Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở Mỹ thật "đáng báo động"

Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy phụ nữ Mỹ Da Đỏ và Thổ Dân Alaska (AIAN) có nguy cơ bị nhiễm HPV (Human Papillomavirus) và ung thư cổ tử cung cao hơn so với những người da trắng.
Naomi Lee, một trợ lý giáo sư hóa học và hóa sinh tại Đại học Bắc Arizona, tham gia vào nghiên cứu trên cho biết, hiện nay tỷ lệ phụ nữ Mỹ gốc Ấn Độ sinh sống ở vùng đồng bằng thường có nguy cơ cao mắc bệnh HPV, được công bố trên tạp chí Journal of Infectious Diseases of the Oxford University Press, tờ báo đại học lớn nhất thế giới. Nghiên cứu trên được xác định dựa trên những phát hiện trước đó và cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và dẫn tới nguy cơ tử vong ở phụ nữ AIAN ở đồng bằng cao hơn gấp đôi tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở phụ nữ da trắng. HPV là được xem như là nguyên nhân chính có thể dẫn tới bệnh ung thư cổ tử cung, nhưng trước khi nghiên cứu này xảy ra có rất ít thông tin về sự phổ biến của căn bệnh này trong cộng đồng người Mỹ nói chung và các cộng đồng AIAN khác trên toàn nước Mỹ.
Nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu từ một trường hợp người Mỹ da đỏ được thu thập tại địa phương tham gia vào cuộc khảo sát được điều chỉnh theo văn hóa, và trường hợp trên sẽ được hỏi về tình trạng sức khỏe, lịch sử tình dục, giáo dục, sinh hoạt chung, và nhiều câu hỏi khác. Khi đó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy gần 35% số người được hỏi thì có một trong 14 kiểu gen HPV có nguy cơ cao được đánh giá, so với gần 21% phụ nữ ở cùng độ tuổi (14 - 59 tuổi) trong dân số chung.
Tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trong độ tuổi từ 21 - 24 tuổi được so sánh với mật độ dân số chung. Qua đó cho thấy khoảng 90% các cá nhân bị nhiễm đã được loại bỏ sự nhiễm trùng trong hai năm; do đó, tỷ lệ nhiễm trùng thường giảm khi dân số già đi.

Tuy nhiên trong cộng đồng AIAN, thì tỷ lệ này vẫn cao hơn ở phụ nữ trên 30 tuổi.
Các nghiên cứu trước đây bao gồm phụ nữ AIAN ở đồng bằng cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh ở phụ nữ AIAN cao hơn so với phụ nữ da trắng ở cùng khu vực, Lee nói. Những gì chúng tôi thấy được từ nghiên cứu trên thật ngạc nhiên và đáng báo động với tỷ lệ nhiễm bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Mật độ dân số chung cho thấy, tỷ lệ nhiễm HPV giảm nhanh qua các nhóm tuổi, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh trong cộng đồng vẫn cao hơn 3-4 lần.
Cụ thể, tỷ lệ cho thấy nguy cơ cao nhiễm HPV ở phụ nữ 50-65 tuổi vẫn cao hơn gần 4 lần so với những người tham gia trong cùng nhóm tuổi trong dân số chung.
Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện nay tỷ lệ bị nhiễm của hrHPV được quan sát trong các mẫu phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy được sự khác biệt về ung thư cổ tử cung được ghi nhận trong khu vực đồng bằng của Sở Y tế Ấn Độ. Mặc dù hiện nay nguyên nhân vì sao phụ nữ Mỹ gốc Ấn Độ mắc bệnh viêm gan và ung thư cổ tử có tỷ lệ ngày càng cao vẫn chưa được giải thích, nhưng những phát hiện sau đây từ các vùng có nguồn dân số thấp trên khắp thế giới cho thấy đối với đối tượng người lớn tuổi miễn dịch và tỷ lệ sàng lọc thấp có thể là yếu tố góp phần.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng tỷ lệ cho thấy không giống nhau đối với mọi cộng đồng; Phụ nữ Mỹ da đỏ ở Arizona có tỷ lệ nhiễm trùng thấp hơn các nhóm tương tự ở Nam Dakota.
Ngoài ra, theo dữ liệu từ Dịch vụ Y tế Ấn Độ, những người trẻ tuổi tham gia vào cuộc khảo sát trên cũng có nhiều khả năng được tiêm chủng ngừa HPV cao hơn.
Lee cho biết các bước tiếp theo dành cho cộng đồng AIAN là cho các nhân viên y tế và các nhà nghiên cứu tập trung vào việc kiểm tra nguyên nhân ung thư ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi và sẽ có nguy cơ cao hơn. Qua đó nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ nhiễm HPV hiện nay và đang tìm kiếm sự chấp thuận của bộ lạc trong cộng đồng AIAN để tiến hành phân tích vi sinh vật và vi khuẩn.
Bà nói: Các cộng đồng cần phải liên tục được thúc đẩy việc tiêm chủng ngừa HPV ở trẻ vị thành niên và nên tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng cho vắc-xin ở những thế hệ tiếp theo. Ngoài ra, HPV là một yếu tố chính góp phần gây ung thư cổ tử cung, nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để chứng minh được HPV là yếu tố góp phần dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, HPV là một yếu tố chính góp phần gây ung thư cổ tử cung.
Các nhà nghiên cứu cũng có kế hoạch trình bày những phát hiện này cho các bộ lạc trong cộng đồng AIAN vào mùa xuân.
Dự án được hỗ trợ bởi Viện Ung thư Quốc gia của Viện Y tế Quốc gia (NIH) thông qua quan hệ đối tác về sức khỏe bản địa tại Đại học bang Washington (WSU). Lee đã tham gia vào nghiên cứu này như một phần của Chương trình Phát triển Điều tra Bản địa, được tài trợ bởi NIH và được tài trợ thông qua Đại học Colorado Anschutz Medical Campus và WSU. Vai trò của cô trong dự án là tiến hành phân tích dữ liệu chính và soạn thảo bản thảo. Qua đó cô và các cộng sự dự định sẽ tiến hành phân tích sâu hơn từ nghiên cứu này.
Nghiên cứu của Lee tập trung vào phát triển vắc-xin mới bằng cách sử dụng các peptide tự lắp ráp và các hạt giống vi-rút để nhắm đến những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác nhau. Không những thế cô còn tập trung công việc nghiên cứu của mình vào việc cải thiện chăm sóc sức khỏe của người Mỹ da đỏ và Thổ dân Alaska thông qua nghiên cứu về sự khác biệt về y tế và giáo dục STEM.