Năm sự thật thú vị về não của bạn
- Não của chúng ta là cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể. Não bộ không chỉ điều khiển các chức năng sống cơ bản như thở, chức năng của các cơ quan, và chuyển động, nó còn đứng sau nhiều quá trình phức tạp hơn như mọi suy nghĩ, điều khiển mọi hành vi và cảm xúc của chúng ta, thậm chí là hình thành ký ức. Nhưng mặc dù não bộ quan trọng như vậy, nhiều người vẫn hiểu biết rất ít về nó.
- Đây là bộ não của bạn, chúng ta hãy tìm hiểu nhé.
1. Não bộ luôn luôn hoạt động
- Ngay cả khi đang ngủ, não bộ vẫn luôn trong trạng thái hoạt động. Vì như vậy chúng ta mới có thể sống được. Nhưng mỗi phần của não đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau. Não bộ được chia ra làm 4 thùy mỗi bán cầu đại não. Thùy trán nằm gần phía trước đầu và thùy thái dương nằm ngay bên dưới thùy trán. Hai thùy đỉnh nằm ở giữa và thùy chẩm nằm ở phía sau đầu.
- Thùy trán thường liên quan đến những gì hình thành nên tính người trong chúng ta. Nó liên quan đến các quá trình nhận thức như lý luận, học tập, sáng tạo, cảm xúc, lời nói và kiểm soát cơ bắp cho hoạt động, đi lại. Não bộ cũng giúp chúng ta trong việc hình thành ký ức, học cách điều khiển cảm xúc và hành vi của mình.
- Thùy đỉnh liên quan đến một hỗn hợp các chức năng. Bao gồm xử lý các thông tin giác quan và số liệu, cũng như là định hướng không gian, cần thiết cho việc đi lại, nhận thức sâu sắc và điều hướng. Thùy thái dương cũng tiếp nhận những thông tin liên quan đến âm thanh bao gồm cả những ngôn ngữ chúng ta nghe được cũng như đã từng nghe. Thùy chẩm liên quan đến xử lý thị giác. Khi ánh sáng truyền vào mắt bạn, nó sẽ được truyền đến thuỳ chẩm theo các dây thần kinh và chuyển thành hình ảnh mà bạn “nhìn thấy”.
- Các thùy lại được chia thành những hồi nhỏ hơn, mỗi hồi đảm nhận một chức năng riêng. Những hồi này là những vùng riêng biệt của 1 thùy nhất định chịu trách nhiệm có một chức năng cụ thể. Ví dụ, một vùng ở thùy trán được gọi là vùng Broca đặc biệt liên quan đến việc tạo tín hiệu và hiểu ngôn ngữ, còn gọi là vùng ngôn ngữ vận động.
- Bằng cách quét não, các nhà khoa học có thể đo lường khi nào và những khu vực nào hoạt động mạnh hơn bằng cách tìm xem vùng nào có sự gia tăng lưu lượng máu và oxy cần thiết để hoạt động và thực hiện chức năng. Việc hiểu biết vùng nào có chức năng gì rất quan trọng trong cả việc nghiên cứu và thực hiện phẫu thuật.
2. Não liên tục tiếp nhận thông tin
- Não bộ liên tục tiếp nhận một luồng thông tin. Những thông tin này được kiểm soát bằng hai con đường nhằm giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát. Những thông tin cảm giác là thông tin hướng tâm (đi vào não), còn thông tin vận động là thông tin ly tâm (từ não đi ra).
- Mặc dù não bộ luôn tiếp nhận những thông tin này, nhưng chúng ta thường không biết về nó vì những thông tin này được dẫn truyền tới những vùng khác nhau trong não, đó được gọi là quá trình xử lý thông tin “vô thức”. Ví dụ, thông tin về vị trí cơ và khớp luôn được gửi tới não bộ nhưng chúng ta hiếm khi nhận thấy điều này cho đến khi có cảm giác đau, khó chịu hoặc khi bạn cần điều chỉnh các vị trí đó.
- Nhưng khi những thông tin này đi ra khỏi não trở thành thông tin vận động bao gồm cả những hành động tự chủ chẳng hạn như nhặt một đồ vật, khi đó chúng ta nhận thức được chức năng này. Tuy nhiên, giống với thông tin cảm giác, những hành động có thể xảy ra một cách vô thức, không tình nguyện, như hít thở, hoặc co bóp thức ăn qua hệ tiêu hóa.
