Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư đại tràng?

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư đại tràng?

Đây là loại ung thư hay gặp nhất ở nam giới, sau ung thư phổi. Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là bệnh của sự no đủ, do ăn quá nhiều thịt và chất béo. Các thống kê cho thấy tỷ lệ ung thư đại tràng ở châu Á đang tăng nhanh cùng với sự tăng cao mức sống.

Tiên lượng của ung thư đại tràng phụ thuộc vào việc phát hiện được bệnh sớm hay muộn. Nếu phẫu thuật sớm khi bệnh chưa di căn sang cơ quan khác trong cơ thể, thì kết quả sẽ khả quan.

Thông thường khối u xuất phát từ thành của lòng ruột; từ từ phát triển, sau khoảng vài năm sẽ thành ung thư. Lúc đó, khối u thường lớn hơn 2 cm. Thông thường, ung thư phát triển qua tình trạng bướu ruột (polyp). Bệnh cũng có yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ, anh chị em ruột bị ung thư đại tràng thì con cái, anh chị em ruột cũng có khả năng mắc.

Có những người bỗng nhiên thấy trên niêm mạc đại tràng của mình xuất hiện nhiều bướu kiểu polyp. Polyp có thể có cuống hoặc không, phát triển nhanh, chiếm phần lớn niêm mạc đại tràng. Điển hình là căn bệnh có tên bệnh polyp có tính chất gia đình, được gọi là polyp gia đình; phần lớn bệnh nhân sẽ chết vì ung thư đại tràng ở tuổi 35 - 40 nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời khi polyp chưa thành ung thư.

Ngoài ra, người bị viêm đường ruột như bệnh viêm đại tràng có loét... cũng dễ bị ung thư đại tràng. Những người bị ung thư vú, tử cung cũng dễ bị ung thư đại tràng hơn và ngược lại.

Ở giai đoạn sớm, triệu chứng bệnh thường không rõ, người bệnh bị đau bụng nhẹ, cũng có khi bị trướng hoặc đầy, đau tức bụng trước hoặc sau khi ăn. Triệu chứng thường gặp và có giá trị chẩn đoán là đi ngoài ra máu, nhất là những người ở tuổi 40 -50. Tuổi này thường bị rối loạn đại tiện, có ngày bị táo bón, có ngày lại bị đi lỏng kiểu tiêu chảy. Nên nhớ là chảy máu của ung thư đại tràng rất ít và “kín đáo”; nhưng nếu kéo dài, người bệnh sẽ bị thiếu máu, cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Theo khuyến cáo mới của Hội ung thư Mỹ, cả nam lẫn nữ nên đi khám bệnh tổng hợp hằng năm từ tuổi 50. Muốn phát hiện sớm ung thư, cần thử phân xem có chảy máu kín đáo không. Đây là triệu chứng sớm giúp chẩn đoán bệnh.

Nếu trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư đại tràng hoặc bản thân mình cũng bị ung thư vú, ung thư tử cung, thì nên xin được khám xét về ung thư đại tràng. Đơn giản thì làm nội soi trực tràng, đại tràng chậu hông, khi cần mới làm nội soi cá đại tràng. 

Về điều trị, phẫu thuật là phương pháp cơ bản. Trên thực tế, chưa có loại thuốc nào kể cả Tây y và Đông y được công nhận là có tác dụng với bệnh này. Tỷ lệ sống được 5 năm sau mổ là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột, 50% nếu ung thư đã ăn qua thành ruột, chưa ăn vào hạch, còn 30% khi u đã ăn vào hạch và 10% nếu đã di căn vào tạng. 

Những trường hợp sau không nên mổ: tuổi đời quá cao, hơn 80 - 90 tuổi; sức khỏe suy sụp, quá yếu; có những bệnh lý tim, phổi hoặc gan; ung thư đã di căn tới một số cơ quan khác, có di căn hoặc cổ trướng.

Sau mổ, bệnh nhân phải dùng thuốc từ 6 tháng đến 1 năm.

Nguyên nhân nào gây ra ung thư đại tràng?

