Nghiên cứu cho thấy Berry có thể làm giảm nguy cơ ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Kaunas (Lithuania), đang nghiên cứu khả năng sử dụng bã berry để tăng sự an toàn cho các sản phẩm từ thịt và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người. Theo giả thuyết của các nhà khoa học, chất phytochemical là các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học được tìm thấy trong quả mọng, có thể giảm những tác động tiêu cực của các chất phụ gia được sử dụng trong các sản phẩm từ thịt cũng như hạn chế các hợp chất độc hại tự nhiên trong quá trình chế biến.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ cần mỗi ngày tiêu thụ 50g thịt chế biến (tương đương với hai lát thịt xông khói) có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng khoảng 18%. Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO đã phân loại thịt chế biến nằm trong cùng một nhóm như hút thuốc lá và amiang (Nhóm 1, gây ung thư cho con người). Thịt chế biến là thịt đã được chuyển hóa thông qua quá trình muối, bảo dưỡng, lên men, hoặc các quá trình khác để tăng cường hương vị và cải thiện sự bảo quản.
Giáo sư Rimantas Venskutonis, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Nitrit và nitrat, được sử dụng trong các sản phẩm từ thịt để tăng hương vị và thời hạn sử dụng qua đó có thể trở thành nitrosamine chất gây ung thư trong quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, một loại chất gây ung thư khác có thể được hình thành khi thịt được đun nóng ở nhiệt độ cao, giáo sư Rimantas Venskutonis, trưởng phòng nghiên cứu khoa học và công nghệ thực phẩm, KTU, Lithuania cho biết.
Sau nhiều năm nghiên cứu về chủ đề này, các nhà khoa học đã thu thập được nhiều bằng chứng khoa học về các tính chất có lợi của những thành phần hoạt tính sinh học trong quả mọng là những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng làm dịu các quá trình viêm trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và thậm chí tiêu diệt các tế bào ung thư.
Từ nghiên cứu của chúng tôi và các đồng nghiệp ở các tổ chức khác cùng với những bằng chứng khoa học cho thấy một số chất hoạt tính ở trong quả mọng có thể ức chế quá trình hình thành chất gây ung thư từ thịt trong quá trình đun nóng. Tuy nhiên, một khi những chất này có trong cơ thể, chúng có thể kích hoạt một số hoạt động bảo vệ, hệ thống giải độc, và theo cách đó, chúng có thể làm giảm nguy cơ liên quan đến việc tiêu thụ thịt chế biến, Giáo sư Venskutonis nói.
Dự án nghiên cứu này có hai mục tiêu chính. Mục tiêu đầu tiên, theo Giáo sư Venskutonis, đây là một trong những công nghệ được chứng minh rằng các chất chiết xuất từ bã berry có thể được sử dụng trong các sản phẩm từ thịt như phụ gia tự nhiên. Vì trong bã berry cho thấy một số chất chống oxy hóa mạnh, có đặc tính kháng khuẩn và các thuộc tính hữu ích khác, ngoài ra các thành phần hoạt tính tự nhiên này có thể được sử dụng để tăng thời hạn bảo quản của các sản phẩm từ thịt, cải thiện màu sắc và các đặc tính chất lượng khác. Mục tiêu thứ hai, phức tạp hơn là chứng minh những lợi ích thực tế mà chất phytochemical có trong sức khỏe con người. Qua đó theo hướng này, các nhà nghiên cứu của KTU sẽ cộng tác với Đại học Khoa học Y tế Lithuania.
Tại thời điểm này, giai đoạn đầu tiên của dự án, quá trình tinh chế sinh học có trong các sản phẩm sinh học hoạt tính hóa học từ bã berry đang được phục hồi, hoàn thành.
Các sản phẩm phụ chế biến nước ép quả có thể làm giảm nguy cơ ung thư
Ngoài ra, các nhà khoa học có đủ bằng chứng cho thấy các hoạt chất có nguồn gốc từ berry có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và quá trình oxy hóa tiêu cực trong các sản phẩm từ thịt, do đó chúng tôi khuyên các nhà cung cấp nên sử dụng chúng thay vì phụ gia nhân tạo để cải thiện thời hạn sử dụng và chất lượng sản phẩm từ thịt.
Qua đó những chứng minh khoa học về lợi ích sức khỏe tiềm năng của các chất phytochemical có nguồn gốc từ bã berry có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư, nhưng vấn đề này cần phải được nghiên cứu thêm. Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu cùng với các đồng nghiệp từ khoa học y sinh và quan sát xem các hóa chất phytochemical có trên các tế bào ung thư in vitro. Giai đoạn này của dự án sẽ bắt đầu ngay, Giáo sư Venskutonis nói.
Giáo sư Venskutonis nhấn mạnh rằng nhóm nghiên cứu đang sử dụng các phương pháp hóa học xanh trong quy trình lọc sinh học, trong đó có một số loại sản phẩm được chiết xuất từ bã quả mọng. Đầu tiên, các chất lipophilic được chiết xuất. Sau đó, sử dụng các dung môi khác và các chất phân cực có chứa chất chống oxy hóa nhất thu được, và cuối cùng, trong quá trình chiết enzyme hỗ trợ, các thành phần giàu chất xơ được chế tạo. Quá trình này chỉ liên quan đến các dung môi thân thiện với môi trường như nước và ethanol, các phương pháp như khai thác carbon dioxide siêu tới hạn (có cả hai tính chất của chất khí và chất lỏng).
Giáo sư Venskutonis cho biết: Chúng tôi đang làm việc với một khái niệm không lãng phí bất cứ điều gì trong nghiên cứu này, vì thế việc sử dụng bã berry, là một nguyên liệu thường được loại bỏ trong sản xuất nước trái cây. Qua đó công nghệ tinh chế sinh học chúng tôi đang phát triển cho phép xử lý berry không có bất kỳ tổn thất nào - dầu hạt có giá trị cao vì nó giàu vitamin E, axit béo không bão hòa và các hợp chất có giá trị khác, trong khi các tác dụng có lợi của chất chống oxy hóa tự nhiên và chất xơ trên sức khỏe con người được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu. Nhiều thành phần chức năng này có thể được sử dụng trong thực phẩm, mỹ phẩm và thậm chí ngành công nghiệp dược phẩm.
Trong nghiên cứu, bã hạt của hầu hết các loại quả trồng tại địa phương đang được sử dụng. Một số quả mọng, chẳng hạn như quả mâm xôi, quả việt quất, quả nam việt quất và chokeberries đen được sử dụng phổ biến hơn, tuy nhiên một số loại quả khác ít được tiêu thụ rộng rãi hơn vì chưa được nghiên cứu.