Một số câu hỏi về bệnh thận thường gặp

Một số câu hỏi về bệnh thận thường gặp

Câu hỏi 13:

Người bị bệnh teo thận dẫn đến suy thận thì chữa bằng cách nào? 

Trả lời:

Trước hết phải xác định nguyên nhân gây teo thì mới có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Nhưng nếu biết bị teo thận thì phải hạn chế tối đa hoạt động, vì thận là nơi thải độc cho cơ thể, nên càng hoạt động nhiều thì càng có nhiều chất độc cần thải, trong khi chức năng thận bị teo đã bị giảm, lại phải hoạt động thêm, nên rất nguy hiểm. Nên đi khám ở bệnh viện để có tư vấn tốt nhất.

Câu hỏi 14:

Thưa bác sĩ, năm nay tôi 26 tuổi đã lập gia đình. Tôi bị bệnh đi tiểu buốt đã 4 năm nay. Tôi đã đi khám ở bệnh viện, đã làm xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng và đã dùng các loại thuốc và kháng sinh sau: Nibiol, noroxin, ofloxacin, nước uống giải nhiệt từ râu ngô, bông mã đề, đỗ đen và cây co kien. Về sinh hoạt vợ chồng tôi luôn dùng bao cao su. Tuy nhiên, bệnh vẫn liên tục tái phát định kỳ khoảng 6 - 8 lần/năm. Hiện nay tôi rất băn khoăn không biết liệu bệnh viêm đường tiết niệu có thể được chữa trị khỏi hẳn và chữa bằng cách nào. Tôi cần phải làm thêm những xét nghiệm nào và nên khám ở bệnh viện nào? Bệnh này có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản hay không? Chồng tôi có cần phải đi khám và làm những xét nghiệm gì?

Trả lời:

Vấn đề quan trọng nhất là tìm ra căn nguyên gây ra tái phát viêm đường tiết niệu nhiều lần. Cần phải đi khám và làm xét nghiệm tại khoa Tiết niệu để có hướng xử trí đúng. Việc xác định đúng nguyên nhân thì điều trị mới có hiệu quả. Bạn nên đi khám và làm xét nghiệm tại khoa Tiết niệu BV Bạch Mai hoặc đến khoa Tiết niệu BV Việt Đức. Nếu viêm tiết niệu lâu dài có thể dẫn đến viêm phần phụ và có thể có ảnh hưởng đến vấn đề sinh đề vì vậy cần phải điều trị sớm và triệt để. Có một kinh nghiệm cho thấy dù có dùng bao cao su và các biện pháp vệ sinh tốt nhưng người phụ nữ vẫn hay bị viêm đường tiết niệu là do đường niệu đạo của phụ nữ ngắn. Cũng nên đưa chồng đi khám để xem có ổ nhiễm khuẩn nào xuất phát từ phía chồng bạn hay không.

Câu hỏi 15:

Em cháu 20 tuổi, có khám ở bệnh viện và được chẩn đoán là bị bệnh sỏi niệu quản, viên sỏi có kích thước 8.1mm. Em cháu đã tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể, nhưng vẫn còn thấy đau. Xin cho cháu lời khuyên và em cháu cần có chế độ ăn như thế nào?

Trả lời:

Bạn cần phải đi khám lại tại nơi tán sỏi để xem liệu triệu chứng đau này là do nguyên nhân gì. Nguyên nhân của sỏi đường tiết niệu có nhiều và thường là sỏi calci vì vậy trong chế độ ăn nên tránh mọi thực phẩm có hàm lượng calci cao sữa bột, các loại thực phẩm hải sản, không nên uống nước khoáng có hàm lượng calci quá cao, không nên nhịn tiểu quá lâu. Nên uống nước đun sôi để nguội... Bạn có thể tham khảo những câu trả lời trước đây về vấn đề này.

Câu hỏi 16:

Xin cho biết chỉ tiết về bệnh sỏi thận: - Nguyên nhân. - Cách điều trị hiệu quả nhất.

Trả lời:

Sỏi thận là sự hình thành sỏi trong quả thận.

Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống không hợp lý như quá nhiều đạm, hydratcarbon, natri, oxalat, nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc sống ở vùng khô, nhiệt đới. Ngoài ra còn do rối loạn chuyển hóa đặc biệt là tăng calci trong nước tiểu do chế độ ăn sữa lâu dài, rối loạn chức năng tuyến cận giáp, rối loạn nội tiết tố, do cơ địa dễ tạo sói hoặc độ pH trong nước tiểu quá thấp < 5,5.

Cách điều trị sỏi phải do các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu chỉ định. Nhưng có một số cách phòng tránh sỏi thận như hàng ngày uống nhiều nước mà nước này đã được lọc, đun sôi để hạn chế calci, không nên nhịn đi tiểu quá đái ngày vì bất cứ lý do nào...

Nên đi khám định kỳ để nếu phát hiện sỏi nhỏ thì có thể dùng các biện pháp dùng thuốc Bắc, Nam thải sỏi hoặc tán sỏi bằng máy nếu có chỉ định.

Câu hỏi 17:

Em đột nhiên đau bụng và sốt nhẹ 37.8 độ. Đi bác sĩ khám được biết bị bệnh khô thận. Em rất lo lắng vì trước nay chỉ nghe sỏi thận chứ chưa nghe bệnh này bao giờ. Vậy thưa bác sĩ bệnh của em có nặng không, hướng điều trị như thế nào và em nên tham khảo thêm kiến thức này từ đâu để phối hợp điều trị tốt.

Trả lời:

Triệu chứng đau bụng và sốt nhẹ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là một viêm nhiễm trên cơ thể.

Qua những thông tin mà bạn mô tả, chúng tôi không thể biết bạn đang bị mắc bệnh gì, chúng tôi cũng không biết bạn đã được khám, chẩn đoán và điều trị ở đâu. Nhưng trong thuật ngữ chẩn đoán của y học hiện đại (Tây y) không thấy bệnh khô thận.

Trước hết, bạn không nên quá lo lắng vì điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bạn nên tới bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh để khám, chẩn đoán chính xác bệnh.

Câu hỏi 18:

Cháu bị đi tiểu sót cuối bãi đã nhiều năm, lúc đi tiểu mất chừng trên dưới 5 giây mới ra (giống như ta bịt chặn ở phía đầu, nhưng 5 tháng vừa qua cháu học ở Nha Trang khám thì có kết quả: Soi nhuộm dịch thì bị tạp khuẩn (+++), soi nhuộm nước tiểu trực tiếp thì bị trực khuẩn Gram (+++), xét nghiệm hóa sinh bằng nước tiểu thì không sao (2 lần XN).

Cháu đã uống thuốc nhưng không khỏi,hiện tại đi tiểu ít nước, uống nhiều nước nhưng lại đi tiểu ra ít nước, trong thời gian 5 tháng trở lại đây nhịn tiểu thì bị đau ở tinh hoàn phải nhưng khám không sao, lúc đau tính hoàn thì đau lên phía trên bên phải bụng (đau gần giống ở phần bụng ruột thừa dưới một chút) đi siêu âm bụng thì không sao.

Bệnh tình của cháu như vậy có sao không, khi hỏi bác sĩ thì họ nói không sao, nhưng có 1 bác sĩ nói nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này, nói như vậy có đúng không. Giờ cháu đã về quê có cần phải tới bệnh viện Việt Đức khám không? Hè năm trước cháu ra bệnh viện Việt Đức khám thì được biết bệnh viện thường quá tải cho nên đi khám phải có giấy hẹn 1 tuần sau mới được khám, xin hỏi bây giờ có còn phải hẹn 1 tuần để khám nữa không.

Cháu đang 20 tuổi, xin bác sĩ cho biết cụ thể về bệnh mà cháu mắc phái, ảnh hưởng sau này, thời gian uống thuốc cho tới khi khỏi và các vấn đề liên quan.

