Một số thảo dược giúp điều trị bệnh tiểu đường
Các phương pháp mới điều trị tiểu đường
Các phương pháp điều trị tiểu đường cho đến nay vẫn chỉ nhằm mục đích là làm tăng lượng insulin trong máu bằng cách đưa từ ngoài vào qua tiêm truyền hoặc kích thích tế bào tụy tăng tiết insulin.
Có 2 phương pháp mới nhất hiện đang được thử nghiệm, đó là cấy tế bào tạo insulin của lợn cho bệnh nhân và cấy ghép tế bào tạo insulin lấy từ tuyến tụy của một người hiến và ghép cho một người khác.
Các nhà khoa học đã cấy tế bào insulin của lợn vào cơ thể 12 trẻ em bị tiểu đường loại 1. Kết quả cho thấy, một số trẻ em có những dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Một em không cần tiêm insulin hàng ngày. Một em khác không cần tiêm trong khoảng thời gian 6 tháng, và hiện mức insulin cần tiêm giảm 75% so với trước khi cấy ghép. 6 bệnh nhân khác cũng có xu hướng tốt lên.
Đối với cấy ghép tế bào tuyến tụy, ngay sau khi cấy ghép, tế bào mới bắt đầu tạo insulin. Những nhà nghiên cứu hy vọng cấy ghép tế bào tuyến tụy, hoặc tế bào tạo insulin của lợn, sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường type 1 sống mà không phải phụ thuộc vào các mũi tiêm insulin.
Một quan điểm rất mới hiện nay trong điều trị bệnh tiểu đường đó là song song với việc làm tăng nồng độ insulin trong máu, bệnh nhân sẽ được sử dụng thêm các thuốc có tác dụng hồi phục màng tế bào, giúp sửa chữa tổn thương ở màng tế bào do đó tăng cương dung nạp đường. Các chất này có chủ yếu từ thiên nhiên như hoạt chất trong cây mướp đắng, cây nhàu, nấm linh chi, hồng sâm, cây câu kỷ tử...
Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện cây Giảo Cổ Lam có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, có khả năng sửa chữa những thương tổn ở tế bào mạnh, giúp bệnh nhân tiểu đường nhanh hồi phục sức lực và giảm các biến chứng do bệnh gây ra.
Cây Giảo Cổ Lam cũng đã được phát hiện thấy ở vùng Phanxipang Việt Nam và đã được nhà nước cấp kinh phí nghiên cứu. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy Giảo cổ Lam Việt Nam có chất lượng tương đương với Nhật Bản và đã được sản xuất dưới dạng uống.
Trị bệnh tiểu đường bằng insulin từ rau diếp
Sau những thử nghiệm thành công trên chuột, loại insulin này đang được thử nghiệm trên con người, mở ra cơ hội điều trị cho bệnh nhân tiểu đường type 1. Bằng kỹ thuật biến đổi gien, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được các tế bào thực vật có chứa insulin từ rau diếp và cây thuốc lá để thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu đã đưa các tế bào thực vật đông khô của cây thuốc lá hoặc rau diếp có chứa insulin dưới dạng bột vào cơ thể chuột mắc bệnh tiểu đường. Khi các tế bào này tiến vào ruột chuột, vi khuẩn đang sống ở đó sẽ phân hủy các thành tế bào và insulin thoát ra sẽ được đưa dần dần vào máu.
Sau 8 tuần lễ thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy nồng độ đường glucose trong máu và nước tiểu chuột đã trở lại mức an toàn, và các tế bào beta trong tuyến tụy của chuột đã sản xuất được insulin ở mức độ cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nhằm tiết kiệm chi phí và tránh những phản ứng bất lợi có thể phát sinh từ thuốc lá, nhóm nghiên cứu hiện chỉ sử dụng insulin từ rau diếp biến đổi gen trong các thử nghiệm mà thôi.
Để có thể kiểm soát liều lượng một cách cẩn thận, các chuyên gia đã cho bệnh nhân uống insulin dưới dạng bột được chứa trong các viên nang.
Hy vọng mới trong cuộc chiến chống bệnh tiểu đường type 1.
Hiện nay, chúng ta đã tìm ra một loại thuốc mới mang tên ISO-1 có tác dụng như vắcxin để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường type 1. Loại thuốc này đã được các nhà khoa học thử nghiệm thành công trên chuột.
Kết quả: các chú chuột mang mầm bệnh tiểu đường type 1 đã không phát bệnh sau khi dùng ISO-1 liên tục 10 ngày. Từ kết quả này nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người. Tuy nhiên, phải mất vài năm nữa loại thuốc này mới có thể xuất hiện trên thị trường. Trong tương lai gần đây, hàng loạt bệnh nhân bị tiểu đường typ 1 sẽ có nhiều hy vọng hơn trong việc điều trị dứt điểm căn bệnh mạn tính này.
