Khuyến cáo mới nhất của CDC về 10 loại vắcxin phổ biến nhất hiện nay

Khuyến cáo mới nhất của CDC về 10 loại vắcxin phổ biến nhất hiện nay

1. Vắc xin viêm gan B

Nhóm dùng chính: Trẻ sơ sinh, cả trai lẫn gái, nhưng cũng được đề xuất dùng cho mọi người.

Độ tuổi tiêm mũi đầu tiên: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Số liều: 3.

Thời gian các mũi tiêm: Ngay lúc mới sinh; từ 1 đến 2 tháng tuổi; và từ 6 đến 18 tháng tuổi.

Những lưu ý đặc biệt: Vắc xin viêm gan B nhằm bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh viêm gan B truyền qua máu. Viêm gan B là căn bệnh gây xơ gan, một tình trạng trong đó mô sẹo thay thế mô khỏe dẫn đến suy gan và ung thư gan. Siêu vi viêm gan loại B lây truyền qua máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể. Tại Mỹ có 1,25 triệu người bị bệnh viêm gan b mãn tính. 36%  những người này bị nhiễm bệnh ngay từ khi còn nhỏ. Có tới 25% người nhiễm bệnh ở độ tuổi sơ sinh đã chết khi trưởng thành vì vậy việc tiêm phòng vắc xin đặc biệt quan trọng.

Chủng ngừa vắc xin viêm gan B cho trẻ ngay trong vòng 24 giờ sau khi sinh

2. Vắc xin bạch hầu, ho gà và uốn ván (DTaP)

Nhóm dùng chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (cả trai lẫn gái), nhưng cũng được đề xuất dùng cho mọi đối tượng

Độ tuổi tiêm mũi đầu tiên: 2 tháng tuổi.

Số liều: 5.

Thời gian các mũi tiêm: 2 tháng tuổi; 4 tháng; 6 tháng; từ 15 đến 18 tháng tuổi; từ 4 đến 6 tuổi.

Lưu ý đặc biệt: DPT là vắc xin kết hợp chống lại ba bệnh truyền nhiễm ở người là bạch hầu, ho gà và uốn ván. Các thành phần vắc xin bao gồm bạch hầu độc tố uốn ván và giết chết toàn bộ tế bào của vi khuẩn gây ho gà. Ho gà là căn bệnh rất dễ lây lan, gây ho kéo dài từ hai tuần trở lên, kèm theo nôn mửa. Ho gà nguy hiểm nhất ở trẻ sơ sinh và có thể dẫn đến viêm phổi, tổn thương não, co giật và tử vong. 

Việc chủng ngừa DTaP có hiệu quả từ 80 - 89% thời gian nên có thể hiểu ngay cả khi một người được chủng ngừa, vẫn có thể bị nhiễm bệnh ho gà. DTaP cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể chống bệnh bạch hầu và uốn ván. Bệnh bạch hầu xuất hiện khi cổ họng trong một lớp phủ dày và dẫn đến tê liệt, suy tim, và các vấn đề hô hấp. Uốn ván là nguyên nhân gây co thắt cơ bắp, đặc biệt là đầu và cổ, vì vậy nó được gọi là thủ phạm gây khít hàm”. 

Việc chủng ngừa vắc xin sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, nên tiêm phòng theo khuyến cáo nói trên, hoặc từ năm 11 tuổi trở ra, sau đó cứ 10 năm tiêm  một mũi tiếp.

3. Vắc xin haemophilus influenzae type B (Hib)

Nhóm dùng chính: Trẻ sơ sinh (cả trai lẫn gái), nhưng cũng được đề xuất dùng cho mọi người.

Độ tuổi tiêm mũi đầu tiên: 2 tháng tuổi.

Số lượng liều: 3 hoặc 4 (tùy thuộc vào vắc xin được sử dụng).

Thời gian các mũi tiêm: 2 tháng tuổi; 4 tháng; 6 tháng; từ 12 đến 15 tháng tuổi.

Lưu ý đặc biệt: Haemophilus influenzae type B (Hib), hay còn gọi là vắc xin Hib, được sử dụng ngăn ngừa bệnh Haemophilus influenzae týp b (Hib). Có thể dùng riêng(chỉ có Hib) hoặc kết hợp với các loại vắc xin khác. Vi khuẩn Hib lây lan qua không khí và khi nhiễm HIb có thể gây viêm màng não (nhiễm trùng dịch và niêm mạc não và tủy sống); viêm thanh quản và viêm phổi.