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính.Việc điều trị cần kiên trì và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Chúng tôi không rõ bạn đã đi khám và kiểm tra lại chưa (kết quả xét nghiệm nước tiểu lại ra sao). Với tình trạng của bạn trước hết cần điều trị triệt để viêm nhiễm đường tiết niệu để tránh các biến chứng. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra xem đã có biến chứng gì chưa (viêm nhiễm bàng quang, thận, viêm tinh hoàn), bạn cũng có thể xin làm xét nghiệm kiểm tra chất lượng tinh trùng để loại bỏ những lo lắng không đáng có. Bạn có thể tới khám tại bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh, trong trường hợp có điều kiện ra bệnh viện Việt Đức khám thì nên hỏi qua điện thoại trước để tránh phải đi lại nhiều lần, các số điện thoại “nóng” của bệnh viện Việt Đức là (04).9285.374 - 0953.353.531. Bạn nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Câu hói 19:

Bác sĩ cho em hỏi có một thời gian em đi tiểu bị buốt và có khi đi tiểu ra cả máu nhưng triệu chứng ấy chỉ kéo đài 2 ngày rồi hết do em ăn thức mát vào sau đó không bị sao nữa. Nhưng cách đó một nửa tháng có một hôm em lại bị lại đi tiểu lại thấy buốt và có máu và 2 hôm sau lại khỏi một thời gian không thấy gì nữa và cho đến bây giờ em không có hiện tượng gì cả nhưng nước tiểu của em đi lại có màu vàng, không có mủ hay dịch gì cả. Em rất lo sợ. Vậy bác sĩ có thể cho em biết triệu chứng đó là bệnh gì không?

Trả lời:

Hiện tượng đi tiểu buốt và ra máu như bạn mô tả có rất nhiều nguyên nhân gây ra, một trong những nguyên nhân có thể gặp là sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang,...). Vì chúng tôi không rõ, ngoài triệu chứng bạn mô tả, bạn có bị mắc bệnh hay những triệu chứng khác kèm theo hay không. Vì vậy bạn nên sớm tới khoa nội bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Câu hỏi 20:

Chào bác sĩ, cho em hỏi về triệu chứng bệnh thận là như thế nào? Bởi theo như em biết qua sách báo thì bệnh thận có biểu hiện là nước tiểu bị đục... Em thì có triệu chứng cụ thể như thế này: Nước tiểu đục, màu trắng sữa, tất nhiên là không thường xuyên, lâu lâu mới có 1 lần, dạng sệt vì khi lấy tay vò thì không cảm thấy bị nhám (cái này có lẽ là tùy thuộc vào mức độ bệnh). Ngoài ra còn kèm theo cảm giác tức ở vùng bụng dưới cũng không phải khi nào đi tiểu mà nước tiểu đục là bị tức. Xin bác sĩ cho biết mức độ và cách chữa trị cũng như đó có phải là bệnh về thận hay không?

Trả lời:

Tiểu đục là một trong những triệu chứng về bệnh sinh dục tiết niệu, nếu nước tiểu màu trắng sữa có thể là do đái dưỡng chấp hoặc di tinh hoặc do thủ dâm lúc xuất tính tinh trùng vì một lý do nào đó đi ngược lên bàng quang và sau đó gây ra tiểu tiện có tinh dịch màu trắng đục, nếu không phải do lý do chủ quan này là thì bạn cần đi khám ở bệnh viện để được làm xét nghiệm nước tiểu để xác định chất màu trắng sữa này là gì và vì nguyên nhân gì mà chúng xuất hiện và từ đó có cách xử trí cho phù hợp.

Câu hỏi 21:

Bác sĩ có thể cho em biết về triệu chứng của bệnh sỏi thận và cách phòng chống như thế nào?

Trả lời:

Triệu chứng của sỏi thận thường là đau vùng thắt lưng, đôi lúc gây đau rất nhiều gọi là cơn đau quặn thận kèm theo đau là đi tiểu đau buốt hoặc có máu.

Trong nhiều trường hợp máu chỉ được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu.

Chụp X quang phát hiện có sỏi ở thận.

Muốn phòng chống sỏi thận phải có chế độ ăn hạn chế các chế phẩm có chứa calci như sữa, các loại nước uống có khoáng chất calci. Thường xuyên uống nhiều nước lọc (đã đun kỹ), không nên nhịn đi tiểu quá lâu và kéo dài nhiều ngày vì bất cứ lý do nào.

Nếu thấy có triệu chứng của sỏi thận thì cần đi khám tại bệnh viện ngay.

Câu hỏi 22:

Tôi muốn hỏi người bị bệnh thận không nên uống sữa đậu nành phải không? Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi những loại thức ăn gì nên hạn chế khi bị bệnh thận.