Chữa được tiểu đường type 1 thời kỳ đầu ở chuột
Một phương pháp mới đầy hứa hẹn trong việc ngăn chặn sự phát triển của tiểu đường type 1. Chúng ta đã có thể ngăn chặn bệnh này vào thời kỳ đầu, thí nghiệm được tiến hành trên chuột.
Phương pháp này là làm cho hệ miễn dịch không tiêu diệt những tế bào tụy (tế bào điều tiết sự sản xuất ra hormon insulin).
Họ ngăn cản sự phá hủy bằng cách kích thích sự sản xuất ra một loại tố bào đặc biệt của hệ miễn dịch, tế bào T, vốn có thể ngắt các phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Để phương pháp này đạt kết quả tốt thì trước tiên chúng ta phải phát hiện bệnh sớm.
Liraglutide, hy vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường type 2.
Trong một cuộc nghiên cứu các bệnh nhân bị tiểu đường type 2, việc chữa trị với một loại thuốc đang trong vòng thử nghiệm tên liraglutide được chỉ định tiêm một lần/ngày đã cho thấy có thể cải thiện được việc kiểm soát mức đường huyết mà không làm tăng cân.
Insulin và những loại thuốc chữa bệnh tiểu đường khác cũng cải thiện việc kiểm soát đường huyết, nhưng làm cho bệnh nhân mập ra. Cuộc thử nghiệm hiện tại là cuộc thử nghiệm đầu tiên chứng tỏ sự cải thiện lâu dài trong việc kiểm soát đường huyết đồng thời với việc giảm cân nơi các bệnh nhân tiểu đường type 2.
Đã thử nghiệm nhiều liều liraglutide nơi 192 người mắc bệnh tiểu đường type 2, trong khi so sánh liệu pháp thử nghiệm này với một loại thuốc trấn an hoặc một loại thuốc tiêu chuẩn khác có tên glimepiride.
Việc kiểm soát đường huyết lâu dài được cải thiện nơi tất cả các bệnh nhân, trừ nhóm có liều liraglutide thấp nhất. Những cải thiện này được nhận thấy sau một tuần và duy trì trong suốt cuộc thử nghiệm kéo dài 12 tuần. Hơn nữa, các bệnh nhân dùng liraglutide không tăng cân, và thực tế một số còn giảm cân nữa. Do đó các nhà nghiên cứu kết luận rằng thuốc liraglutide tỏ ra rất có triển vọng như là một liệu pháp tiêm mỗi ngày một lần cho bệnh nhân tiểu đường type 2.
Thuốc Exendin-4 mang lại hy vọng cho người tiểu đường type 2.
Việc sử dụng lâu dài exenatide, một loại thuốc chữa tiểu đường thử nghiệm bào chế từ nước miếng thằn lằn, có thể giảm bớt mức đường huyết nơi những bệnh nhân tiểu đường type 2 không hợp các loại thuốc sulfonylurea.
Đây là thành phần đầu tiên trên một loại thuốc mới gọi là incretin mimetics, thứ mô phỏng các hormone tiết ra trong ruột non và giúp điều hòa mức đường huyết.
Nghiên cứu 377 người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2 không thể kiểm soát được bệnh này bằng những loại thuốc sulíonyurea như glipizide hoặc chlorpropamide. Việc họ được chữa trị bằng cách tiêm exenatide dưới da có thể làm giảm lượng đường huyết và giảm cân đều đặn.
Có thể ngăn chặn bệnh tiểu đường type 1
Insulin có thể là mục tiêu của các hoạt động từ hệ miễn dịch ở bệnh tiểu đường type 1. Phát hiện này có thể giúp các bác sĩ hành động trước để tấn công và ngăn chặn được bệnh này.
Bệnh tiểu đường type 1 xuất hiện khi các tế bào T của hệ miễn dịch nhận dạng sai các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy và tiêu diệt chúng.
Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học đã vận dụng các yếu tố di truyền để tạo ra những con chuột dễ bị tiểu đường, chúng bị thiếu các gen insulin thông thường. Thay vào đó, họ cấy vào chúng gen insulin đã được thay đổi mà chức năng thông thường như một hormone nhưng thiếu đặc điểm cấu trúc của insulin, thường được nhận dạng bởi hệ miễn dịch.
Mặc dù những con chuột này mang tất cả các phân tử như nhau (ngoại trừ insulin) như họ hàng của chúng, chúng đã không phát triển bệnh tiểu đường. Điều này cũng có nghĩa insulin là mục tiêu tấn công chính của hệ tự miễn dịch.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường cũng cho thấy có hệ tự miễn dịch tương tự như vậy có thể chống lại insulin. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu cách chống lại hệ miễn dịch có phản ứng không thích hợp với insulin.
