Nghiên cứu cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến bệnh võng mạc do tiểu đường

Nghiên cứu cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến bệnh võng mạc do tiểu đường

Chứng ngưng thở khi ngủ (mức độ nặng) là một yếu tố nguy cơ của bệnh võng mạc do tiểu đường và điều này có thể dẫn đến mất thị lực và mù lòa, trích lời chia sẻ của các nhà nghiên cứu trong báo cáo.

Trên thực tế nếu bệnh tiểu đường bị kiểm soát kém có thể dẫn đến các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt, tình trạng này còn được gọi là bệnh võng mạc do tiểu đường. Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Hoa Kỳ.

“Các dấu hiệu thường thấy ở bệnh võng mạc do tiểu đường là thị lực ngày càng suy giảm, mất thị lực đột ngột, hình nổi trong tầm nhìn, nhìn mờ hoặc lờ mờ, đau mắt hoặc đỏ”.

Trong một số trường hợp, những chỗ phình nhỏ nhô ra khỏi mạch máu và rò rỉ chất lỏng cũng như máu vào võng mạc. Chất lỏng này có thể gây sưng (phù) ở một khu vực của võng mạc cho phép nhìn rõ và được gọi là phù hoàng điểm.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu ở Đài Loan đã kiểm tra dữ liệu của 51 bệnh nhân trong hơn 8 năm tại Bệnh viện Memorial tại Chang Gung ở Đài Bắc.

Và họ đã phát hiện ra những bệnh nhân bị phù hoàng điểm do tiểu đường có tỷ lệ bị chứng ngưng thở khi ngủ (mức độ nặng) cao hơn nhiều (chiếm 80,6%) so với những người không mắc bệnh về mắt (chiếm 45,5%).

Theo nghiên cứu, khi cơn ngưng thở khi ngủ càng tệ, thì chứng phù hoàng điểm càng nghiêm trọng.

Mặt khác các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng thường xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân phù hoàng điểm do tiểu đường, đây là những người cần được điều trị nhiều hơn để kiểm soát tình trạng của họ. Những bệnh nhân này cần thực hiện ít nhất ba phương pháp điều trị y tế hoặc laser, trích dẫn thông tin từ nghiên cứu.

Nghiên cứu này đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ (American Association of Ophthalmology, AAO), tại San Francisco.

Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu còn chia sẻ như sau: Dựa trên những kết quả này, chúng tôi hy vọng rằng nhiều chuyên gia y tế sẽ tiếp cận với chứng ngưng thở khi ngủ là yếu tố nguy cơ của chứng phù hoàng điểm do tiểu đường. 

Điều này có thể cho phép bệnh nhân được can thiệp y tế sớm hơn từ đó họ có thể giữ được tầm nhìn nhiều hơn và bảo vệ sức khỏe tổng thể của họ càng nhiều càng tốt.

“Cho đến nay một số phương pháp điều trị thường thấy ở điều trị laser ngay để hoàng điểm được hồi phục sớm. Laser hoàng điểm (tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là để lại sẹo trên võng mạc, chỉ điều trị hết phù chứ và không giúp cải thiện thị lực).

-Tiêm thuốc nội nhãn: Thị lực của bệnh nhân có thể được cải thiện và duy trì tốt hơn, nhưng phải tiêm nhiều lần kết hợp với theo dõi chặt chẽ. Thuốc cũng có thể có những tác dụng phụ không mong muốn.

-Phẫu thuật cắt dịch kính: Chỉ định hạn chế.

Điều trị sớm bệnh phù hoàng điểm do đái tháo đường giúp bệnh nhân bảo tồn và/hoặc cải thiện thị lực.

Đối với những người bị ngưng thở khi ngủ, họ phải liên tục dừng lại và bắt đầu thở lại suốt đêm, điều này làm gián đoạn giấc ngủ của họ và khiến nồng độ oxy trong máu giảm.

Mặt khác sự suy giảm nồng độ oxy trong máu này có thể kích hoạt những thay đổi trong cơ thể, từ đó dẫn đến tổn thương mạch máu, khiến những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2.

“Vì vậy một số biện pháp sau đây giúp ngăn ngừa chứng ngưng thở khi ngủ như giảm cân, tránh uống rượu, ngưng các thuốc an thần và chất gây nghiện, không hút thuốc lá, thay đổi tư thế ngủ (quay đầu giường lên cao 10cm, tránh nằm gối cao; một số bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ nhẹ hay ngáy to có thể ít bị vấn đề về hô hấp khi nằm nghiêng).”

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...