Mối quan hệ giữa bệnh thấp khớp và các bệnh khác?

Mối quan hệ giữa bệnh thấp khớp và các bệnh khác?

Các nhà nghiên cứu cho biết, những người mắc bệnh viêm ruột, tiểu đường loại 1 hoặc cục máu đông có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp và ngược lại những người bị thấp khớp thì có nguy cơ mắc phải bệnh tim, cục máu đông và ngưng thở khi ngủ.

Và phát hiện của họ có thể giúp mọi người cải thiện sự hiểu biết về cách bệnh thấp khớp (RA - Rheumatoid arthritis) phát triển, từ đó giúp mọi người phát hiện và sàng lọc sớm hơn cho các tình trạng y tế khác.

“Ngoài ảnh hưởng tới bệnh tim, cục máu đông và ngưng thở khi ngủ, bệnh thấp khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như mất chức năng vận động thông thường, teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế....”

Nghiên cứu này bao gồm 821 bệnh nhân thấp khớp và 2.455 người không mắc bệnh. Qua đó các nhà nghiên cứu đã xác định 11 tình trạng sức khỏe liên quan đến bệnh thấp khớp, bao gồm động kinh và xơ phổi.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy, tình trạng cục máu đông xảy ra phổ biến hơn ở những trường hợp trước khi chẩn đoán bị thấp khớp, từ đó họ cho rằng tình trạng viêm toàn thân có thể bắt đầu trước khi các triệu chứng thấp khớp xuất hiện.

Theo các tác giả nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 cũng có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn, và điều này cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi tình trạng bệnh ở những người mắc các bệnh tự miễn và ngược lại.

Thông thường các bệnh khác đều "tích lũy theo kiểu tăng tốc sau khi chẩn đoán bệnh thấp khớp", tác giả tương ứng Tiến sĩ Vanessa Kronzer, một bác sĩ chuyên khoa thấp khớp tại Phòng khám Mayo ở Rochester, cho biết.

Kronzer cho rằng việc phát hiện ra các bệnh tự miễn và động kinh có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh thấp khớp, trong khi bệnh tim và các tình trạng khác cũng có thể phát triển bệnh viêm khớp.

Bệnh thấp khớp là một rối loạn viêm mãn tính, không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn có thể tổn thương các bộ phận khác của cơ thể như phổi, tim và mạch máu.

Sau cùng Kronzer cho rằng: Phát hiện của chúng tôi cho thấy những người mắc một số bệnh, như bệnh tiểu đường loại 1 hoặc bệnh viêm ruột, nên được theo dõi cẩn thận đối với bệnh thấp khớp. Ngoài ra, đối với những người bị thấp khớp, và bác sĩ của họ, nên có sự nghi ngờ cao và ngưỡng thấp để sàng lọc bệnh tim mạch, cục máu đông và ngưng thở khi ngủ.

“Bệnh thấp khớp (hay còn được gọi là viêm khớp dạng thấp), được biết đến là tình trạng có liên quan đến hệ thống miễn dịch (bệnh tự miễn nhiễm) của cơ thể, mà nguyên nhân chính là do sự viêm nhiễm mãn tính phần dịch khớp gây ra. Trong đó chứng bệnh tự miễn nhiễm là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động chống lại chính các mô tế bào khỏe mạnh.

Thấp khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi đối tượng và hay gặp nhất là ở độ tuổi từ 40 đến 60. Và nữ giới dễ mắc căn bệnh này hơn nam giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh là 0,5% trong dân số và chiếm 20% trong số các loại bệnh khớp phải nằm viện điều trị.”

Thông tin từ Robert Preidt - Phóng viên HealthDay

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...