Liệu pháp xạ trị mới rút ngắn thời gian điều trị, giảm bớt tác dụng phụ trong ung thư vú
Hiện tại, hai trung tâm Loyola Medicine và Palos Health đang cung cấp một liệu pháp xạ trị mới trong điều trị ung thư vú giúp rút ngắn thời gian điều trị (trong ba tuần), đồng thời giảm tác dụng phụ.
Phương pháp điều trị này được thực hiện cho những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu (chưa lan đến các hạch bạch huyết). Nó được gọi là xạ trị một phần tuyến vú sử dụng máy tăng tốc kết hợp với MRI (tên viết tắt là APBI).
Hiện nay phương pháp điều trị này đang được sử dụng tại trung tâm Loyola Medicine và Palos Health. Đây là trung tâm duy nhất cung cấp APBI tại Bang Illinois.
Ở điều trị truyền thống, bệnh nhân ung thư vú sẽ được bức xạ sau khi khối u được điều trị trong 33 ngày (trong 6 tuần). Trong vài năm qua, phương pháp này đã rút ngắn xuống còn 20 ngày (trong bốn tuần).
Tuy nhiên đối với phương pháp APBI kết hợp với thì thời gian điều trị sẽ được giảm xuống đáng kể. Trong phương pháp này bệnh nhân được điều trị 2 lần/ngày (được thực hiện 5 ngày liên tục). Đối với các điều trị hàng ngày khác sẽ được thực hiện cách nhau 6 tiếng vào buổi sáng và buổi chiều, Bác sĩ - Tiến sĩ ung thư Tamer Refaat Abdelrhman, cho biết.
Phương pháp APBI kết hợp với MRI được quản lý bởi một hệ thống bức xạ đột phá được gọi là MRIdian Linac. Trong đó Loyola Palos là trung tâm đầu tiên ở Bang Illinois và là 1 trong 5 trung tâm đang sử dụng hệ thống này, có thể nhắm thể nhắm vào khối u với độ chính xác đến từng milimet. Đây được xem là một chùm tia bức xạ sắc nét và chính xác nhất được nhắm vào khối u, ngay cả khi các chức năng của cơ thể hoạt động như hơi thở gây ra chuyển động trong quá trình điều trị. Điều này giảm thiểu tổn hại cho các mô xung quanh.
Đối với xạ trị truyền thống, bức xạ thường được truyền đến toàn bộ vú. Còn ở phương pháp APBI tiêu chuẩn, bức xạ được giới hạn ở một vành mô khỏe mạnh dày 2,5 cm bao quanh khoang vú. Tuy nhiên, đối với phương pháp APBI được kết hợp với MRI, thì bức xạ chỉ tiếp xúc khoảng 1cm - 1,5cm vành mô khỏe mạnh bao quanh khoang vú. Vì thế độ chính xác sẽ cao hơn (đối với mọi điều trị bức xạ) và có thể sẽ hạn chế được tác dụng phụ, Tiến sĩ Tamer Abdelrhman cho biết.
Hiện trung tâm Loyola cũng đang cung cấp liệu pháp xạ trị khác cho một số bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu (đây là liều duy nhất được cung cấp trong khi phẫu thuật). Sau khi khối u được loại bỏ, một lượng phóng xạ cao được đưa trực tiếp vào khu vực xung quanh khối u nhằm tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư (siêu nhỏ) còn sót lại. Nó được gọi là xạ trị trong phẫu thuật hoặc là IORT.
Xạ trị trong phẫu thuật (IORT):
Là một phương pháp chữa trị ung thư vú tiên tiến, sử dụng công nghệ Intrabeam. Xạ trị trong phẫu thuật (IORT) bắn một dải tia xạ trực tiếp tới khu vực xung quanh khối u sau khi đã được cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật.
Sau khi bác sĩ phẫu thuật vú đã loại bỏ khối u, một thiết bị bức xạ hình cầu được đặt trong khu vực khối u để cung cấp bức xạ. Bởi vì bức xạ không phải đi qua các mô khỏe mạnh để đến địa điểm này, nên có thể sử dụng liều lượng cao hơn nhiều.