Nghiên cứu cho thấy các tế bào miễn dịch mắc sai sót trong việc phân biệt giữa tế bào khỏe mạnh và tác nhân gây bệnh

Nghiên cứu cho thấy các tế bào miễn dịch mắc sai sót trong việc phân biệt giữa tế bào khỏe mạnh và tác nhân gây bệnh

Khi cần phân biệt một tế bào khỏe mạnh với một tế bào bị nhiễm bệnh cần bị tiêu diệt, thì các tế bào Killer T (tế bào T tiêu diệt) của hệ thống miễn dịch đôi khi bị nhầm lẫn. 

Phát hiện này tiếp tục củng cố niềm tin từ lâu của các nhà khoa học cho rằng các tế bào T gần như hoàn hảo trong việc phân biệt giữa tế bào khỏe mạnh và tác nhân gây bệnh. Kết quả trong nghiên cứu có thể chỉ ra những phương pháp điều trị mới các bệnh tự miễn (khiến hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể), hoặc dẫn đến những cải tiến vượt trội trong các phương pháp điều trị ung thư. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí eLife.

Nhiều người tin rằng tế bào T có thể phân biệt hoàn hảo giữa tế bào nhiễm bệnh và tế bào khỏe mạnh dựa trên mức độ chúng có thể liên kết chặt chẽ với các phân tử được gọi là kháng nguyên trên bề mặt của mỗi tế bào. Chúng liên kết chặt chẽ với các kháng nguyên có nguồn gốc từ vi rút hoặc vi khuẩn, nhưng lại ít liên kết với các kháng nguyên trên các tế bào bình thường. Tuy nhiên trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học về bệnh tự miễn nhận thấy các tế bào T có thể tấn công các tế bào bình thường khác nếu chúng biểu hiện một số lượng lớn bất thường từ các kháng nguyên trên các tế bào bình thường, mặc dù chúng chỉ là liên kết yếu.

Nghiên cứu do các Tiến sĩ tại Trường Bệnh lý học Sir William Dunn và Khoa Y khoa Radcliffe, Đại học Oxford, thực hiện và có những nhận định như sau:

- Chúng tôi đã làm điều này bằng cách đo rất chính xác sức mạnh liên kết của các kháng nguyên khác nhau.

- Việc đo lường chính xác mức độ liên kết chặt chẽ của các thụ thể trên tế bào T với một số lượng lớn các kháng nguyên khác nhau là cần thiết, và sau đó chúng tôi tiếp tục đo cách tế bào T khỏe mạnh phản ứng với các tế bào được nạp nhiều lượng kháng nguyên khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi nhận ra chúng vẫn mắc sai sót, các thụ thể của chúng buộc các tế bào T phản ứng ngay cả với các kháng nguyên liên kết yếu.

- Tuy nhiên phát hiện trong nghiên cứu này đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nhìn nhận về tế bào T. Thay vì coi chúng như những kẻ phân biệt gần như hoàn hảo về độ liên kết mạnh mẽ của kháng nguyên, giờ đây chúng ta biết nhận thấy chúng vẫn có thể đáp ứng với các tế bào bình thường chỉ đơn giản là có nhiều kháng nguyên liên kết yếu hơn.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cho rằng, trong các nghiên cứu trước đây các vấn đề kỹ thuật trong việc đo lường sức mạnh của liên kết thụ thể tế bào T có thể dẫn đến kết luận nhầm lẫn rằng tế bào T là bộ phân biệt hoàn hảo, điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc sử dụng các phép đo chính xác hơn.

Omer Dushek, Phó giáo sư tại Trường bệnh học Sir William Dunn, Đại học Oxford, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: Công trình của chúng tôi cho thấy các tế bào T có thể bắt đầu tấn công các tế bào khỏe mạnh nếu những tế bào đó tạo ra số lượng kháng nguyên cao bất thường. Điều này góp phần tạo ra một sự thay đổi mô hình lớn trong cách chúng ta nghĩ về hệ thống tự miễn dịch, bởi vì thay vì tập trung vào các khiếm khuyết trong cách tế bào T phân biệt giữa các kháng nguyên, nó cho thấy rằng mức độ cao bất thường của các kháng nguyên của chính chúng ta có thể là nguyên nhân gây ra phản ứng nhầm lẫn tế bào T tự miễn dịch. Mặt khác, khả năng này có thể hữu ích để tiêu diệt các tế bào ung thư đột biến biểu hiện mức độ cao bất thường của các kháng nguyên.

Dushek cũng cho biết thêm, công trình này cũng mở ra hướng nghiên cứu mới nhằm cải thiện khả năng phân biệt của tế bào T, điều này có thể hữu ích để giảm tác dụng phụ tự miễn dịch của nhiều liệu pháp dựa trên tế bào T mà không làm giảm khả năng tiêu diệt ung thư của các tế bào này.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...