4. Vắc xin cộng hợp phế cầu khuẩn (PCV13)

Nhóm dùng chính: Trẻ sơ sinh (cả trai lẫn gái), cũng được đề xuất dùng cho mọi người; nhóm người lớn từ 65 tuổi trở lên dùng một liều khuyến cáo duy nhất.

Độ tuổi tiêm mũi đầu tiên: 2 tháng tuổi.

Số lượng liều: 4.

Thời gian các mũi tiêm: 2 tháng; 4 tháng; 6 tháng tuổi; từ 12 đến 15 tháng tuổi.

Lưu ý đặc biệt: PCV13 bảo vệ cơ thể chống lại bệnh phế cầu khuẩn. Ở trẻ nhỏ, bệnh phế cầu khuẩn có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng máu phế cầu khuẩn. Còn ở người cao tuổi có thể gây viêm phổi. Cụ thể hơn, vắc xin PCV13 có thể bảo vệ chống lại 13 loại vi khuẩn phế cầu khuẩn. Nếu trẻ chưa được chủng ngừa PCV13 có thể bị viêm màng não do phế cầu khuẩn (gây tử vong cho khoảng 10% trẻ mắc bệnh), vì vậy chủng ngừa theo khuyến cáo là rất quan trọng. Viêm màng não phế cầu khuẩn cũng có thể gây mù và điếc. Mặc dù mọi người có thể mắc bệnh phế cầu khuẩn, nhưng trẻ dưới hai tuổi, người trên 65 tuổi, người hút thuốc và những người có sức khỏe yếu là nhóm có rủi ro cao nhất. Do kháng thuốc nên kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh phế cầu khuẩn ít hiệu quả hơn, do vậy tiêm chủng lại càng quan trọng hơn.

5. Vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV)

Nhóm dùng chính: Trẻ sơ sinh (cả trai lẫn gái), cũng được đề xuất dùng cho mọi người.

Độ tuổi dùng liều đầu tiên: 2 tháng tuổi.

Số lượng liều: 4.

Thời gian các mũi tiêm: 2 tháng; 4 tháng; từ 6 - 18 tháng tuổi; từ 4 - 6 tuổi.

Đường dùng: Tại Mỹ vắcxin này chuyển sang tiêm từ năm 2000 còn ở các nước khác uống qua đường miệng.

Lưu ý đặc biệt: Đại đa số những người bị nhiễm bệnh bại liệt không hề có triệu chứng. Dưới 2% số người bị bại liệt, hoặc nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến liệt vĩnh viễn. Tại Mỹ trong nhiều thập kỷ trở lại đây không có người bị bại liệt nhưng CDC vẫn khuyến khích tất cả trẻ em cần được chủng ngừa IPV để phòng tránh nguy cơ bùng phát bệnh bại liệt lây lan từ các vùng có dịch.

6. Vắc xin ngừa Rotavirus

Nhóm dùng chính: Trẻ sơ sinh (cả trai lẫn gái), cũng được đề xuất dùng cho tất cả mọi người.

Độ tuổi dùng liều đầu tiên: 2 tháng tuổi.

Số lượng liều: 2 hoặc 3 tùy thuộc vào thực tế.

Thời gian (cho trường hơp 3 liều): 2 tháng; 4 tháng; 6 tháng tuổi

Đường dùng: Đường miệng.

Lưu ý đặc biệt: Vắc xin ngừa Rotavirus giúp bảo vệ cơ thể chống lại rotavirus, thủ phạm gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Hiện có hai loại vắc xin rotavirus khác nhau đã được bảo chế nhằm cải thiện tình trạng vệ sinh nhưng  không loại bỏ hoàn toàn được căn bệnh này. Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em trên toàn thế giới, riêng tại Mỹ có từ 2 - 3 triệu ca mắc bệnh, 60.000 ca nhập viện và tỉ lệ tử vong từ 20 - 60 ca.

7. Vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella (MMR)

Nhóm dùng chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (cả trai lẫn gái), nhưng cũng được đề xuất dùng cho tất cả mọi người.

Độ tuổi dùng liều đầu tiên: 12 tháng tuổi.

Số lượng liều: 2.

Thời gian: 12 tháng; 15 tháng tuổi; từ 4 - 6 tuổi.

Đường dùng: Tiêm.

