Làm sao phán đoán mức độ mất nước của trẻ bị tiêu chảy?

Làm sao phán đoán mức độ mất nước của trẻ bị tiêu chảy?

Do mất chất lỏng quá nhiều khi tiêu chảy nên cơ thể sẽ bị mất nước. Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng, chia ra ba mức độ mất nước: độ nhẹ, độ vừa, độ nặng. 

1. Mất nước độ vừa:

nước bị mất khoảng 5% trọng lượng cơ thể (50ml/kg trọng lượng cơ thể), tinh thần trẻ bị bệnh sụt giảm hoặc khóc quấy, có khi sắc mặt xanh xao, da hơi khô, đàn hồi giảm, quầng mắt và thóp lõm xuống, niêm mạc khoang miệng hơi khô, lượng nước tiểu hơi giảm. 

2. Mất nước độ vừa:

nước bị mất khoảng 5 - 10% trọng lượng cơ thể (50 - l00ml/kg trọng lượng cơ thể), tinh thần ủ rũ, trẻ quấy khóc, da toàn thân xanh xao, khô, không đàn hồi, quầng mắt và thóp lõm rõ, niêm mạc miệng khô, lượng nước tiểu ít. 

3. Mất nước nặng:

nước bị mất trên 10% trọng lượng cơ thể (100 - 120ml/kg trọng lượng cơ thể), trẻ ủ rũ, lờ đờ, ngủ li bì, thậm chí co giật, hôn mê, da xám xịt, khô, đàn hồi kém, quầng mắt và thóp lõm sâu, niêm mạc miệng rất khô, môi miệng nứt nẻ, huyết áp giảm, chân tay lạnh, nhịp tim nhanh, tiếng tim thấp, nước tiểu quá ít hoặc không có. 

Khi đánh giá mức độ mất nước còn phải chú ý mối quan hệ giữa triệu chứng lâm sàng với nồng độ natri trong máu. Khi mất nước thẩm thấu thấp, thì chủ yếu mất nước ngoài tế bào, cho nên triệu chứng mất nước tương đối nặng, nhưng miệng không khát lắm. Khi mất nước thẩm thấu cao, thì chủ yếu mâ"t nước trong tế bào, cho nên trẻ khát, sốt cao, bồn chồn, thậm chí có thể co giật, nhưng triệu chứng mất nước nhẹ hơn. 

Ngoài ra, nước ngoài tế bào trong cơ thể trẻ suy dinh dưỡng tương đối nhiều, cho nên khi bị tiêu chảy sẽ mất nhiều nước. Còn nước ngoài tế bào trong cơ thể trẻ bệnh béo phì ít hơn, nên nước bị mất lúc tiêu chảy cũng ít hơn. 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...