Các bác sĩ chắc chắn một điều rằng ung thư đại tràng không phải là một bệnh lây (nghĩa là một người không thể bị bệnh từ người bị ung thư khác). Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng bao gồm: ăn nhiều chất mỡ, bệnh sứ trong gia đình có người bị ung thư đại tràng và polyp, sự hiện diện polyp trong ruột già và viêm loét đại tràng mãn tính.

Chế độ ăn giàu chất béo có thế dẫn đến ung thư đại tràng, ở những nước có tỷ lệ ung thư đại tràng cao, người ta thấy dân chúng ăn nhiều chất béo thì có tỷ lệ ung thư đại tràng cao hơn những người ăn ít chất béo. Ung thư đại tràng được cho là do các sản phẩm chuyên hoá chất béo gây ra ung thư (chất sinh ung). Chế độ ăn nhiều rau quả và giàu chất xơ như các loại hạt, bánh mì, ngũ cốc có thể làm giám được nguy cơ ung thư do đào thải các chất sinh ung trong ruột. 

Nền tảng di truyền của một người là một yếu tố quan trọng trong nguy cơ bị ung thư đại tràng. Trong số các yếu tố hàng đầu liên quan đến ung thư đại tràng. Trong suốt cuộc đời người có nguy cơ bị ung thư đại tràng là 18%. Một số gia đình chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền gọi là ung thư đại tràng có tính chất di truyền.

Ở những thành viên gia đình có ung thư đại tràng, thì những người trong gia đình thường bị ung thư đại tràng sớm hơn. Những bệnh di truyền khác có thể là nguyên nhân gây ung thư đại tràng, gọi là hội chứng đa polyp có tính gia đình, ở những gia đình có người mắc bệnh polyp thì những thành viên còn lại thường có rất nhiều polyp trong đại tràng, trừ khi bệnh được phát hiện và được điều trị sớm, còn theo thời gian, những người này hầu như chắc chắn phát triển thành ung thư đại tràng.

Các bác sĩ cho rằng, ung thư đại tràng thường phát triển từ những polyp này. Tuy nhiên, việc cắt bỏ các polyp lành tính này có thể phòng ngừa được ung thư đại tràng. Polyp đại tràng phát triển khi nhiễm sắc thể trong tế bào niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Nhiễm sắc thể là nơi chứa thông tin di truyền từ cha, mẹ của mỗi người.

Bình thường, nhiễm sắc thể lành mạnh sẽ kiểm soát sự phát triển của tế bào theo một cách có trật tự. Khi nhiễm sắc thể bị tổn thương, các tế bào tăng trưởng một cách loạn xạ, không thể kiểm soát được, kết quả là tạo ra một khối mô thừa (gọi là polyp). Các polyp này lúc đầu là lành tính. Theo thời gian, các polyp lành tính của đại tràng có thể bị tổn thương nhiễm sắc thể và biến thành ung thư.

Viêm loét đại tràng mãn tính lâu ngày cũng dễ hoá ung thư. Nguy cơ ung thư đại tràng gia tăng đáng kể sau 10 năm bị viêm loét đại tràng. 

Triệu chứng của ung thư đại tràng là gì? 

Có nhiều triệu chứng của ung thư đại tràng nhưng không đặc hiệu. Các triệu chứng này bao gồm mệt mỏi, thở ngắn, khuôn phân dẹt, tiêu chảy - táo bón xen kẽ, thay đổi thói quen đi cầu hay đại tiện ra máu đỏ hay đen, sụt cân, đau oặn bụng... Những bệnh khác như hội chứng đại tràng kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh viêm túi thừa, loét dạ dày tá tràng cũng có những triệu chứng tương tự.

Ung thư đại tràng có thể đã có trước đó vài năm trước khi xuất hiện triệu chứng. Triệu chứng của ung thư đại tràng tùy thuộc vào khối ung thư đó nằm ở vị trí nào của đại tràng. Đại tràng bên phải rộng, cho nên ung thư ở những vị trí này có thể phát triển rất lớn trước khi xuất hiện những triệu chứng ở bụng. Điển hình là, ung thư có thể là nguyên nhân gây ra thiếu máu thiếu sắt, do máu bị mất qua đường tiêu hoá theo thời gian, làm người bệnh mệt mỏi suy nhược và thở ngắn. Đại tràng trái thì hẹp hơn đại tràng phải.