Lưu ý đặc biệt: MMR là một loại vắc xin kết hợp, cung cấp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella. Bệnh sởi thường có liên quan đến những thay đổi về da (xuất hiện đốm Koplik) và phát ban. Sởi còn gây bệnh cho não, hoặc tổn thương não. Quai bị gây viêm cực kỳ đau đớn của tuyến nước bọt, gây viêm tuyến tụy và tinh hoàn cũng như tổn thương não và tử vong. Rubella gây ra các hạch bạch huyết, phát ban da và đau khớp. 

Ngoài ra, nó có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh. Liều MMR đầu tiên chỉ phát huy tác dụng bảo vệ khoảng 95%, vì vậy cần phải tiêm liều thứ hai. Gần đây, tại Mỹ đã có những đợt bùng phát bệnh sởi ở những người không được chủng ngừa, như ở Disneyland chẳng hạn.

Vắc xin MMR và mũi đầu nên tiêm khi trẻ được 12 tháng tuổi.

8. Vắc xin phòng thủy đậu Varicella

Nhóm dùng chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (cả trai lẫn gái), nhưng cũng được đề xuất dùng cho tất cả mọi người.

Độ tuổi dùng liều đầu tiên: 12 tháng tuổi.

Số liều: 2.

Thời gian: 12 - 15 tháng tuổi; từ 4 - 6 tuổi.

Đường dùng: Tiêm.

Lưu ý đặc biệt: Vi-rút varicella-zoster (VZV) là thủ phạm gây bệnh thủy đậu (và bệnh zona ở người lớn). Căn bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan. Trung bình cứ 1.000 trường hợp nhiễm VZV thì có 5 phải nhập viện. Hầu hết các ca nhập viện đều ở độ tuổi 1 - 4, đây chính là lý do chủng ngừa vắc xin Varicella cho trẻ em là rất quan trọng. Ngoài nhiễm trùng da, VZV còn có thể gây bệnh viêm phổi. Chủng ngừa varicella-zoster cũng có thể được thực hiện cho nhóm người sau khi tiếp xúc với siêu vi khuẩn VZV để giảm thiểu nhiễm trùng. Lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin varicella là chi ra 1 USD thì tiết kiệm được ít nhất 5 USD.

9. Vắc xin phòng viêm gan A (HepA)

Nhóm dùng chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (cả trai lẫn gái), nhưng cũng được đề xuất dùng cho tất cả mọi người.

Độ tuổi dùng liều đầu tiên: 12 tháng tuổi.

Số liều: 2.

Thời gian: Theo CDC, hai liều HepA dùng ở độ tuổi từ 12 - 23 tháng; thời gian tiêm 2 liều tách xa nhau 6 - 18 tháng.

Đường dùng: Tiêm.

Lưu ý đặc biệt: Viêm gan A gây bệnh gan cấp tính (ngắn hạn). Nó lây lan qua đường thực phẩm, nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém. Mặc dù hiếm khi tử vong, nhưng viêm gan A có thể gây ra dịch, đe dọa cộng đồng. Theo đó, một người bị nhiễm nếu không được điều trị tiếp xúc với cộng đồng có thể phát bệnh cho cả xã hội như dịch xảy ra tại Thượng Hải, Trung Quốc năm 1988, khiến 300.000 người bị viêm gan A. Vì lý do này, việc chủng ngừa viêm gan A và duy trì an toàn thực phẩm sẽ có tác dụng hạn chế bệnh tốt nhất.

10. Vắc xin phòng cúm

Nhóm dùng chính: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi cả nam lẫn nữ.

Độ tuổi dùng liều đầu tiên: 6 tháng tuổi.

Số liều: 1 hoặc 2 (tùy theo độ tuổi).

Thời gian: Từ 6 tháng đến 9 năm tuổi (1 hoặc 2 liều); trên 9 tuổi tiêm hàng năm.

Đường dùng: Tiêm.

Lưu ý đặc biệt: Vắc xin phòng cúm bảo vệ con người trước nguy cơ cúm mùa. Đối với mọi người, cúm mùa thường gây khó chịu, phiền toái nhưng cũng có trường hợp gây tử vong. Theo CDC, hàng triệu người bị cúm mỗi năm, hàng trăm ngàn người phải nhập viện và hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn người chết do các nguyên nhân liên quan đến cúm. 

Ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể bị bệnh nặng vì cúm và lây lan sang người khác. Do vậy, việc chủng ngừa là rất quan trọng, không chỉ cho chính bản thân, cho gia đình mà còn mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội, nhất là nhóm người có nguy cơ cao, như người già hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.

(Theo VHC-9/2018)

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...