Lồng ruột ở trẻ em cẩn phân biệt với bệnh gì?

Lồng ruột ở trẻ em cẩn phân biệt với bệnh gì?

Bệnh lồng ruột ở trẻ em cần phân biệt với mấy bệnh thường gặp sau: 

1. Viêm ruột hoại tử cấp tính: hầu hết các trẻ bệnh đều kèm theo tiêu chảy, lúc đầu phân như nước, về sau phân lẫn máu, giống như nước rửa thịt: nôn liên tục, khi bị nặng thì nôn ra chất như cà phê, trạng thái toàn thân xấu đi nhanh hơn lồng ruột, triệu chứng nhiễm độc nghiêm trọng. 

2. Bệnh lỵ trực khuẩn cấp: do khởi bệnh gấp, kèm theo nôn mửa và đau bụng, đồng thời tiêu ra máu, dễ nhầm lẫn với lồng ruột. Nhưng đối với trẻ bệnh lỵ thì số lần tiêu chảy nhiều hơn, phân chứa nhiều chất nhầy và máu mủ, thời gian đầu có sốt cao, đau bụng không dữ dội như lồng ruột, không sờ thấy khối u ổ bụng, xét nghiệm phân thấy nhiều tế bào bạch cầu và tế bào bảo vệ, còn xét nghiệm phân lồng ruột chỉ thấy tế bào hồng cầu là chính. 

3. Tắc ruột với giun đũa: đau bụng từng cơn, nôn mửa, nổi u ở bụng, rất giống với triệu chứng lồng ruột, nhưng không đại tiện ra máu, hơn nữa khối u phần lớn có dạng sợi ở dưới rốn, khác với hình đáng u lồng ruột. Tắc ruột do giun thường xảy ra ở trẻ 3 tuổi trở lên, còn lồng ruột ở nhóm tuổi này rất ít gặp. Nếu thường ngày, thỉnh thoảng trẻ nôn ra giun hoặc tiêu ra giun thì càng có cơ sở chẩn đoán là bệnh tắc ruột do giun. 

4. Biến chứng viêm túi thừa meckel: khi viêm túi thừa cấp tính hoặc loét có thể xuất huyết đường tiêu hoá, đa số xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, thường không có triệu chứng trước, có thể đột ngột đi tiêu nhiều máu, không niêm dịch, lúc đầu là phân đen, sau đó là máu tươi, bụng không có u, hơn nữa có tiền sử chảy máu nhiều lần, nên dễ phân biệt với lồng ruột. 

Ngoài cần phân biệt với mây loại bệnh trên, còn phải phân biệt với tiêu chảy trẻ em, xuất huyết dưới da, u thịt thừa đại tràng chảy máu. Nếu lâm sàng không thể loại trừ lồng ruột, có thể thụt ruột bằng không khí hoặc bằng bari để chẩn đoán chính xác.
 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...