Tuy nhiên, ung thư đại tràng trái thường gây ra triệu chứng bán tắc ruột hay tắc ruột hoàn toàn. Bệnh nhân cũng có những triệu chứng như táo bón, đi cầu phân dẹt, ỉa chảy, đau bụng và bụng căng trướng (do tắc ruột). Đi cầu ra máu đỏ tươi gợi ý là khối ung thư có thể nằm ở đại tràng trái, gần đoạn cuối, hay nằm ở trực tràng.

Thứ nghiệm phân giúp phát hiện sớm ung thư đại tràng

Các nhà khoa học Mỹ cho biết, họ đã tìm ra cách chẩn đoán sớm bệnh ung thư đại tràng mà không hề gây đau đớn cho người bệnh. Xét nghiệm dựa vào sự hiện diện của một lượng hết sức nhỏ các gene gây ung thư trong phân. Đây là cách tiếp cận hoàn toàn mới trong chẩn đoán sàng lọc ung thư đại tràng.

Hiện tại, để phát hiện các ca ung thư loại này, bác sĩ thường phái tìm máu trong phân người bệnh. Thử nghiệm có thể phát hiện sớm bệnh ung thư đại tràng nhưng lại bỏ qua một số dạng ung thư, với nhiều ca dương tính giả (người không có bệnh bị chẩn đoán nhầm là có bệnh).

Chẩn đoán càng sớm càng tốt 

Bác sĩ Bert Vogels, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết, về lý thuyết, tất cả các bệnh ung thư đại tràng đều có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm bệnh là hết sức quan trọng. Xét nghiệm này vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và phải mất vài năm nữa mới có thể đi vào sử dụng. 

Những dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng 

Triệu chứng lâm sàng của ung thư đại tràng giai đoạn sớm thường không đặc hiệu, nên rất dễ nhầm với viêm đại tràng hoặc kiết lỵ. Hầu hết, bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã bị các biến chứng nhu tắc ruột, chảy máu ồ ạt, di căn.

Bệnh ung thư đại tràng khá phổ biến ở Việt Nam, đứng thứ 2 sau ung thư dạ dày và ngang hàng với ung thư gan nguyên phát. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 40 - 60, nam nhiều hơn nữ. Ung thư đại tràng phát triển theo 3 loại chính là loại gây chít hẹp, gây u sùi và loại phát triển trong thành đại tràng.

Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn còn là ẩn số, song nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa chế độ ăn uống và bệnh. Ngoài ra, có một vài bệnh lý liên quan như bệnh đa polyp có tính chất gia đình, viêm loét đại tràng kéo dài, các loại u tuyến lành tính, nhất là u nhung mao. 

Trong giai đoạn sớm, bệnh ung thư đại tràng chí có biểu hiện:

- Đau bụng âm í, đôi khi thành cơn, thường giảm đau khi trung tiện được. 

- Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón có máu nhầy nên dễ nhầm bệnh với kiết lỵ, hoặc viêm đại tràng mạn. Đôi khi phân táo, áp dụng các biện pháp điều tii nhưng không đỡ. 

Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu hiện nay là phẫu thuật. Tiên lượng sẽ tốt hơn nếu phát hiện bệnh sớm, kết hợp mổ cắt đoạn đại tràng cùng với khối u và lấy bó những hạch vùng thì tiên lượng tốt. Ngoài ra, có thể kết hợp với điều trị hóa chất tùy thuộc vào loại tế bào ung thư. Như vậy, tỷ lệ sống là trên 5 năm. Sau điều trị phẫu thuật và hóa chất, cần tiếp tục theo dõi lâu dài để phòng ung thư tái phát. Kiểm tra soi đại tràng định kỳ là việc cần thiết.

Cần phải làm xét nghiệm gì để phát hiện ung thư đại tràng?

