Lo lắng về việc con trẻ nhiễm COVID-19? Đây là những điều bạn cần biết
- Chủng mới vi rút Corona còn được gọi là SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và đã lây nhiễm cho gần 90.000 người và gây ra hơn 3000 ca tử vong cho đến nay.
- Những bậc phụ huynh lo lắng về vấn đề này là một điều dễ hiểu. Nhưng có một điều quan trọng ta cần phải biết là trẻ em cho kết quả dương tính với vi rút này tương đối ít và tử vong ở trẻ nhỏ là vô cùng hiếm.
- Đây là tất cả những gì chúng ta biết về tình trạng nhiễm vi rút ở trẻ nhỏ cho đến hiện tại.
Cùng nhắc lại đôi chút kiến thức về COVID-19: COVID-19 là gì?
- COVID-19 được gây ra bởi một chủng vi rút mới được phát hiện vào những năm 1960. Chúng được gọi là vi rút Corona là vì xung quanh chúng được bao bọc một vành đặc biệt hay bởi “vương miện” của các protein gắn gốc đường, ta sẽ quan sát được khi nhìn dưới kính hiển vi.
- Vi rút Corona lưu thông trong cơ thể thường gây bệnh nhẹ với các triệu chứng ho, sổ mũi. Vi rút Corona cũng thường được tìm thấy ở động vật, có suy đoán rằng vi rút Corona bắt nguồn từ động vật, rất có thể là dơi.
- Có tổng cộng 3 chủng vi rút corona mới đã xuất hiện trong thế kỷ này.
- Vào năm 2002-2003, SARS-CoV (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng do vi rút Corona) đã xuất hiện ở Trung Quốc, sau đó lan sang Bắc Mỹ và Châu Âu. Hơn 8.000 ca nhiễm đã được xác định và khoảng 10% trong số họ đã tử vong.
- MERS-CoV (Hội chứng hô hấp ở Trung Đông do vi rút Corona), bắt nguồn từ những con lạc đà ở Ả Rập Xê Út vào năm 2012. Đây là một dịch bệnh lớn nổ ra ở Hàn Quốc vào năm 2015. Gần 2500 ca nhiễm được báo cáo và 34% trong số đó đã tử vong.
- Số ca nhiễm SARS-CoV và MERS-CoV ở trẻ em được báo cáo ít hơn dự kiến. Điển hình như tại Ả Rập Xê Út chỉ có 3,4% số ca nhiễm MERS là trẻ em trong khoảng 15% dân số tại đây dưới 19 tuổi.
- Một mô hình tương tự có thể thấy ở SARS, trong đó tỷ lệ nhiễm bệnh của trẻ em dưới 14 tuổi được báo cáo thấp hơn rất nhiều so với các nhóm tuổi lớn hơn.
- COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 và dịch bệnh này còn gây ra nhiều ca tử vong hơn cả SARS-CoV và MERS-CoV cộng lại.
Thế còn trẻ em thì sao?
- Số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận ở trẻ em vẫn còn thấp : trong số hơn 44.000 ca nhiễm được xác nhận từ Trung Quốc, chỉ có 416 (dưới 1%) bệnh nhân có độ tuổi từ 9 trở xuống. Không có bất kỳ trường hợp tử vong này ở nhóm tuổi này.
- Ở Úc, chỉ có một trẻ được ghi nhận là nhiễm COVID-19.
- Hiện vẫn chưa rõ rằng liệu số lượng ca nhiễm ở trẻ em được ghi nhận thấp là do :
+ Số ít trẻ em bị phơi nhiễm với vi rút.
+ Số trẻ em bị nhiễm bệnh ít, hoặc.
+ Số lượng ít những trẻ em nhiễm bệnh xuất hiện các triệu chứng đủ nghiêm trọng để được chăm sóc.
- Mặc dù số lượng trẻ em mắc bệnh không cao nhưng tại sao việc trẻ em nhiễm vi rút lại là vấn đề quan trọng?
- Nếu trẻ em bị nhiễm bệnh dù với những triệu chứng nhẹ hơn, chúng vẫn đóng một vai trò nguy hiểm trong việc lây lan COVID-19. Trẻ em thì dễ biến đổi, miễn nhiễm với khối lượng lớn vi rút, tụ tập chơi thành nhóm và có nguy cơ mắc các căn bệnh nghiêm trọng thấp hơn nên trẻ thường duy trì các hoạt động hằng ngày.
