Ly trực khuẩn nhiễm độc ở trẻ là gì?

Ly trực khuẩn nhiễm độc ở trẻ là gì?

Lỵ trực khuẩn nhiễm độc là loại đặc thù của bệnh lỵ trực khuẩn cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ 2-7 tuổi vốn khỏe mạnh, tình trạng dinh dưỡng tốt, khởi bệnh gấp, tình trạng bệnh nặng, lâm sàng chia ra ba dạng:

- Dạng choáng: chiếm tỷ lệ cao, lên đến 30 - 50%. Biểu hiện ban đầu: tinh thần uể oải, sắc mặt xám xịt, môi miệng tím tái, chân tay lạnh, huyết áp hạ, tiểu tiện ít. Theo sự tiến triển nặng thêm của bệnh, sắc mặt trẻ tái mét, toàn thân tím tái, chân tay ướt, lạnh, da nổi ban, huyết áp tiếp tục hạ, tiểu tiện ít hoặc không tiểu tiện, thậm chí mơ màng, thỏ gấp, số ít bệnh nhân bị đông máu rải rác trong mạch và choáng. 

- Dạng não: ban đầu, tinh thần người bệnh uể oải, bồn chồn không yên, thân nhiệt lên đến trên 400C, tiếp đó li bì, co giật, hôn mê. Người bệnh nặng có thể có triệu chứng não úng thủy, thở không còn theo nhịp, lúc nhanh, lúc chậm, có thể hít vào hai lần liên tiếp, thậm chí ngừng thở, có khả năng chết đột ngột. 

- Dạng hỗn hợp: biểu hiện lâm sàng cả dạng choáng và dạng não. 

Cần nhấn mạnh là khi mới phát bệnh, tiêu chảy dạng này không rõ rệt, sau mới xuất hiện phân lẫn máu hoặc lẫn mủ, thường phải lấy phân qua hậu môn, hoặc qua thụt ruột để xét nghiệm, phát hiện phân lẫn máu hoặc lẫn mủ mới chẩn đoán chắc chắn. Qua đó có thể thấy, việc chẩn đoán sớm bệnh lỵ trực khuẩn ngộ độc là tương đối khó khăn, rất dễ chẩn đoán sai. Vì thế, mùa hè nóng nực mà phát hiện trẻ bỗng sốt cao, co giật, hôn mê hoặc choáng, hoặc suy hô hấp thì cần nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh này, cần sơm tiến hành điều trị cấp cứu.


 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...