Chúng ta đã chế tạo một loại thuốc buộc cơ quan nhận cảm nhận dạng insulin trên các tế bào T, ngăn chúng tăng cường các phản ứng đôl với insulin.
Dược thảo trong điều trị đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 - loại không phụ thuộc insulin - thuộc phạm vi chứng tiêu khát, với triệu chứng ăn, uống và tiểu tiện nhiều. Những thảo dược như hành tây, mướp đắng, nhân sâm... rất hiệu quả trong điều trị bệnh, do có tác dụng hạ đường máu.
Một số thảo dược trị đái tháo đường type 2
Bạch truật: Các hoạt chất attractant A, B và c trong bạch truật có tác dụng hạ đường máu. Bài thuốc gồm bạch truật 12g, hoàng kỳ 65g, đẳng sâm 25g, hoài sơn 15g, phục linh 12g. sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt điều trị 2 tháng.
Cam thảo đất: Hoạt chất amellin trong cam thảo đất có thể làm giảm đường máu và các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2, khiến cho quá trình giảm nồng độ đường máu và nước tiểu diễn ra dần dần. Nó còn làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở người bệnh nhân và giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.
Câu kỷ: Có tác dụng hạ đường máu và ức chế men aldose reductose - men gây tích lũy sorbitol trong tế bào sinh ra biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường như bệnh về võng mạc, thần kinh và thận. Bài thuốc: Câu kỷ 12g, thục địa 20g, hoài sơn 20g, thạch hộc 12g, mẫu đơn bì 12g, sơn thù 8g, rễ qua lâu 8g, sa sâm 8g. sắc uống ngày 1 thang.
Hành tây: Có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uô"ng dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
Mướp đắng: Khi còn xanh, mướp đắng chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do - một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường. Bài thuốc: dùng quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi nắng cho khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 12-20g, chia làm 2- 3 lần, sau bữa ăn, chiêu với nước. Sau khoảng 2 tháng, khi đường máu hạ xuống gần mức bình thường, giảm liều thuốc xuống một nửa và duy trì.
Nhân sâm: Có khả năng hạ đường máu và hiệp đồng với thuốc hóa dược. Nếu dùng nhân sâm phối hợp với thuốc hóa dược thì có thể giảm bớt liều thuốc này, thời gian hạ đường máu được kéo dài hơn. Bài thuốc: nhân sâm 15g, thiên môn 30g, sơn thù 25g, câu kỷ 15g, sinh địa 15g. sắc riêng nhân sâm và cô thành 30ml cao, sắc chung 4 dược liệu còn lại và cô thành 170ml cao lỏng, trộn lẫn hai cao này. Mỗi lần uống 20ml, ngày dùng 2-3 lần trước bữa ăn.
Sinh địa: Chứa hoạt chất hạ đường máu là các glycosid iridoid A, B, c và D. Nó cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển biến chứng đục thể thủy tinh ở mắt và giảm các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên ở người bệnh.
Các bài thuốc liên quan:
- Sinh địa 800g, hoàng liên 600g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, phơi khô rồi lại tẩm, làm như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên, làm thành viên. Mỗi lần uống lOg, ngày dùng 2-3 lần.
- Sinh địa, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 15g, sơn thù, trạch tả, ngưu tất, mỗi vị lOg. Hạt mã đề, mẫu đơn bì, mỗi vị 6 g. sắc uống ngày một thang.
Chữa tiểu đường theo kinh nghiệm dân gian
Y học cổ truyền không có bệnh danh “đái tháo đường”; nhưng đối chiếu với các chứng trạng lâm sàng, căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”. Bệnh phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như di truyền, ăn uống bất hợp lý, yếu tố tâm thần kinh, trường, nhiễm trùng, dùng thuốc bất hợp lý hoặc tửu sắc và lao lực quá độ.
Điều trị không dùng thuốc
- Là sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh...
- Chế độ ăn nên trọng dụng các loại thực phẩm như râu ngô, các chế phẩm của đậu tương và đậu đen, xích tiểu đậu, bạch biển đậu, mướp đắng, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, tỏi, hoài sơn, hành tây, rau cần, cà rốt, củ cải, măng, họ, ngân nhĩ, hải tảo, tụy lợn, cá quả, cá trạch, hải sâm...
- Thường xuyên dùng các loại trà dược như khổ qua trà, nam qua phấn giáng đường trà, ngọc mễ tu trà, la hán quả trà, mạch môn hoàng liên trà, hoàng tinh ngọc trúc trà, mạch đông sinh địa tiêu khát trà, cát phấn ngọc tuyền trà, dương sâm hoa phấn tiêu khát trà...
Có thể dùng các loại cháo thuốc như cháo tụy lợn, cháo khổ qua, cháo địa cốt bì ngọc mễ tu, cháo đông qua dĩ nhân...