Trả lời:

Bạn hỏi ở đây là bệnh thận gì. Có hai loại bệnh về thận đó là bệnh về thực thể và bệnh về chức năng. Ví dụ bạn bị viêm cầu thận cấp, mạn hoặc bị suy thận và một số bệnh khác như sỏi thận thì đó là những tổn thương thuộc thực thể. Để điều trị những căn bệnh này cần phải đi khám tại bệnh viện và sẽ có hướng dẫn về cách sinh hoạt, ăn uống cụ thể. Còn bệnh thận chức năng như thận âm, thận dương theo cách nói của y học cổ truyền thì việc ăn uống và sinh hoạt bình thường và nhất là uống sữa đậu nành thì rất tốt vì theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy sữa đậu nành có nhiều lợi ích cho sức khỏe về tim mạch, tiêu hóa chống loãng xương và nhất là đối với phụ nữ. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng cho thấy đậu nành có chứa nhiều chất có tác dụng như hormon oestrogen (một loại hormon của nữ giới) nên nam giới dùng có mức độ.

Câu hỏi 23:

Tôi đi khám bệnh người ta bảo tôi bị sỏi thận khoảng 9mm. Vậy có cách nào để chữa dứt điểm không? Hãy chỉ cho tôi cách chữa và địa chỉ chỗ chữa bệnh.

Trả lời:

Sỏi thận này là tương đối lớn, khó có thể dùng thuốc để thải sỏi qua đường tiết niệu. Muốn chữa dứt điểm có thể dùng biện pháp tán sỏi ngoài cơ thể, ưu điểm của phương pháp là nhẹ nhàng, không gây đau nhiều, không cần mổ, tuy nhiên là đắt và có thể phải điều trị 2-3 đợt hoặc có thể mổ để lấy sỏi. Bạn cần phải đi khám, làm xét nghiệm ở bệnh viện Việt Đức Hà Nội hoặc một số bệnh viện lớn khác để có chẩn đoán và xử trí hợp lý.

Câu hỏi 24:

Hiện nay tôi đi kiểm tra nước tiểu phát hiện protein: 2g/l, các kết quả qua 3 lần kiểm tra) những thời điểm khác đều phát hiện protein. Cả xét nghiệm về máu như ure, creatinin và điện di protein đều trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên test nhanh nước tiểu sau khi mới ngủ dậy thì không thấy protein trong nước tiểu?

Trả lời:

Bình thường trong nước tiểu không có protein. Bạn cần phải đến bệnh viện có uy tín để xác định chắc chắn kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính thì triệu chứng này có thể nghĩ tới viêm cầu thận mạn. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm vì nếu không phòng ngừa tốt lâu dần sẽ trở thành suy thận mạn và phải chạy thận nhân tạo. Ngay lúc này cần phải có biện pháp phòng ngừa triệt để. Trong cuốn sách này, chúng tôi có bài thuốc trợ giúp viêm cầu thận mạn và phòng ngừa suy thận mạn.

Câu hỏi 25:

Em có đứa em năm nay 18 tuổi, nó bị bệnh thận từ năm 12 tuổi đã chữa nhiều lần nhưng sao bệnh không hết. Mỗi lần nó bị bệnh cảm cúm thì lại bị phù, tự đi mua thuốc lợi tiểu uống. Cho em hỏi làm sao để trị hết bây giờ? uống lợi tiểu hoài có hại sức khỏe không? Có ảnh hưởng gì đến việc lập gia đình sau này không?

Trả lời:

Có thể em bạn đã bị viêm cầu thận mạn. Bệnh này khá nguy hiểm, nếu không chữa trị tốt có thể gây suy thận. Cần phải đưa em bạn đi khám tại bệnh viện, làm xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu để có hướng dẫn và điều trị bệnh chính xác. Không được tự điều trị bằng thuốc lợi tiểu kéo dài vì có thể gây rối loạn điện giải.

