Nghiên cứu: Hiệu quả chi phí của các phương pháp điều trị ung thư trực tràng

Nghiên cứu: Hiệu quả chi phí của các phương pháp điều trị ung thư trực tràng

Hiện nay nhiều phương pháp điều trị y tế đang gia tăng chi phí. Vì thế các nhà nghiên cứu của UCLA đang tìm kiếm những phương án hiệu quả nhất để có thể đem lại chi phí phù hợp nhất cho những bệnh nhân bị ung thư trực tràng (tiến triển), đây là một loại ung thư nằm ở phần cuối của ruột già.

Tiến sĩ Ann Raldow, tác giả đầu tiên của nghiên cứu và là thành viên của Trung tâm Ung thư toàn diện UCLA Jonsson cho biết: Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu đang xem xét về mức chi phí phù hợp trong liệu pháp xạ trị. Vì thế khi các phương pháp điều trị của chúng tôi sẽ được nâng cao về kỹ thuật và tốn kém hơn, sau đó những phương pháp điều trị này sẽ được đưa ra ngoài thị trường tuy nhiên chi phí sẽ tăng lên và các hạn chế về nguồn lực sẽ được phân bổ một cách thích hợp.

Để tìm ra những cách hiệu quả nhất để điều trị loại ung thư này, các nhà nghiên cứu đã so sánh hai phương pháp điều trị phổ biến là hóa trị liệu dài hạn và xạ trị ngắn hạn.

Ở hóa trị liệu dài hạn, hiện đang là tiêu chuẩn điều trị trong ung thư trực tràng (tiến triển) tại Hoa Kỳ. Loại điều trị này được thực hiện 28 lần xạ trị bằng hóa trị. Tuy nhiên, ở Châu âu, xạ trị ngắn hạn (liên quan đến năm phương pháp điều trị) lại là phương pháp phổ biến hơn. Cả hai phương pháp này đều có kết quả điều trị tương tự.

Vì vậy các nhà nghiên cứu của UCLA đã phát triển một mô hình toán học nhằm đánh giá hiệu quả chi phí của 2 phương pháp điều trị này. Mô hình giả thuyết này mô phỏng lại kết quả 10 năm điều trị ở những bệnh nhân 65 tuổi. Các bệnh nhân này được điều trị bằng một trong hai liệu pháp. Họ cũng trải qua phẫu thuật và hóa trị. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn xem xét chi phí của 2 phương pháp điều trị này từ lịch trình chăm sóc sức khỏe tại Bluebook và Medicare, qua đó cung cấp chi phí tiêu chuẩn cho các phương pháp điều trị y tế trên khắp Hoa Kỳ.

Qua đó các nhà nghiên cứu còn nhận thấy rằng, xạ trị ngắn hạn là phương pháp điều trị hiệu quả hơn tuy nhiên tỷ lệ chi phí gia tăng mỗi năm là 133.495 USD. Trong đó, tỷ lệ sống sót sẽ được điều chỉnh nhờ vào hiệu quả điều trị và ước tính chi phí mà bệnh nhân phải thanh toán (tính đến thời gian và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân). Ngoài ra, tỷ lệ chi phí gia tăng được tính bằng cách lấy chi phí chênh lệch chia cho kết quả sức khỏe (chênh lệch) của hai phương pháp này. 

Đối với những bệnh nhân có khối u ở gần hậu môn, thì hóa trị liệu dài hạn có hiệu quả hơn về chi phí, với tỷ lệ chi phí gia tăng là 61.123 đô la mỗi năm. Lý do phương pháp này hiệu quả hơn về mặt chi phí là vì hóa trị liệu trong thời gian dài có thể thu nhỏ khối u, điều này có thể tránh được phẫu thuật.

Nghiên cứu được công bố trên JAMA Network Open.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...