Liệu cuộc chiến ung thư có mang lại sự phát triển cá nhân? Có hay là không?
Jessica Sidener, một bệnh nhân đã từng bị ung thư vú, cho rằng căn bệnh này đem lại cho cô nhiều điều bổ ích trong cuộc sống.
Sidener nói: Tôi vô cùng biết ơn về tất cả những khó khăn mà tôi đã trải qua trong cuộc sống này bao gồm cả hành trình ung thư của tôi.
Nhưng Nancy Stordahl lại cho rằng ung thư vú không phải là cơ hội để phát triển cá nhân.
Trên thực tế, cuốn hồi ký về căn bệnh ung thư của cô có tựa đề"Ung thư không phải là một món quà & Nó không làm tôi trở thành một người tốt hơn".
"Ung thư là một căn bệnh khủng khiếp, chứ không phải là một chương trình khai sáng"
, Stordahl, sống ở Wisconsin và có một blog phổ biến về ung thư vú được gọi là Nancy Point, cho biết.
Cả hai phụ nữ đều đưa ra quan điểm về căn bệnh này, dựa trên dữ liệu mới từ một thử nghiệm lâm sàng dài hạn.
Trong các thử nghiệm, bệnh nhân ung thư vú sẽ được tham gia vào một chương trình tâm lý chuyên sâu nhằm giúp họ giải quyết tốt các ảnh hưởng xảy ra sau khi điều trị.
Và sau khi tham gia chương trình, kết quả cho thấy tâm lý của họ đã được cải thiện đáng kể. Họ cảm thấy cảm thấy tốt hơn về các mối quan hệ thân thiết, thường xuyên đi du lịch, tham gia vào các hoạt động tâm linh, biết vị tha và cân bằng trong cuộc sống mới.
Vì thế, đây là một nghiên cứu giúp bệnh nhân phục hồi tâm lý sau khi trải qua ung thư, bởi vì đa số báo cáo cho thấy bệnh nhân thường thay đổi theo hướng tích cực hơn là tiêu cực, nhà nghiên cứu cao cấp Barbara Andersen nói. Cô là giáo sư tâm lý học lâm sàng tại Đại học bang Ohio.
Mặt khác, những trường hợp này cũng liệt kê những thay đổi tiêu cực và trung tính từ ung thư vú không khác biệt nhiều so với những báo cáo của "nhóm kiểm soát", những trường hợp không nhận được tư vấn thêm.
Đấu tranh vẫn còn
Thực tế, bệnh nhân ung thư thường sống chung với các tác dụng phụ sau khi điều trị hoặc các vấn đề về tình dục hay xử lý một số ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Họ cũng suy nghĩ rất mơ hồ những ảnh hưởng của ung thư đối với tài chính và sự nghiệp của họ, và câu hỏi được đặt ra "Liệu nó có cung cấp cho họ bất kỳ kiến thức nào về ý nghĩa của cuộc sống hay không?"
Stordahl cho biết:"Các vấn đề tiêu cực mà bệnh nhân nêu ra thường không thể che dấu được."
Và trong nghiên cứu này, có 85 phụ nữ bị ung thư vú (giai đoạn 2 hoặc 3) tham gia và đã được cung cấp tư vấn tâm lý kéo dài trong 1 năm. Tất cả trường hợp này đều được điều trị tại Bệnh viện Ung thư Arthur G. James tại Ohio, hoặc bởi các bác sĩ khác trong khu vực Columbus.
Thông thường các buổi tư vấn tập trung vào các cách quản lý những ảnh hưởng đến từ ung thư, bao gồm giảm căng thẳng, hỗ trợ xã hội từ gia đình - bạn bè, chế độ ăn uống - tập thể dục, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề - giao tiếp quyết đoán, Andersen nói.
Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu là muốn xem xét liệu tư vấn có thể làm giảm nguy cơ tử vong và tái phát ung thư vú hay không, và điều đó đã xảy ra.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định tiếp tục theo dõi, để xem liệu việc tư vấn có ảnh hưởng lâu dài đến sự sống của họ hay không, so với nhóm 75 bệnh nhân đối chứng không tham gia chương trình.