3. Khoảng 20% máu của cơ thể được bơm lên não
- Để duy trì chức năng não bộ, giống với tất cả các mô sống khác, phụ thuộc vào việc cung cấp oxy từ máu. Não nhận 15-20% lượng máu từ tim khi nghỉ ngơi nhưng nhiều yếu tố có thể tác động đến điều này, bao gồm tuổi tác, giới tính và cân nặng. Trung bình đối với nam giới là khoảng 70ml máu được bơm, chảy khắp cơ thể mỗi nhịp tim. Do đó, khoảng 14ml máu được bơm lên não mỗi nhịp tim, điều này rất cần thiết cho việc vận chuyển oxy đến nuôi dưỡng các tế bào não.
- Như chúng ta đã biết, đột quỵ là do lượng máu vận chuyển đến các vùng của não bị gián đoạn, thường xảy ra ở bán cầu não trái. Điều này rất quan trọng vì bán cầu não phải chịu trách nhiệm điều khiển phần cơ thể bên trái và ngược lại. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều cơn đột quỵ xảy ở não trái, điều này ảnh hưởng đến chức năng của phần cơ thể bên phải, tức là những người thuận tay phải có thể bị mất chức năng sau đột quỵ.
4. Phẫu thuật não không đau
- Một đoạn video lan truyền về một người phụ nữ đang chơi đàn violin trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối u não đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về bộ não của chúng ta. Trong khi điều này nghe có vẻ kỳ quái nhưng việc nhận thức và tỉnh táo trong lúc phẫu thuật não thực sự phổ biến hơn mọi người vẫn nghĩ. Thông thường, các ca phẫu thuật liên quan đến các vùng chức năng của não như vận động, nói hoặc thị giác đòi hỏi bệnh nhân phải được gây mê toàn thân và sau đó tỉnh dậy, vì làm vậy mới có thể đánh giá các chức năng khi tiến hành giải phẫu.
- Thật ngạc nhiên khi thực tế phẫu thuật không hề gây đau. Điều này có thể vì não không có các thụ thể đau chuyên biệt còn gọi là nociceptors. Chỉ có những phần duy nhất cảm thấy đau đó là vết mổ ở da, hộp sọ và màng não (các lớp mô liên kết bảo vệ não). Tuỳ thuộc vào một số yếu tố, bệnh nhân có thể cần phải gây mê toàn thân hoặc cục bộ cho phần này của phẫu thuật.
5. Tổn thương não có thể thay đổi con người chúng ta
- Một lượng lớn thông tin những gì chúng ta biết về não bộ đều đến từ những hiểu biết sai. Một trường hợp nổi tiếng nhất là Phineas Gage. Ông được biết đến là một công nhân có trách nhiệm và trung thực. Nhưng khi một tai nạn xảy ra khiến một thanh kim loại xuyên qua hộp sọ của ông ấy, gây tổn thương thùy trán khiến ông ấy trở nên trẻ con, bốc đồng và thiếu tôn trọng. Trường hợp của Gage đã chứng minh cho các nhà khoa học thế kỷ 19 thấy rằng tổn thương thùy trán có thể thay đổi đáng kể về tính cách con người.
- Chúng ta cũng biết rằng những người mất thị lực sau khi bị tổn thương thùy chẩm, có thể do chấn thương, khối u phát triển hoặc đột quỵ, nhưng vẫn có thể duy trì một số khía cạnh của thị giác thông qua một tình trạng gọi là “thị lực mù”. Tình trạng này cho chúng ta biết không phải tất cả các thông tin hình ảnh đều đến vỏ thị giác ở thùy chẩm. Những người khiếm thị vẫn có thể nhận ra sự hiện diện của mọi thứ xung quanh và điều hướng, định vị chướng ngại vật xung quanh mặc dù bị mất thị lực. Thậm chí một số báo cáo cho rằng họ có thể “nhìn thấy” những cảm xúc nhất định và mô tả cảm giác đó. Điều này cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa các chức năng của não bộ.
- Mặc dù các nhà nghiên cứu biết rất nhiều về bộ não và những gì nó làm được, nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết. Chúng ta vẫn chưa tìm ra những vùng mà não bộ có tác động đến cũng như cách não bộ truyền nhận tin đến các phần cúa các cơ quan.