Câu hỏi 26:

Khoảng một tháng lại đây cháu bị đau lưng và thỉnh thoảng bị mệt. Cháu đi bắt mạch thầy thuốc bảo bị thận dương hư. Cháu uống thuốc Đông y nhưng chưa khỏi. Cháu muốn biết là bệnh này có chữa được không và sau này có bị suy thận như những người mắc bệnh suy thận không. Xin bác sĩ cho cháu một địa chỉ tin cậy để cháu đi chữa (ngày nhỏ chấu bị thú dâm từ năm lớp 8, năm nay cháu 22 tuổi), mong bác sĩ giúp cháu.

Trả lời:

Bệnh thận dương hư ở đây là hư về chức năng nói theo Đông y, còn thực tế quả thận vẫn hoạt động tốt. Bệnh này chữa bằng thuốc đông y là rất hợp lý, tuy nhiên cần phải dùng thuốc đúng với thể bệnh của mình. Bạn có thể cũng dùng cách châm cứu. Bệnh này có thể chữa khỏi nhưng việc điều trị cần phải lâu đài, kiên trì, đúng thầy đúng thuốc. Bệnh này không phải là bệnh thận hư về thực thể và cũng không giống bệnh của người bị suy thận phải chạy thận nhân tạo. Bạn có thể đến bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương hoặc bệnh viện Châm cứu, hoặc bệnh viện Đông y ở tỉnh, thành phố để điều trị. Quan trọng là từ nay không được thủ dâm nữa vì thủ dâm có thể gây ra xuất tỉnh sớm và lâu dần dẫn đến liệt dương.

Câu hỏi 27:

Khoảng 2 tuần trở lại đây cháu bị đau lưng và cảm thấy trong người mệt mỏi. Cháu đi bắt mạch bác sĩ bảo bị bệnh thận đương hư cháu uống thuốc nhưng chưa đỡ. Cháu muốn hỏi bác sĩ xem liệu sau này có bị suy thận như những người bị bệnh thận phải đi lọc máu nhân tạo không. Mong bác sĩ trả lời giúp cháu. Cháu xin cảm ơn.

Trả lời:

Bệnh thận dương hư theo Đông y là yếu về chức năng điều tiết của tạng thận trong cơ thể không phải là bệnh thực thể như suy thận và không phải chạy thận nhân tạo. Người phải chạy thận nhân tạo là người bị viêm cầu thận mạn lâu năm dẫn đến suy thận, khả năng bài tiết nước tiểu rất hạn chế. Bạn nên đến bệnh viện Y học Cổ truyền hoặc cơ sở Đông y có uy tín để khám chữa bệnh này. Bạn có thể tham khảo thêm trong phần tìm kiếm.

Câu hỏi 28:

Gần đây tôi thường bị bốc hỏa vào buổi chiều, đi khám đông y thì được kết luận là thận âm suy, đi siêu âm thấy có sỏi nhỏ 3-4mm, tôi đang uống thuốc Bắc. Xin bác sĩ cho tôi biết bệnh này dùng các vị thuốc gì, nên ăn kiêng như thế nào.

Trả lời:

Thận âm suy là gọi theo bệnh danh Đông y. Theo quan điểm của Đông y bất cứ bộ phận nào trong cơ thể cũng có 2 phần gọi là âm và dương và cơ thể cũng được chia ra 2 phần gọi là âm dương. Ở người khỏe mạnh, 2 phần này tương đối cân bằng, khi mất cân bằng thì có biểu hiện rối loạn chức năng cơ thể. Ví dụ thận âm hư thì có thể biểu hiện các triệu chứng sau: người gây, lòng bàn chân, bàn tay nóng, háo khát, đau lưng, đi tiểu nước tiểu màu vàng, táo bón... điều trị dùng bài Lục vị gồm: Thục địa: 16g, sơn thù: 8g, hoài sơn 8g, đan bì: 6g, phục linh: 6g, trạch tả 6g. Nếu siêu âm có sỏi 3-4 mm thì có thể dùng thuốc thải sỏi qua đường tiết niệu như Kim tiền thảo, cần phải uống nhiều nước hàng ngày để tăng cường bài tiết nước tiểu, không nên nhịn tiểu do bất cứ lý do nào. Về thức ăn thì không nên dùng quá nhiều sữa và các sản phẩm sữa, các đồ ăn có chứa nhiều calci gây lắng đọng tạo sỏi và không nên uống nhiều nước khoáng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...