Nám Da

Nám Da

Nám da là bệnh gì?

Bệnh nám da là một tình trạng về da phổ biến, gây ra các mảng màu nâu đến màu xám nâu trên mặt. Vị trí mà căn bệnh này thường xuất hiện là ở trên má, sống mũi, trán, cằm và ở môi trên. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể, nơi tiếp xúc nhiều với mặt trời chẳng hạn như cánh tay và cổ.

Nguyên nhân gây ra bệnh nám da là gì?

Hiện tại, nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, bệnh xảy ra có thể là do các tế bào hắc tố trong da sản xuất ra quá nhiều màu sắc. Sau đây là một số yếu tố gây bệnh nám da phổ biến bao gồm:

Tiếp xúc mặt trời:

Tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời kích thích các tế bào hắc tố. Trong thực tế, chỉ một lượng nhỏ ánh nắng mặt trời có thể làm cho bệnh nám da trở lại sau khi chúng đã mờ dần, đó là lý do tại sao bệnh nám da thường trở nên nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong mùa hè. Đây cũng là tác nhân chính tại sao nhiều người bị bệnh nám da cứ bị tái phát liên tục.

Thay đổi nội tiết tố:

Phụ nữ mang thai thường hay bị bệnh nám da. Thuốc ngừa thai và thuốc thay thế nội tiết tố cũng có thể kích hoạt bệnh nám da.

Mỹ phẩm:

Sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng có thể làm trầm trọng thêm bệnh nám da.

Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh nám da vẫn chưa được xác định nhưng các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này như:

  • Người da sẫm màu hơn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người da sáng màu. 
  • Tình trạng nhạy cảm với estrogen và progesterone cũng được cho là có liên quan với bệnh này, điều này có nghĩa là thuốc ngừa thai, mang thai và liệu pháp nội tiết tố đều có thể kích hoạt bệnh nám da. 
  • Căng thẳng và bệnh tuyến giáp cũng có thể là tác nhân gây ra căn bệnh này.

Những triệu chứng của bệnh nám da là gì?

Hiện tại triệu chứng chính của căn bệnh này là các mảng da đổi màu, có màu đậm hơn màu da bình thường và thường xảy ra trên mặt - đối xứng ở cả hai bên của khuôn mặt. Hoặc các nơi khác của cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể bị bệnh nám da. Một số triệu chứng như:

  • Các mảng màu nâu thường xuất hiện trên má, trán, sóng mũi và cằm.
  • Bệnh cũng có thể xảy ra trên cổ và cánh tay. Sự đổi màu da không làm bất kỳ tổn hại nào, nhưng bạn có thể cảm thấy tự ti về ngoại hình.

Những phương pháp điều trị bệnh nám da là gì?

Cho đến nay, bệnh nám da có thể tự nhạt, điều này thường xảy ra khi tác nhân kích hoạt gây ra bệnh nám da chẳng hạn như là mang thai hay dùng thuốc ngừa thai. Khi phụ nữ sinh em bé hoặc ngưng dùng thuốc ngừa thai, nám da có thể phai mờ.

Tuy nhiên, một số trường hợp bị bệnh nhiều năm hoặc thậm chí cả đời. Nếu nám da không mất hoặc phụ nữ muốn tiếp tục dùng thuốc ngừa thai, các phương pháp điều trị bệnh nám da có thể gồm:

Hydroquinone:

Thuốc này thường dùng đầu tiên để điều trị bệnh nám da. Thuốc được bôi lên da và làm da sáng lên. Người bệnh sẽ tìm thấy hydroquinone ở trong thuốc dưới dạng kem, lotion, gel hoặc chất lỏng. Hoặc người bệnh có thể mua chúng mà không cần toa bác sĩ. Tuy nhiên, các sản phẩm này chứa ít hydroquinone hơn so với sản phẩm mà bác sĩ da liễu có thể kê toa.

Tretinoin và corticosteroid:

Để tăng cường sáng da, bác sĩ da liễu có thể kết hợp một số loại thuốc như Tretinoin hoặc một Corticosteroid. Đôi khi, một loại thuốc có chứa cả 3 loại thuốc (hydroquinone, tretinoin và corticosteroid) dưới dạng 1 loại kem, được gọi là kem ba thành phần.

Thuốc bôi da khác:

Bác sĩ da liễu có thể kê toa azelaic axit hay kojic axit để giúp làm mờ nám da.

Thủ thuật:

Tuy nhiên, nếu các loại thuốc bôi tại chỗ không đem lại hiệu quả, thì bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật để điều trị căn bệnh này. Thủ thuật điều trị bệnh nám da bao gồm lột da bằng hóa chất (chẳng hạn như axit glycolic), mài da vi thể và mài da. Bác sĩ da liễu sẽ là người thực hiện những quy trình này. Tuy nhiên, nếu các vấn đề mới về da chỉ xảy ra khi bác sĩ điều trị không điều chỉnh theo loại da của bệnh nhân.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...