Khi nghi ngờ bị ung thư đại tràng, thì cần phải chụp đại tràng có cản quang hay nội soi đại tràng, giúp chẩn đoán xác định và biết được vị trí khối u. 

Chụp đại tràng có cản quang là kỹ thuật chụp bằng cách bơm vào đại tràng qua hậu môn một chất có tên là Barium, có tính cản quang. Chính chất này làm cho hình ánh đại tràng trớ nên rõ nét hơn, khối u được thấy dễ dàng hơn. 

Soi đại tràng là một phương pháp mà người bác sĩ nội soi dùng một loại ống soi mềm (có thể bẻ cong được) đưa vào hậu môn nhằm mục đích quan sát bên trong lòng đại tràng. Phương pháp soi đại tràng thường chính xác hơn là chụp đại tràng có cản quang, đặc biệt trong việc phát hiện ra những polyp nhỏ.

Nếu trong lúc nội soi bác sĩ phát hiện thấy có polyp thì bác sĩ sẽ cắt polyp đi và đem gửi phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát polyp dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Đa số các polyp được cắt bỏ đi khi nội soi thường là lành tính, có một số ít là tiền ung thư. Cắt bó các polyp tiền ung thư là nhằm phòng ngừa phát triển thành ung thư đại tràng từ những polyp này.

Nếu ung thư tìm thấy trong lúc nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhó (sinh thiết) và quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán xác định. Nếu đã chẩn đoán được ung thư đại tràng, phân chia giai đoạn ung thư được thực hiện để xem ung thư đã xâm lấn đến các cơ quan khác hay chưa. Vì ung thư đại tràng có xu hướng lan đến phổi và gan. Các xét nghiệm giúp phân chia giai đoạn thường sử dụng là: chụp X-quang phổi, siêu âm bụng, hay chụp CT scan phổi, gan, và bụng.

Đôi lúc bác sĩ cũng cần phải làm xét nghiệm CEA trong máu. CEA là một chất được tế bào ung thư sản xuất. Chất này tăng cao ở bệnh nhân bị ung thư đại tràng, đặc biệt là khi ung thư đã di căn.

Ung thư đại tràng phải được phòng ngừa như thế nào? 

Đáng tiếc là ung thư đại tràng có thể tiến triển rất sớm trước khi được phát hiện. Phòng ngừa hiệu quả nhất của ung thư đại tràng là phát hiện sớm và cắt bỏ các polyp tiền ung thư của đại tràng trước khi chúng biến thành ung thư. Ngay cả khi ung thư đã phát triển, việc phát hiện sớm cũng có thể cải thiện đáng kể cơ may chữa khỏi bằng phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư trước khi ung thư kịp lan sang các cơ quan khác. Nhiều tổ chức y tế trên thế giới cũng đã đưa ra hướng tầm soát bệnh ung thu này. 

Họ khuyên tất cả những người trên 40 tuổi nên được bác sĩ khám trực tràng bằng tay hàng năm, hay xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân. Đối với những người trên 50 tuổi, được khuyên nên đi nội soi đại tràng xích -ma mỗi 3 - 5 năm một lần. Ở những người có nguy cơ ung thư đại tràng cao, thì cần phải được nội soi đại tràng đế tầm soát. 

Trong lúc khám trực tràng, bác sĩ sẽ dùng ngón tay đeo găng để khám và tìm xem có khối u bất thường nào trong đại tràng hay không. Một mẫu phân có thể được lấy để làm xét nghiệm để tìm máu ẩn trong phân. Đồng thời, khi khám trực tràng, bác sĩ cũng sẽ khám luôn tiền liệt tuyến.

Xét nghiệm quan trọng để tầm soát ung thư và polyp đại tràng là tìm máu ẩn trong phân. Khối u đại tràng và trực tràng có xu hướng làm chảy máu rỉ rả trong phân. Một lượng nhỏ máu trong phân không thể phát hiện được bằng mắt thường. 

