo thống kê gần đây nhất từ Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS), hơn 2,7 triệu ca phẫu thuật làm đầy da đã được thực hiện vào năm 2019.
Tiêm chất làm đầy (Filler) là một phương pháp làm đẹp rất phổ biến đối với các chị em phụ nữ, hiện các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ vẫn đang tìm cách tối đa hóa lợi ích của chúng cho những bệnh nhân đang tìm kiếm phương pháp trẻ hóa da mặt mà không phẫu thuật. Hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng hệ thống đánh giá chủ quan, nhưng rất ít bằng chứng khách quan về kết quả đạt được.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ngoài tác dụng "tăng thể tích", chất làm đầy da cũng có thể đem lại tác dụng "căng da" khác nhau. Bác sĩ Sebastian Cotofana của Mayo Clinic cùng các đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu để đo lường độ hiệu quả của chất làm đầy mô mềm giúp nâng cơ ở các vùng khác nhau trên khuôn mặt. Nghiên cứu đã được đăng trên Tạp chí y khoa chính thức của ASPS.
Trong nghiên cứu thử nghiệm, các nhà khoa học đã tiêm chất làm đầy da (đã được tiêu chuẩn hóa) vào các mẫu tử thi trên khuôn mặt đã được chuẩn bị đặc biệt. Thủ thuật thường được thực hiện ở các vùng như vùng giữa mặt, bao gồm cả vùng giữa (trung tâm) và vùng bên (hai bên); và vùng quanh miệng (miệng và cằm) và đường viền hàm.
Để đo lường tác động của các mũi tiêm, Tiến sĩ Cotofana và các đồng nghiệp đã thực hiện scans trước và sau trên bề mặt bằng hệ thống mô phỏng hình ảnh 3D tiên tiến (Hệ thống thiết bị Vectra XT 3D). Ngoài ra một hệ thống kiểm tra hình ảnh khác cũng được sử dụng để đánh giá và thậm chí mô phỏng kết quả của các quy trình phẫu thuật tạo hình và tái tạo.
Các bản scans được thực hiện sau khi tiêm chất làm đầy, cho thấy sự gia tăng đáng kể thể tích mô mềm cục bộ ở các vùng trung tâm trên khuôn mặt. Điều đó phù hợp với các hiệu quả lâm sàng đã được thiết lập chính xác của phương pháp điều trị 'tiêm' ở vùng giữa trán, giữa mặt, miệng và cằm.
Tiêm chất làm đầy ở vùng trung tâm khuôn mặt cũng cho thấy hiệu quả nâng cơ cục bộ, "căng" lên đến một milimet theo chiều dọc ở vùng trán. Tuy nhiên, khi thực hiện ở các vùng khác thì không có tác dụng - ví dụ, tiêm vào trán không tạo ra hiệu ứng căng ra ở vùng trung tâm của khuôn mặt (mặt giữa hoặc dưới).
Khi tiêm ở các vùng bên trên khuôn mặt như thái dương, giữa mặt và đường viền hàm cũng tạo ra hiệu ứng làm căng và phồng cục bộ. Ngoài ra, các mũi tiêm sau đó tạo ra "hiệu ứng nâng vùng bổ sung" ở các vùng lân cận của khuôn mặt. Ví dụ: Tiêm vào thái dương có thể giúp căng nhẹ nhưng hiệu quả sẽ gia tăng đáng kể đối với đường giữa và đường viền hàm bên.
Việc kết hợp các kỹ thuật tiêm thậm chí còn mang lại lợi ích lớn hơn. Việc tiêm filler làm đầy thái dương tạo ra hiệu quả đáng kể giúp thái dương nâng thêm 17,5%, đồng thời tăng 100% hiệu quả nâng đường viền hàm.
Tiến sĩ Cotofana và các đồng tác giả cho biết: Những kết quả này cho thấy việc tiêm chất làm đầy ở vùng mặt bên đồng thời ảnh hưởng đến các vùng mặt bên cạnh và do đó có thể tạo ra hiệu ứng nâng vùng. Kết quả này phù hợp với kiến thức (trước đây) về giải phẫu chuyên sâu của khuôn mặt: tiêm chất làm đầy có thể dẫn đến sự thay đổi độ căng của mô liên kết (fascia) dưới da, dẫn đến "đổi vị trí" các lớp da trên.
Bằng cách này, tiêm chất làm đầy có thể mang lại hiệu quả nâng cơ nhẹ nhưng khi được thực hiện bằng một thủ thuật ít xâm lấn thì chúng lại vô cùng hiệu quả, và có thể được lặp lại. Tất nhiên, các hiệu ứng nâng bất chấp trọng lực thì sẽ không tiếp cận với tác động của phẫu thuật căng da mặt. Ngoài việc xác nhận những phát hiện trước đây về tác dụng nâng cơ của vật liệu tiêm trên khuôn mặt, nghiên cứu còn "mở rộng khả năng ứng dụng của chúng cho toàn bộ khuôn mặt bên ... để đạt được hiệu quả nâng cơ cục bộ và khu vực."