Liệu có cần tiêm vắc-xin viêm phổi hay không?

Liệu có cần tiêm vắc-xin viêm phổi hay không?

Mặc dù vắc-xin không thể ngăn ngừa tất cả các trường hợp của viêm phổi, nhưng nó có thể làm giảm khả năng mắc bệnh. Và cho dù bạn đã tiêm ngừa, bạn vẫn có khả năng mắc bệnh tuy nhiên nó có thể nhẹ hơn.

Ở người lớn tuổi và những người có vấn đề về sức khỏe khác, họ có nhiều khả năng bị viêm phổi, nhiễm trùng phổi, điều này khiến họ cảm thấy khó thở hơn. Hoặc căn bệnh này phổ biến hơn ở những người có hệ thống miễn dịch yếu.

Những ai nên tiêm vắc-xin?

Những người trên 65 tuổi. Khi bạn già đi, hệ thống miễn dịch không còn hoạt động tốt như trước đây. Và bạn có nhiều khả năng gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng viêm phổi. Do đó tất cả người lớn trên 65 tuổi nên được chủng ngừa.

Những người có hệ thống miễn dịch yếu. Hiện nay có rất nhiều bệnh có thể khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, và điều này khiến cho chúng có ít khả năng chống lại viêm phổi.

Nếu bạn bị bệnh tim, tiểu đường, khí phế thũng, hen suyễn hoặc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Chronic obstructive pulmonary disease), bạn có nhiều khả năng bị suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này khiến bạn dễ bị viêm phổi.

Đối với những người được hóa trị liệu, những người đã cấy ghép nội tạng và những người nhiễm HIV hoặc AIDS, họ cũng có nguy cơ cao bị viêm phổi.

Người hút thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc trong một thời gian dài, bạn có thể bị tổn thương những sợi lông nhỏ nằm bên trong phổi (có vai trò giúp lọc vi trùng). Và khi chúng bị hư hại, chúng không thể ngăn chặn những mầm bệnh xấu này.

Người nghiện rượu nặng. Nếu bạn uống quá nhiều rượu, bạn có thể bị suy yếu hệ thống miễn dịch. Khi đó các tế bào bạch cầu (chống nhiễm trùng) không hoạt động tốt như chúng đã từng làm ở những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Những người được phẫu thuật hoặc một căn bệnh nghiêm trọng. Nếu bạn được chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện và được giúp đỡ bằng máy thở, bạn có nguy cơ bị viêm phổi. Điều tương tự cũng xảy ra nếu bạn vừa trải qua cuộc phẫu thuật lớn hoặc đang lành vết thương nghiêm trọng. Khi đó hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bị yếu đi vì bệnh tật hoặc chấn thương hay vì nó giúp bạn khỏe hơn sau phẫu thuật, những điều này khiến bạn không thể chống lại vi trùng bình thường.

Những ai không nên tiêm vắc-xin?

Nếu bạn là một người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 50, có lẽ bạn không cần tiêm vắc-xin.

Nếu bạn là một người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 50, có lẽ bạn không cần tiêm vắc-xin.

Không phải ai cũng cần tiêm vắc-xin viêm phổi. Nếu bạn là một người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 50, có lẽ bạn không cần tiêm vắc-xin. Ngoài ra, bạn không nên dùng nó nếu bạn bị dị ứng với những thành phần trong vắc-xin. Nếu không chắc? Hãy hỏi bác sĩ.

Khi nào nên tiêm vắc-xin?

Nếu bạn và bác sĩ quyết định cần tiêm vắc-xin viêm phổi, bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong năm. Nếu đó là mùa cúm, bạn thậm chí có thể chủng ngừa viêm phổi cùng lúc với vắc-xin cúm, miễn là bạn tiêm mỗi mũi ở một vị trí khác nhau.

Làm thế nào vắc-xin hoạt động?

PCV13 giúp bảo vệ người bệnh tránh khỏi 13 loại vi khuẩn nghiêm trọng nhất gây viêm phổi.

PCV13 giúp bảo vệ người bệnh tránh khỏi 13 loại vi khuẩn nghiêm trọng nhất gây viêm phổi.

Hiện có hai loại vắc-xin viêm phổi bảo vệ chống lại các loại nhiễm trùng khác nhau.

  • PCV13 giúp bảo vệ người bệnh tránh khỏi 13 loại vi khuẩn nghiêm trọng nhất gây viêm phổi.
  • PPSV23 giúp bảo vệ người bệnh chống lại 23 loại vi khuẩn viêm phổi bổ sung. Mặc dù chúng không thể ngăn ngừa mọi loại viêm phổi, nhưng chúng có tác dụng chống lại hơn 30 loại phổ biến, nghiêm trọng.

Thông thường mọi người nên tiêm cả hai mũi vắc-xin viêm phổi: mũi đầu tiên là PCV13 và sau đó khoảng 1 năm hãy tiếp tục tiêm PPSV23.

Đối với hầu hết mọi người, một lần tiêm là đủ để bảo vệ họ suốt đời. Đôi khi, bạn cũng có thể cần tiêm thêm lần nữa. Vì vậy hãy hỏi bác sĩ xem bạn cần tiêm bao nhiêu lần.

Rủi ro là gì?

Nhưng vẫn có một số trường hợp có tác dụng phụ nhẹ từ vắc-xin, sốt nhẹ là một trong những trường hợp đó.

Nhưng vẫn có một số trường hợp có tác dụng phụ nhẹ từ vắc-xin, sốt nhẹ là một trong những trường hợp đó.

Bạn không thể bị viêm phổi từ vắc-xin. Bởi vì các mũi tiêm chỉ chứa chiết xuất của vi khuẩn viêm phổi, chứ không phải vi khuẩn thực sự gây bệnh.

Nhưng vẫn có một số trường hợp có tác dụng phụ nhẹ từ vắc-xin, bao gồm:

  • Sưng, đau hoặc đỏ nơi bạn đã tiêm.
  • Sốt nhẹ.
  • Lo lắng hoặc khó chịu.
  • Ăn mất ngon.
  • Đau cơ.

Tuy nhiên ít hơn 1% số người được chủng ngừa viêm phổi có các loại tác dụng phụ này. Thậm chí phản ứng dị ứng còn hiếm hơn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...