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân thường được sử dụng bằng cách dựa vào sự đổi màu của chất thứ giúp phát hiện lượng máu vi thể có trong phân. Xét nghiệm này có hai lợi điếm là thuận tiện và rẻ tiền. Một lượng nhỏ phân được phết trên que thứ để tìm máu ẩn.

Thường thì cần phải làm xét nghiệm 3 lần liên tiếp để tìm máu ẩn trong phân. Một người mà xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính, thì 30 - 45% người đó bị polyp đại tràng và có 3 - 5% khả năng bị ung thư đại tràng. Ung thư đại tràng khi được phát hiện sớm trong những tình huống như vậy thì về lâu dài có tiên lượng tốt hơn. 

Điều quan trọng nên nhớ là xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân dương tính không có nghĩa là nguôi đó bị ung thư đại tràng, vì nhiều bệnh khác cũng có máu ẩn trong phân. Tuy nhiên, những bệnh nhân có xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính nên được đánh giá thêm bằng xét nghiệm như chụp đại tràng có cản quang bằng barium, nội soi đại tràng, và các xét nghiệm khác để loại trừ ung thư đại tràng và lý giải nguồn gốc của máu ấn này. Một vấn đề khác cũng quan trọng để đánh giá là, khi không tìm thấy máu ẩn trong phân (xét nghiệm âm tính) thì cũng không thể nói là không bị ung thư hay polyp đại tràng, vì ngay cả khi trong những điều kiện lý tưởng, cũng có ít nhất 20% ung thư đại tràng có thể không tìm thấy máu ẩn trong phân khi xét nghiệm tầm soát, ở những bệnh nhân nghi ngờ có u đại tràng, và ớ những người có nguy cơ cao bị polyp đại trực tràng và ung thư đại tràng, thì nội soi đại tràng xích-ma bằng ống soi mềm hay nội soi đại tràng để tầm soát thường được thực hiện, nếu kết quả xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân âm tính. 

Bắt đầu từ 50 tuổi, người ta khuyến cáo là nên soi đại tràng để tầm soát mỗi 3 - 5 năm một lần. Nội soi đại tràng xích-ma là một xét nghiệm quan sát trực tràng và đoạn đại tràng nằm ở thấp nhất. Các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng việc nội soi đại tràng xích-ma bằng ống soi mềm, đế tầm soát ung thư đại tràng, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại tràng. Kết quả này là do phát hiện sớm polyp và ung thư đại tràng ở những người không có triệu chứng. 

Đa số polyp đại tràng có thể cắt bỏ hoàn toàn qua nội soi mà không cần phải mổ bụng. Mới đây, các bác sĩ khuyên nên nội soi để tầm soát ung thư đại tràng ở những người khỏe mạnh tuổi từ 50 - 55. 

Những bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao cần phải nội soi đại tràng đế tầm soát ung thư. Những người này gồm bệnh nhân mà trong gia đình có người bị ung thư đại tràng, và hội chứng polyp đại tràng có tính chất gia đình. Những bệnh nhân có tiền sử bị polyp hay ung thư đại tràng cũng cần phải nội soi đại tràng để loại trừ bệnh tái phát. Những bệnh nhân có bệnh sứ bị viêm loét đại tràng mãn tính lâu ngày (trên 10 năm) thì nguy cơ ung thư đại tràng cũng gia tăng, ở những bệnh nhân này, việc nội soi đại tràng cũng được khuyến cáo. 

Cuối cùng, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống bằng cách giảm ăn chất mỡ, ăn nhiều chất xơ. Nguồn cung cấp chất mỡ chính là thịt, trứng, sán phẩm bơ, sốt xà lách và dầu ăn. Chất xơ là một chất không tan và không tiêu hoá được, chúng có trong rau, trái, các loại hạt và ngũ cốc. Với những chất này trong thức ăn tạo ra khuôn phân dễ đi tiêu, để tống các chất có khả năng sinh ung thư ra khỏi cơ thể. Thêm vào đó, chất xơ sẽ làm nhu động ruột được nhanh hơn để tháo phân ra ngoài, điều này làm giảm thời gian phân nằm trong ruột, giảm khả năng gây ung thư.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...