- Ngăn ngừa dịch cúm ở trẻ em trong độ tuổi còn đi học đã được chứng minh là một chiến lược phòng ngừa hiệu quả trong cộng đồng. Trong trường hợp không có vắc-xin cho COVID-19, nếu trẻ em được xác minh là người truyền nhiễm chính thì việc đóng cửa trường học cần được xem là một trong những cách giảm sự lây lan trong cộng đồng.
Trẻ em sẽ có những triệu chứng gì khi nhiễm bệnh?
- Các bác sĩ ở Trung Quốc báo cáo rằng trẻ bị nhiễm thường có biểu hiện như ho, nghẹt mũi, sổ mũi, tiêu chảy và đau đầu. Chưa đến một nửa số trẻ em nhiễm bệnh bị sốt. Nhiều trường hợp không có triệu chứng.
- Phần lớn trẻ em cũng như thanh thiếu niên ở Trung Quốc bị nhiễm bệnh nhẹ và hồi phục trong vòng từ 1 đến 2 tuần.
- Ngay cả trẻ sơ sinh, những cá thể thường rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng lại bị nhiễm tương đối nhẹ với vi rút Corona.
Làm thế nào để nhận biết được COVID-19?
- Hầu hết trẻ em mắc phải COVID-19 xuất hiện các triệu chứng về hô hấp và ho, không thể phân biệt với các triệu chứng được gây ra bởi những vi rút thông thường, bao gồm cả cúm và vi rút rhino (cảm lạnh).
- Nhưng cho đến nay, tất cả các trẻ em được ghi nhận mắc COVID-19 đều có người thân trong gia đình hoặc những người gần gũi khác được xác nhận là nhiễm bệnh từ trước.
- Trong giai đoạn đầu dịch bệnh ở Úc, việc ghi nhận những ca nhiễm COVID-19 sẽ rất quan trọng để hướng dẫn cách đối phó nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, nếu các ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng nhanh, phương pháp kiểm tra này có thể chỉ còn áp dụng cho bệnh nhân đang nằm viện bởi vì tác dụng duy nhất của việc xác nhận các ca nhiễm COVID-19 chỉ để cho bệnh nhân biết về phương pháp điều trị và cách kiểm soát sự lây nhiễm.
- Ở giai đoạn này, không rõ liệu các phương pháp chống vi rút thông thường có hữu hiệu trong điều trị COVID-19 hay không. Nhiều loại thuốc cũ như Lopinavir (được sử dụng để điều trị HIV) đã được dùng để điều trị một số các ca nhiễm nghiêm trọng với vi rút Corona chủng mới nhưng những loại thuốc như vậy cần được đánh giá một cách chính thức. Một số các thử nghiệm lâm sàng đã được ghi nhận thực hiện và các kết quả từ các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc sẽ sớm được công bố.
- Tuy nhiên, bởi trẻ em có các triệu chứng nhẹ nên sẽ rất khó chấp nhận việc để chúng chịu đựng những tác dụng phụ của thuốc chống vi rút, ví dụ như buồn nôn, ói mửa, dị ứng, chỉ để đổi lại một số lợi ích nhỏ.
Làm thế nào để ngăn bản thân cũng như gia đình khỏi sự lây nhiễm?
- COVID-19 lây lan bởi các hạt hơi nước rất nhỏ khi người nhiễm ho hoặc hắt hơi. Bệnh lây nhiễm sẽ được truyền đi ai đó nếu chạm vào đồ vật hoặc bề mặt mà người nhiễm bệnh đã ho hay hắt hơi vào và sau đó chạm vào mắt, mũi và miệng của họ.
- Cách tốt nhất để tránh nhiễm COVID-19 (cũng như nhiễm các loại vi rút đường hô hấp khác) là rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che khi bạn ho hoặc hắt hơi và tránh không tiếp xúc với những người thân sức khoẻ không tốt.
Luôn giữ cho tay sạch sẽ, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng. Đeo khẩu trang thường xuyên khi đi những nơi công cộng.
- Sử dụng khẩu trang nơi công cộng chỉ giúp ích trong việc ngăn chặn những người mắc COVID-19 lây lan sang người khác. Có rất ít bằng chứng ủng hộ quan điểm người khỏe mạnh sử dụng rộng rãi khẩu trang y khoa ở nơi công cộng để phòng ngừa dịch bệnh và không thể cứ bắt trẻ em đeo chúng liên tục.
- Vắc-xin chữa COVID-19 hiện vẫn chưa có. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin phòng cúm cho con bạn là rất thiết yếu. Điều này không chỉ bảo vệ con bạn khỏi bệnh cúm mà còn giảm khả năng bị nghi nhiễm COVID-19, việc làm này cũng giúp giảm thiểu các bệnh khác trong cộng đồng nhằm duy trì các nguồn lực y tế.