Hai năm sau khi chẩn đoán và một năm sau khi điều trị, tất cả 160 phụ nữ được yêu cầu hoàn thành một "bảng thông tin suy nghĩ", trong đó họ viết ra những thay đổi trong cuộc sống sau khi bị ung thư vú. Sau đó họ sẽ liệt kê các thay đổi và phân chia chúng thành các loại như tích cực, tiêu cực hoặc trung tính.
Ví dụ: Có trường hợp chia sẻ rằng cô ấy và chồng gần gũi hơn sau khi trải qua điều trị ung thư vú, hoặc họ không nhận được sự hỗ trợ nào như họ mong đợi từ một số người thân của họ.
Đối với nhóm bệnh nhân được tư vấn trung bình họ nêu ra được 13 thay đổi tích cực đã xảy ra với họ, so với nhóm đối chứng chỉ nêu ra được 10 thay đổi.
Một cuộc sống tốt hơn
Đối với Sidener, cô thấy ung thư vú mang lại cho mình nhiều điều tích cực cho cuộc sống của cô. Hiện tại cô đang làm việc trong một hệ thống thư viện.
Và cô nói rằng: Hành trình này đã đem lại cho cô nhiều trải nghiệm quý báu và cô muốn sử dụng những kinh nghiệm này để giúp đỡ cho nhiều người khác.
Sidener cũng chia sẻ thêm: Thật bất ngờ, những thứ từng khiến bạn lo lắng không còn là vấn đề lớn nữa. Nó giúp tôi nhớ rằng đừng nên phán xét điều gì nếu bạn không trải qua những điều tương tự như thế. Và phải có một sự kiên nhẫn rất lớn, bởi vì bạn không bao giờ biết những gì đang diễn ra sau cánh cửa đóng kín.
Sau khi xem xét nghiên cứu, Stordahl nói rằng: Thông thường cho chúng ta đều biết bệnh nhân có thể sử dụng hỗ trợ đối phó, cảm xúc, tập thể dục, các vấn đề rối loạn chức năng tình dục, v.v... Hầu hết, điều này không xảy ra.
Tuy nhiên, đối với những người đang có những thay đổi tích cực trong lối sống đây lại là bước tiến lớn, các mối quan hệ hoặc bất cứ điều gì được xem là tích cực. Và tôi lại không đồng ý với tiền đề đó, cô tiếp tục.
Những điều tiêu cực có thể trở thành tích cực
Sarah Cassidy, Giám đốc đối ngoại của Cancer Hope Network cho biết: Những ý nghĩa trong trải nghiệm ung thư đối với bệnh nhân là bình thường.
Việc tìm kiếm lợi ích sau điều trị là bình thường, vì thế không có nghĩa là không có những điều khủng khiếp khác đang diễn ra, cô nói.
Cassidy đã đưa ra ví dụ về Ellen, một người sống sót sau ung thư cổ tử cung, phải trải qua một thử thách vô cùng khó khăn về các biến chứng sau điều trị.
Và Ellen đã nhận thấy việc trở thành một tình nguyện viên và giúp đỡ người khác thông qua trải nghiệm của chính họ là điều hữu ích với cô ấy, Cassidy nói. Cô cảm thấy điều này thực ý nghĩa vì những điều tiêu cực có thể trở thành tích cực.
Andersen cho biết: Hiện tại nhóm nghiên cứu đã sẵn sàng cung cấp chương trình tư vấn cho các nhà cung cấp khác và điều đó đã tạo ra sự khác biệt trong việc giảm căng thẳng giữa các bệnh nhân.
Một chương trình chuyên sâu như vậy sẽ chuyển thành cuộc sống thực?
Bác sĩ Charles Shapiro, Giám đốc Viện Ung thư Tisch tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, Thành phố New York, chia sẻ: Ông biết rằng sự can thiệp này có tác dụng lâu dài đối với các khía cạnh tích cực của cuộc sống và sẽ ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân.
Nhưng hiện tại ông không chắc chương trình sẽ được áp dụng rộng rãi như thế nào, vì nó kéo dài đến một năm và đòi hỏi nhiều nỗ lực.
Vì thế ông nghĩ rằng đây không phải là can thiệp chính xác nhất trong cộng đồng nói chung. Thực tế các trung tâm ung thư có thể làm điều này, nhưng nó sử dụng nhiều tài nguyên và phần lớn bệnh nhân không được điều trị tại các trung tâm ung thư.
Nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tạp chí Sức khỏe tâm lý.