Mất Khứu Giác
Mất khứu giác là tình trạng gì?
Mất khứu giác là tình trạng xảy ra khi ai đó mất cảm giác ngửi mùi. Và tình trạng này thường gây ra ở mũi hoặc chấn thương não, tuy nhiên có một số trường hợp khi sinh đã không có khứu giác (còn gọi là mất khứu giác bẩm sinh).
Và hiện nay một số bệnh như sung huyết mũi, tắc nghẽn mũi hoặc tổn thương các tế bào thần kinh, có thể dẫn đến mất khứu giác.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất khứu giác?
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây mất khứu giác như:
- Nhiễm virus ảnh hưởng đến đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh.
- Viêm xoang lâu ngày (mạn tính), có hoặc không kèm polyp mũi.
- Bất thường ở mũi chẳng hạn như mũi quặm hoặc vách ngăn mũi (vách ngăn chia hai lỗ mũi) không thẳng.
- Sốt cỏ khô (viêm mũi) gây viêm mũi nặng.
- Vài loại thuốc bao gồm kháng sinh như metronidazole.
- Sử dụng ma túy như cocain hoặc amphetamine.
- Bệnh tiểu đường.
- Lạm dụng rượu lâu dài.
- Suy giáp.
- Hội chứng Cushing (nồng độ hormone cortisol trong máu cao).
- Tiếp xúc với chất hóa học làm cháy bên trong mũi.
- Chấn thương ở đầu.
- U não.
- Xạ trị ở đầu và cổ.
- Động kinh.
- Bệnh Parkinson.
- Bệnh Alzheimer.
- Đột quỵ.
- Bệnh gan hoặc thận.
- Thiếu vitamin B12.
- Tâm thần phân liệt.
- Bệnh u hạt với viêm đa mạch - một rối loạn không thường gặp ở các mạch máu.
- Sarcoidosis - một bệnh hiếm gặp làm cho các tế bào cơ thể kết cụm.
- Mất khứu giác bẩm sinh.
Triệu chứng thường thấy của tình trạng mất khứu giác là gì?
Hiện nay triệu chứng rõ ràng nhất của mất khứu giác là không ngửi thấy mùi. Tuy nhiên, một số trường hợp bị tình trạng này nhận thấy sự thay đổi ở khứu giác, ví dụ như không thể ngửi thấy những mùi quen thuộc như lúc trước.
Phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng mất khứu giác?
Thực tế căn bệnh này hiện không có phương pháp chữa trị hay điều trị ở những trường hợp bị chứng mất khứu giác bẩm sinh.
Tuy nhiên, các loại mất khứu giác khác có thể chữa khi nguyên nhân được điều trị. Và các phương pháp điều trị có thể giúp ích tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, bao gồm:
- Steroid xịt mũi.
- Thuốc kháng histamine.
- Steroid viên.
- Phẫu thuật cắt polyp mũi.
- Phẫu thuật làm thẳng vách ngăn mũi.
- Phẫu thuật làm sạch xoang, được gọi là phẫu thuật xoang nội soi.