Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn là tác nhân thúc đẩy phát triển khối u phổi

Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn là tác nhân thúc đẩy phát triển khối u phổi

Gần đây, các nhà sinh học tại MIT đã phát hiện ra một quá trình mới mà các khối u xâm nhập nhằm thúc đẩy sự phát triển của nó. Những khối u này làm thay đổi nhóm vi khuẩn trong phổi, kích thích hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng viêm qua đó giúp các tế bào khối u phát triển mạnh.

Trong các thử nghiệm ở những con chuột đã được lập trình di truyền phát triển ung thư phổi, trong đó có những con được nuôi trong môi trường không có vi khuẩn phát triển khối u nhỏ hơn nhiều so với những con chuột được nuôi trong điều kiện bình thường, các nhà nghiên cứu phát hiện. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã có thể giảm đáng kể số lượng và kích thước của khối u phổi bằng cách điều trị chuột bằng kháng sinh hoặc ngăn chặn các tế bào miễn dịch được kích thích bởi vi khuẩn.

Họ đã phát hiện một số chiến lược khả thi có thể phát triển các phương pháp điều trị mới ở ung thư phổi, các nhà nghiên cứu cho biết.

Tyler Jacks, Giám đốc Viện nghiên cứu ung thư tích hợp của MIT và tác giả của bài báo cho biết: Nghiên cứu liên kết trực tiếp về những ảnh hưởng của vi khuẩn đối với sự phát triển ung thư phổi qua đó mở ra nhiều quá trình tiềm năng trong việc ngăn chặn và điều trị căn bệnh này.

Chengcheng Jin, tác giả chính của nghiên cứu, xuất hiện trong phiên bản trực tuyến của Cell vào ngày 31 tháng 1.

Mối liên kết giữa vi khuẩn và ung thư

Hiện nay, ung thư phổi được biết tới là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, dẫn đến hơn 1 triệu người trên thế giới tử vong vào mỗi năm. Và tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi bị biến chứng do nhiễm vi khuẩn chiếm đến 70%. Vì thế trong nghiên cứu này, nhóm MIT muốn xem xét liệu các nhóm vi khuẩn được tìm thấy trong phổi có mối liên hệ nào đến sự phát triển của khối u hay không. 

Để khám phá về mối liên hệ tiềm năng này, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm ở những con chuột được biến đổi gen gây ung thư và thiếu gen ức chế khối u p53. Trong vòng vài tuần, những con chuột này đã phát triển một loại ung thư phổi còn được gọi là ung thư biểu mô tuyến vảy ở phổi.

Thực tế, ở chuột (và con người) thường có nhiều vi khuẩn vô hại phát triển trong phổi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này nhóm MIT đã phát hiện ra ở những con chuột có khối u phổi đang phát triển, thì nhóm vi khuẩn trong phổi của chúng đã thay đổi đáng kể. 

Mặc dù, dân số ngày càng tăng, tuy nhiên số lượng các loài vi khuẩn khác nhau hiện giờ đã giảm. Vì thế, các nhà nghiên cứu vẫn còn nghi ngờ về tính chính xác làm thế nào ung thư phổi đem lại những thay đổi này, và chỉ có một khả năng là các khối u có thể gây tắc nghẽn đường thở và ngăn vi khuẩn ra khỏi phổi.

Sự mở rộng của nhóm vi khuẩn này đã khiến các tế bào miễn dịch gamma delta T tăng trưởng và bắt đầu tiết ra các phân tử gây viêm gọi là cytokine. Trong các phân tử này, đặc biệt là IL-17 và IL-22, tạo ra môi trường phát triển thuận lợi cho các khối u. Ngoài ra, chúng cũng kích hoạt bạch cầu trung tính, đây là một tế bào miễn dịch khác giúp giải phóng các hóa chất có thể gây viêm, tăng cường hơn nữa môi trường thuận lợi cho các khối u.

Jin cho biết: Bạn có thể nghĩ về nó như một quá trình xoay vòng nhằm thúc đẩy sự phát triển khối u ngày càng gia tăng. Bởi vì, khi các khối u phát triển, nó điều khiển các tế bào miễn dịch trong phổi, và sử dụng chúng để tạo ra môi trường thuận lợi thông qua quá trình hoạt động của vi khuẩn.   

Tuy nhiên, đối với những con chuột được sinh ra và lớn lên trong môi trường không có mầm bệnh, thì phản ứng miễn dịch này đã không xảy ra khi đó các khối u ở chuột phát triển sẽ nhỏ hơn nhiều.

Ngăn chặn sự phát triển của khối u

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra một chi tiết thú vị là, khi họ điều trị cho chuột bằng kháng sinh trong vòng từ 2 đến 7 tuần sau khi khối u phát triển, kết quả cho thấy khối u đã giảm khoảng 50%. Bên cạnh đó, nếu các nhà nghiên cứu sử dụng thuốc ngăn chặn tế bào gamma delta T hoặc chặn IL-17 thì các khối u cũng có thể bị co lại. 

Vì thế, các nhà nghiên cứu tin rằng, những loại thuốc này có thể được để thử nghiệm ở người, bởi vì khi họ phân tích khối u phổi ở người, họ đã tìm thấy các tín hiệu vi khuẩn thay đổi tương tự như những gì họ đã nhìn thấy ở những con chuột bị ung thư. Bởi vì các mẫu khối u phổi ở người cũng có số lượng tế bào T gamma delta cao bất thường.

Jin chia sẻ: Hiện tại, nếu chúng ta có thể tìm ra cách ngăn chặn vi khuẩn gây ra tất cả những tác động này hoặc các cytokine kích hoạt tế bào gamma delta T hay cũng có thể vô hiệu hóa các yếu tố gây bệnh, thì tất cả những này đều có thể là những hướng điều trị tiềm năng mới ở ung thư phổi.

Cho đến nay, đã có rất nhiều loại thuốc tương tự như vậy đã tồn tại, vì thế các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm những yếu tố trên gây ra căn bệnh này ở chuột với hy vọng chúng sẽ được thử nghiệm ở người. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục thử nghiệm qua đó xác định loại vi khuẩn nào có thể tăng trưởng trong các khối u phổi, từ đó họ cố gắng tìm ra loại kháng sinh có thể tiêu diệt những vi khuẩn đó.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...